A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Chuyển đổi số 100% các trường từ mầm non đến PTTH trong công tác quản lý dạy và học lên nền tảng công nghệ số

Mục đích, vấn đề cần giải quyết

Nghị quyết số 49-NQ/TU ngày 28/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đề ra chỉ tiêu đến năm 2025 có 100% các trường học sử dụng nền tảng số trong công tác giảng dạy và hoạt động quản lý. Từ đó, Sở Thông tin và Truyền thông đã chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho UBND tỉnh triển khai nền tảng số trong công tác quản lý dạy và hoạt động quản lý, lựa chọn sản phẩm của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) triển khai trên địa bàn toàn tỉnh.

vnEdu, SMAS là nền tảng số ứng dụng công tác quản lý dạy và hoạt động quản lý trong các nhà trường, ứng dụng này được xây dựng trên nền tảng app store và web, công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing), truy cập bằng website, cho phép quản lý dữ liệu tập trung, xử lý linh hoạt, đáp ứng nhu cầu kết nối liên thông, đồng bộ dữ liệu các trường, các cấp. Số hóa toàn diện công tác quản lý, điều hành trong giáo dục, kết nối gia đình, nhà trường và xã hội, giúp nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học.

Hệ thống đáp ứng được các nghiệp vụ quản lý sau:
        + Quản lý hồ sơ giáo viên.
        + Quản lý công tác giảng dạy của giáo viên (sổ gọi tên và ghi điểm điện tử).
        + Quản lý hồ sơ học sinh (có học bạ điện tử).
        + Quản lý quá trình học tập và rèn luyện của học sinh (có sổ LLĐT).
        + Quản lý thi: Quản lý các kỳ thi do nhà trường tổ chức cho học sinh.
        - Có thể liên thông với CSDL ngành.

Có dịch vụ tra cứu để phụ huynh có thể kiểm tra kết quả học tập của con em mình, kiểm tra thời khóa biểu, kiểm tra vắng mặt điểm danh của con em mình qua tin nhắn SMS.

Tỉnh Lạng Sơn có khoảng 20.000 giáo viên các cấp và 204.551 học sinh từ mầm non cho đến tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Từ năm 2011 đến tháng 9/2021 nền tảng số quản lý dạy và học đã được Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai đến 374/675 trường (chiếm 55,5%), còn 301 trường chưa triển khai (chiếm 44,5%). Nền tảng SMAS triển khai được 241 trường, nền tảng vnEdu triển khai được 133 trường, với 05 modul chính (quản lý hồ sơ giáo viên; quản công tác giảng dạy của giáo viên; quản lý hồ sơ học sinh; quản lý quá trình học tập và rèn luyện của học sinh; quản lý thi). Nền tảng số quản lý dạy và học hoạt động cơ bản ổn định, hiệu quả, đáp ứng nhu quản lý dạy và học cũng như công tác chỉ đạo điều hành của ngành Giáo dục và Đào tạo, tuy nhiên qua rà soát cần bổ sung thêm một số chức năng để quản lý và điều hành hoàn toàn trên môi trường số, loại bỏ hoàn toàn sổ sách trên giấy và triển khai đến 100% các trường học trên địa bàn tỉnh (675/675 trường).

Cách làm, hiệu quả mang lại

Trong một tháng triển khai tập huấn trực tuyến, nhập dữ liệu và khai thác sử dụng cho 301 trường; 374 trường đã triển khai trước đó được tập huấn lại, có 675/675 trường trên địa bàn tỉnh ứng dụng nền tảng số quản lý dạy và học (đạt 100%).

Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn sử dụng thành thạo cho 675 tổ công nghệ trường học (mỗi trường có 01 tổ công nghệ, ít nhất 05 thành viên, trong đó có 01 cán bộ CNTT và 01 Lãnh đạo nhà trường) để các trường có tổ công nghệ sẵn sàng đào tạo, đào tạo lại cho giáo viên sử dụng và duy trì hoạt động của nền tảng số. Thiết lập nhóm zalo gồm thành viên của 675 tổ công nghệ trường học trường để tương tác, trao đổi, hướng dẫn, hỗ trợ trong quá trình sử dụng.

Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị Ban Cơ yếu Chính phủ cấp chữ ký số miễn phí cho 100% giáo viên để thực hiện ký số điện tử cho sổ điểm, sổ đầu bài, học bạ, sổ đăng bộ…., loại bỏ hoàn toàn sổ sách trên giấy theo cách làm truyền thống, như vậy triển khai cấp chữ ký số cá nhân cho 100% giáo viên (khoảng 20.000 người) để ký số tạo ra học bạ điện tử và bảng điểm điện tử. Việc sử dụng nền tảng số dùng chung và chữ ký số trong 05 năm tiết kiệm được 130 tỷ đồng ngân sách. Hoàn thành chỉ tiêu 100% các trường học sử dụng nền tảng số, công nghệ số trong công tác quản lý dạy và học trước 4 năm so với chỉ tiêu Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Ông Hoàng Quốc Tuấn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn cho biết, Lạng Sơn là tỉnh đầu tiên trên toàn tuốc hoàn hành đưa toàn bộ hoạt động quản lý dạy, học của 675/675 trường từ mầm non đến đến trung học phổ thông, có khoảng 20.000 giáo viên, 204.551 học sinh, hơn 8.000 lớp lên một nền tảng số. Lạng Sơn là tỉnh duy nhất trang bị cho mỗi giáo viên một chữ ký số để ký bảng điểm điện tử, học bạn điện tử.

 

Bài học rút ra

Sự quan tâm vào cuộc quyết liệt với cách làm mới, sáng tạo của người đứng đầu ngành Thông tin và Truyền thông, ngành Giáo dục và Đào tạo.

100% các trường học trên địa bàn tỉnh sử dụng một nền tảng số duy nhất trong công tác quản lý dạy và hoạt động quản lý trong các nhà trường.

Thành lập được 675 tổ công nghệ trong các nhà trường, mỗi trường có 01 tổ công nghệ để tiếp nhận đào tạo, tập huấn triển khai các ứng dụng nền tảng ứng dụng hiện tại và các nền tảng số sau này.

Nguồn: t63.mic.gov.vn - TĐ


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: