A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Dịch vụ công trực tuyến (Phần 2)

Tiếp nối chuyên đề "Dịch vụ công trực tuyến", Chuyên đề tuần này tiếp tục điểm lại các số liệu nổi bật về dịch vụ công trực tuyến và từ đó nhìn nhận sự thay đổi sau khi các bộ, ngành, địa phương sau khi thực hiện văn bản số 1832/BTTTT-THH ngày 16/5/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ cao luôn là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu trong phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số. Cung cấp DVCTT sẽ giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả, công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan nhà nước, nhưng quan trọng hơn là phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn, giúp giảm thời gian, chi phí khi thực hiện các thủ tục hành chính.

Việc cung cấp DVCTT của các cơ quan nhà nước thời gian qua đã được đẩy mạnh hơn bao giờ hết và đạt nhiều kết quả quan trọng. Đến nay, tất cả các bộ, ngành, địa phương đã có Cổng dịch vụ công để cung cấp DVCTT, trên 97,3% dịch vụ công đủ điều kiện đã được cung cấp dưới hình thức DVCTT mức độ 4.

Vấn đề lớn nhất hiện nay là hiệu quả cung cấp DVCTT chưa cao. Mục tiêu đặt ra trong Kế hoạch hoạt động năm 2022 của Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số là 80% DVCTT phát sinh hồ sơ, 50% hồ sơ được xử lý trực tuyến, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo sát sao, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có những đôn đốc, hướng dẫn, hỗ trợ, Báo cáo chuyên đề Tuần 10, Tuần 18 đã đề cập đến chủ đề DVCTT và đề xuất các giải pháp thúc đẩy; tuy nhiên, đến hết tháng 5/2022, tính trung bình trên cả nước, tỷ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ mới đạt khoảng 30%, tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến mới đạt khoảng 32%; nếu không có những giải pháp căn cơ, quyết liệt, mục tiêu đặt ra rất khó đạt được.

Để cung cấp thông tin, DVCTT hiệu quả, cơ quan nhà nước phải xuất phát từ nhu cầu, lợi ích, trải nghiệm của người dân. Người dân chỉ sử dụng DVCTT khi được tiếp cận dịch vụ dễ dàng, khi có kỹ năng, thiết bị, có động lực sử dụng. Trong thời gian tới, cơ quan nhà nước cần thực hiện ngay các nội dung:

  1. Rà soát các thủ tục hành chính và các điều kiện bảo đảm để cung cấp trực tuyến mức độ 4 các thủ tục hành chính đủ điều kiện, tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia;

  2. Giao rõ trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị thực hiện các chỉ tiêu nâng cao hiệu quả cung cấp DVCTT, như là tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến;

  3. Tạo điều kiện thuận lợi tối đa để người dân dễ dàng truy cập, sử dụng DVCTT, như là kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước để giảm thiểu giấy tờ, người dân chỉ phải cung cấp dữ liệu một lần khi thực hiện DVCTT;

  4. Có các chính sách để thực sự khuyến khích, tạo động lực cho người dân sử dụng DVCTT;

  5. Nâng cao nhận thức, kỹ năng số cho người dân, để người dân chủ động, tích cực sử dụng DVCTT.

Ngoài các số liệu báo cáo thống kê để đánh giá, nhìn nhận về quá trình triển khai đến ngày 31/5, báo cáo chuyên đề chia sẻ về kinh nghiệm triển khai dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉnh Thừa Thiên - Huế và kinh nghiệm phát triển chính phủ số của Singapore.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: