• :
  • :
Báo công dâng Bác trước thềm Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX Hội nghị phổ biến, quán triệt, tuyên truyền các Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy gắn với Nghị quyết Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum, nhiệm kỳ 2024-2029 Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực giám sát đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 Tổ chức giải Pickleball chào mừng 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam "Em nuôi của Đoàn" - Chắp cánh những ước mơ Tiếp tục chuỗi các hoạt động tình nguyện mùa đông năm 2024 và xuân tình nguyện năm 2025 Kon Rẫy: Hội nghị tổng kết công tác Đoàn, Hội và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 Tuổi trẻ 05 lực lượng tổ chức các hoạt động nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân Ấm áp chương trình Tình nguyện mùa đông năm 2024 Tình nguyện mùa đông năm 2024 Cuộc thi Tìm hiểu 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân; 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam Thắt chặt tình hữu nghị giữa Tuổi trẻ Kon Tum – Sê Kông (Lào)
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Giới thiệu Thông tư số 09/2023/TT-BGDĐT ban hành Quy định việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số

Ngày 18/4/2023, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 09/2023/TT-BGDĐT ban hành Quy định việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số. 

Thông tư số 09/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 03 tháng 6 năm 2023.

Theo đó, Quy định việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số (Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2023/TT-BGDĐT ngày 18/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) có một số nội dung đáng lưu ý như sau:

- Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng (Điều 1)

1. Văn bản này quy định việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số.

2. Quy định này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên và các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thực hiện nhiệm vụ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số); các Sở Giáo dục và Đào tạo, các tổ chức và cá nhân có liên quan.

- Nguyên tắc thực hiện (Điều 2)

1. Thực hiện đúng đối tượng, đúng thẩm quyền.

2. Quản lý thống nhất và theo các quy định về phân cấp quản lý.

3. Tuân thủ các quy định chung về đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá, cấp chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân và các chính sách hiện hành về dạy và học tiếng dân tộc thiểu số đối với giảng viên, giáo viên, học viên.

4. Đảm bảo chất lượng, hiệu quả, phù hợp với điều kiện và tính đặc thù ở mỗi vùng miền.

- Điều kiện đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số (Điều 3)

1. Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Đội ngũ giảng viên có trình độ đại học trở lên thuộc nhóm ngành ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam đồng thời có hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa dân tộc thiểu số phù hợp với chương trình dự kiến tổ chức đào tạo, bồi dưỡng;

b) Chương trình chi tiết và tài liệu đào tạo, bồi dưỡng được xây dựng theo Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Cơ sở vật chất, thư viện, phòng học, phòng chức năng, phòng thực hành và các thiết bị khác đáp ứng yêu cầu chương trình đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số;

d) Có đề án tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.

2. Đối với trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Đội ngũ giáo viên có trình độ cao đẳng trở lên; có chứng chỉ đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số hoặc có hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa dân tộc thiểu số phù hợp với chương trình dự kiến bồi dưỡng;

b) Chương trình chi tiết và tài liệu bồi dưỡng được xây dựng theo Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được cơ quan có thẩm quyền ban hành;

c) Cơ sở vật chất, thiết bị, phòng học đáp ứng yêu cầu chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số;

d) Có đề án tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số./.

Nguồn: Thư viện pháp luật - ĐT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: