A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Giới thiệu Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022

Luật số 14/2022/QH15 về Phòng, chống rửa tiền năm 2022 được kết cấu gồm 4 Chương 66 Điều, giảm 1 Chương và tăng 16 Điều so với Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2021, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2023.

Luật có một số điểm mới như:

1. Làm rõ hơn quy định đối tượng báo cáo khi thiết lập quan hệ với ngân hàng đối tác

Về minh bạch thông tin của pháp nhân, thỏa thuận pháp lý, tổ chức phi lợi nhuận, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 kế thừa và quy định cụ thể hơn một số yêu cầu thu thập, cập nhật, lưu trữ, thông tin của đối tượng báo cáo, cá nhân, tổ chức có liên quan; quy định trách nhiệm cung cấp các thông tin này cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Về quan hệ ngân hàng đại lý, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 sửa đổi, làm rõ hơn quy định đối tượng báo cáo khi thiết lập quan hệ với ngân hàng đối tác để cung cấp dịch vụ ngân hàng, thanh toán và các dịch vụ khác cho ngân hàng đối tác phải thu nhập thông tin về ngân hàng đối tác, đánh giá việc thực hiện các biện pháp về phòng, chống rửa tiền, hiểu rõ về trách nhiệm phòng, chống rửa tiền của ngân hàng đối tác trong quan hệ đại lý.

Về giám sát một số giao dịch đặc biệt, kế thừa quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 về các giao dịch đặc biệt mà đối tượng báo cáo phải giám sát, đồng thời, bổ sung quy định đối tượng báo cáo phải áp dụng các biện pháp tăng cường; kiểm tra thông tin và mục đích của giao dịch, trường hợp có nghi ngờ, phải xem xét báo cáo giao dịch đáng ngờ và có thể từ chối giao dịch đó.2. Sửa đổi một số dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ

Về trách nhiệm xây dựng quy định nội bộ và báo cáo, cung cấp, lưu trữ thông tin, hồ sơ về phòng, chống rửa tiền, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 làm rõ hơn yêu cầu về quy định nội bộ của các đối tượng báo cáo; giảm bớt yêu cầu về quy định nội bộ cho đối tượng báo cáo là cá nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ.

Luật sửa đổi một số dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ; bổ sung dấu hiệu đáng ngờ đối với hoạt động trung gian thanh toán; sửa đổi quy định về thời hạn báo cáo, khắc phục những vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Quy định cụ thể về lưu trữ, bảo mật thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo, phù hợp với pháp luật hiện hành và thực tiễn hoạt đông của đối tượng báo cáo.

3. Quy định cụ thể hơn về việc trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin phòng, chống rửa tiền.

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể hơn về việc trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền trong nước, cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.

Về áp dụng các biện pháp tạm thời, Luật quy định rõ hơn các trường hợp thực hiện trì hoãn giao dịch; luật hóa quy định về việc miễn trách nhiệm của đối tượng báo cáo tại Nghị định 116/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung), bổ sung quy định về thời điểm thực hiện biện pháp trì hoãn giao dịch đảm bảo tính kịp thời, phù hợp Khuyến nghị của tổ chức quốc tế.

Luật cũng bổ sung trách nhiệm của bộ, ngành trong việc thực hiện đánh giá, cập nhật rủi ro quốc gia về rửa tiền; sửa đổi trách nhiệm cụ thể một số bộ, ngành, bảo đảm phù hợp với chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành và tính thống nhất với quy định pháp luật liên quan.

Đính kèm Luật Phòng, chống rửa tiền số 14/2022/QH15

Nguồn: Báo pháp luật - ĐT


Tập tin đính kèm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: