A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Nhiều mô hình sáng tạo về phổ biến giáo dục pháp luật trong thanh thiếu niên

T.Ư Đoàn cho biết, nhiều mô hình sáng tạo về phổ biến, giáo dục pháp luật trong thanh thiếu niên đã được triển khai hiệu quả. 

alt

T.Ư Đoàn cho biết, nhiều mô hình sáng tạo về phổ biến, giáo dục pháp luật trong thanh thiếu niên đã được triển khai hiệu quả. 

Sáng 29.10, đoàn kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong thanh thiếu niên của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật T.Ư đã có buổi làm việc với T.Ư Đoàn.

Trưởng đoàn kiểm tra là bà Lê Thị Kim Thanh, Phó chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, Ủy viên Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật T.Ư; đại diện BCH T.Ư Đoàn, Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Ngọc Lương, đã chủ trì buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, T.Ư Đoàn cho biết, năm 2018, việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên đã được triển khai bằng các mô hình, trong đó có nhiều mô hình tiêu biểu, đạt hiệu quả cao như: mô hình tư vấn pháp luật giúp pháp lý cho thanh thiếu niên; mô hình câu lạc bộ tuổi trẻ với pháp luật; mô hình Đội tuyên tuyền thanh niên về pháp luật...

alt

Đặc biệt, mô hình 1 - 1 - 1 và Đội thanh niên tình nguyện “Thắp sáng niềm tin” đã trở thành địa chỉ tin cậy của không chỉ đối tượng thanh niên nghiện may túy, chậm tiến mà còn mở rộng thêm các đối tượng cảm hóa như thanh niên bỏ học, thanh niên hoàn lương, thanh niên nhiễm HIV/AIDS...

Theo anh Nguyễn Kim Quy, Phó chủ tịch Hội LHTN Việt Nam, mô hình 1 - 1 - 1 và các đội thanh niên tình nguyện "Thắp sáng niềm tin" tại các xã, phường thị trấn đã được thành lập nhằm đạt mục tiêu mỗi năm Đoàn Thanh niên và lực lượng công an tại địa phương giúp đỡ, cảm hóa ít nhất 1 thanh, thiếu niên nghiện ma túy cai nghiện hiệu quả...

Đánh giá về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của Đoàn Thanh niên, các thành viên đoàn kiểm tra cho rằng, công tác này đã được triển khai phong phú đa dạng, mô hình hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng; nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật tạo hiệu ứng và tìm hiểu pháp luật chủ động.

“T.Ư Đoàn làm nhiều việc đạt được kết quả đáng khích lệ, nhiều chương trình làm tốt, triển khai được nhiều mô hình tiêu biểu hiệu quả, nhiều mô hình đặc sắc mà nhiều cơ quan ban ngành cần học hỏi”, bà Kim Thanh nói.

Nên có kinh phí riêng

Bà Kim Thanh và các thành viên đoàn kiểm tra cũng chỉ ra một số hạn chế trong công tác giáo dục, phổ biến pháp luật của Đoàn Thanh niên như: các hoạt động mới chỉ lồng ghép, việc ban hành chỉ đạo văn bản hướng dẫn từ T.Ư đến địa phương chưa thông suốt nên khó khăn khi triển khai...

Ghi nhận các ý kiến đóng góp, Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Ngọc Lương cho biết, thời gian tới, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ đa dạng hóa về tuyên truyền, trong đó sử dụng nhiều kênh như: báo chí, sân khấu hóa, mạng xã hội... Đồng thời, sẽ tăng cường xã hội hóa các hoạt động để có kinh phí triển khai; kiểm tra giám sát, góp ý hoàn thiện chính sách pháp luật có liên quan...

Tuy nhiên, anh Lương cho biết, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn gặp khó khăn do kinh phí hầu như không có. Vì vậy T.Ư Đoàn kiến nghị nên có kinh phí riêng dành cho tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật để tất cả các bộ, ban ngành, địa phương quan tâm thực hiện.

Theo anh Lương, công tác tuyên truyền cần tập trung nhiều hơn vào những cố gắng của cơ quan nhà nước và sự thực thi nghiêm minh của pháp luật đối với các hành vi vi phạm. Hiện việc xử lý các đối tượng chưa được tuyên truyền sâu rộng, nên hiệu quả chưa cao.

Đồng tình với các kiến nghị của T.Ư Đoàn, bà Kim Thanh cho biết sẽ ghi nhận và báo cáo với Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật T.Ư để có giải pháp thực hiện trong thời gian tới. 

Nguồn: thanhnien.vn - VS


Nguồn: www.tuoitrekontum.org.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: