A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Chính sách quản trị và bản địa hóa dữ liệu - Kinh nghiệm của Ấn Độ và Đề xuất đối với Việt Nam

Ấn Độ là một quốc gia Đông Á có dân số đông thứ 2 trên thế giới chỉ xếp sau Trung Quốc. Nếu như Trung Quốc đã tạo dựng những chính sách để quản trị và tạo ra dữ liệu cho riêng người dân mình thì Ấn Độ cũng vậy. Dữ liệu được sinh ra ở Ấn Độ phải thuộc về người dân Ấn Độ.

 

Khi nền kinh tế số phát triển, các quốc gia quan ngại 04 vấn đề về luồng dữ liệu:

  • Dữ liệu lưu trữ trên máy chủ nước ngoài cản trở truy cập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  • Thiệt hại kinh tế do các doanh nghiệp nước ngoài khai thác dữ liệu bản địa.

  • Giám sát của nước ngoài thông qua luồng dữ liệu;

  • Lạm dụng dữ liệu cá nhân vi phạm quyền riêng tư.

Những rủi ro này khiến nhiều quốc gia có chính sách quản trị và bản địa hóa dữ liệu. Ấn Độ cũng vậy, họ xây dựng những Chính sách chuyển đổi quốc gia qua dữ liệu. Nhiều nỗ lực để tạo dựng chính sách từ năm 2019 trong đó điển hình như những tuyên bố của thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi như: "Máy chủ chỉ nên ở Ấn Độ, Cần giảm thiểu sự phụ thuộc vào nước ngoài...", "Dữ liệu liệu đã được dân chủ hóa".

Song song với những chính sách này là sự quyết tâm bản địa hóa dữ liệu và quy định bảo vệ dữ liệu toàn diện bởi nếu không áp đặt các hạn chế đối với việc chuyển dữ liệu xuyên biên giới thì sẽ tạo ra hạn chế trong sáng tạo các sản phẩm số có giá trị cao trong nước.

Báo cáo tuần này sẽ đi vào cụ thể các đề xuất quản trị dữ liệu toàn diện như: Dự Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân năm 2019, Đề xuất Khung quản trị dữ liệu phi cá nhân và từ đây đề xuất cho Việt Nam các chính sách quản trị dữ liệu.

Nguồn: Chuyển đổi số - TĐ


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: