• :
  • :
Nữ Hiệu trưởng dùng đồng lương ít ỏi để mua đồ dùng học tập, xin quần áo cho học sinh nghèo Cùng nhau làm việc chưa từng có, cả trăm người dân nhìn đường lo lấp ló mà vui Giới thiệu Nghị định số 15/2023/NĐ-CP quy định về thí điểm thưởng hợp đồng đối với gói thầu xây lắp thuộc các dự án giao thông trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Đoàn viên thanh niên và thiếu niên nhi đồng huyện Ngọc Hồi hưởng ứng Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam năm 2024 Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho đoàn viên tại các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2024 Công an giúp dân tìm lại gần 1,2 tỷ đồng vứt nhầm trong thùng rác Nâng cao cảnh giác trước hành vi lợi dụng việc tổ chức “Học kỳ trong Quân đội” để lừa đảo trên địa bàn tỉnh Kon Tum Người lính biên phòng giúp dân vùng biên đuổi nghèo Giới thiệu Thông tư số 03/2023/TT-NHNN quy định ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN Hơn 200 cán bộ chiến sĩ công an Hà Tỉnh hiến máu tình nguyện CSGT nhặt được xấp tiền, trao trả cho người đánh rơi Giới thiệu Thông tư số 02/2023/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Tự hào ngành Tuyên giáo tỉnh

90 năm qua, ngành Tuyên giáo Kon Tum luôn đi cùng sự nghiệp cách mạng của Đảng bộ, bám sát, chủ động, kịp thời, toàn diện và phù hợp với thực tiễn và phát huy hiệu quả khi xây dựng, củng cố vững chắc niềm tin cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh; nỗ lực tham mưu giúp cấp ủy chỉ đạo, định hướng thực hiện tốt công tác tư tưởng, góp phần nâng cao ý thức, tinh thần tự tôn dân tộc, xác định rõ lập trường, quan điểm trong cán bộ, đảng viên, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, chung sức chung lòng, đoàn kết xây dựng Kon Tum ngày càng ổn định và phát triển.

Cách đây 90 năm, Ban Cổ động và Tuyên truyền của Đảng - tổ chức tiền thân của Ban Tuyên giáo Trung ương ngày nay đã ra đời. Cùng năm ấy, tại tỉnh Kon Tum, Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Kon Tum (Chi bộ binh) được thành lập vào cuối tháng 9/1930, rồi sau đó là sự thành lập bí mật của Chi bộ ngoài nhà lao, còn gọi là Chi bộ đường phố thị xã Kon Tum (đầu năm 1931). Hai Chi bộ tích cực hoạt động tuyên truyền đường lối cách mạng của Đảng trong binh lính và nhân dân thị xã Kon Tum. Mặc dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn (đến giữa năm 1931 bị thực dân Pháp khủng bố làm tan rã), sự ra đời và hoạt động của Chi bộ Đảng Cộng sản ở Kon Tum là kết quả của việc truyền bá tư tưởng cộng sản trong hoàn cảnh hết sức đặc thù và đã để lại dấu ấn sâu sắc về con đường đấu tranh cách mạng của Đảng trong các tầng lớp nhân dân Kon Tum.

Cuối tháng 6/1946, khi thực dân Pháp tái chiếm Kon Tum lần thứ 2, tình hình cách mạng ở Kon Tum gặp rất nhiều khó khăn, các tổ chức Đảng, chính quyền, cơ sở cách mạng vừa mới được gây dựng chưa đầy 1 năm đã bị tan rã. Các cán bộ, chiến sĩ Đội vũ trang tuyên truyền dưới sự chỉ đạo của Phân Ban quốc dân thiểu số miền Nam Trung bộ đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh, bằng sự nhiệt tình và khéo léo của mình đã tuyên truyền vận động giúp nhân dân sớm ổn định lại tư tưởng, an tâm sản xuất làm ăn, sinh hoạt; gây dựng, phát triển lại những cơ sở cách mạng; từng bước tạo dựng, mở rộng vùng căn cứ, làm bàn đạp thuận lợi cho việc phát triển phong trào cách mạng của tỉnh đi đến thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược năm 1954.

Từ tháng 8/1954, thi hành Hiệp định Giơnevơ, phần lớn cán bộ, bộ đội ta rút xuống đồng bằng, tập kết ra miền Bắc, bàn giao địa bàn cho đối phương quản lý. Đầu tháng 9/1954, địch tiếp quản tỉnh Kon Tum. Để chuẩn bị cho cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài của tỉnh nhà, Ban cán sự Đảng tỉnh đã phân công 130 cán bộ cốt cán của Đảng cùng với số cán bộ cơ sở tại chỗ trụ bám địa bàn hoạt động. Mặc dù có sự phân công trong Ban cán sự, song do ít người, công việc lại nhiều, vì vậy một cán bộ phải kiêm nhiều công việc. Các Đội công tác xây dựng cơ sở (còn gọi là Đội công tác phía trước) được thành lập bao quát cả công tác tuyên truyền, dân vận, xây dựng cơ sở cách mạng - là những người đi đầu, làm chuyển biến nhận thức, khơi dậy lòng yêu nước của đồng bào các dân tộc Kon Tum.

Đến tháng 5/1960, khi Ban Tuyên huấn Khu ủy V ra đời, Khu ủy V điều động đồng chí Phạm Trọng (Nhớ) về công tác chiến trường Kon Tum, bổ sung Ban Thường vụ Tỉnh ủy và được phân công phụ trách công tác huấn học và tuyên văn giáo. Cuối năm 1966, bộ phận huấn học và tuyên văn giáo sáp nhập thành Ban Tuyên huấn của Tỉnh ủy theo Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng nhằm thống nhất mặt trận công tác tư tưởng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy.

Thường trực Tỉnh ủy chúc mừng nhân kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống công tác Tuyên giáo của Đảng. Ảnh: TTS

 

Ban Tuyên huấn tỉnh gồm các tiểu ban: Tiểu ban Tuyên truyền - thông tin, Tiểu ban Huấn học, Tiểu ban Văn hóa- Văn nghệ, Tiểu ban Giáo dục, Trường Đảng tỉnh phụ trách mở các lớp chỉnh huấn, các lớp đào tạo lý luận trình độ sơ cấp cho cán bộ các huyện và Trường Bổ túc văn hóa, phổ cập kiến thức cho cán bộ các cơ quan. Trực thuộc Ban Tuyên huấn các huyện có Trường Đảng huyện và Trường bổ túc văn hóa huyện. Đến thời điểm năm 1973, bộ máy tổ chức ngành đã cơ bản kiện toàn từ tỉnh đến huyện, xã.

Những năm tháng ấy, lực lượng cán bộ ngành Tuyên huấn nói riêng và cán bộ làm công tác tuyên truyền nói chung đã nhanh nhạy và kịp thời đưa những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng đến với mỗi cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và nhân dân của tỉnh; động viên, cổ vũ nhân dân tăng gia sản xuất, ổn định đời sống, phục vụ tiền phương. Họ luôn đi sát trong những chiến dịch lớn, những trận đánh nhỏ để cổ vũ, động viên, khích lệ những đoàn quân xung trận. Chặng đường 21 năm trường kỳ gian khổ đấu tranh chống Mỹ cứu nước, đội ngũ cán bộ Tuyên huấn đã đóng góp tích cực, cùng với các ngành, các lực lượng quân, dân trong tỉnh đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ địch, góp phần giải phóng tỉnh Kon Tum, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Sau ngày giải phóng đất nước, hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai sáp nhập thành tỉnh Gia Lai - Kon Tum. Ngày 25/5/1977, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai - Kon Tum được thành lập. Đội ngũ cán bộ ngành Tuyên huấn đã tích cực tham mưu cho tỉnh chỉ đạo công tác tuyên truyền ổn định đời sống nhân dân, vận động nhân dân các dân tộc trong tỉnh tích cực tăng gia lao động sản xuất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh; đấu tranh chống bọn ngoan cố chống đối cách mạng, giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội.

Những năm 1976-1985, ngành Tuyên huấn (tuyên giáo) tỉnh đã tích cực trong công tác tham mưu quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong tỉnh, góp phần nâng cao nhận thức, xây dựng lập trường, quan điểm đúng đắn, góp phần cổ vũ, động viên phong trào toàn tỉnh tăng gia lao động sản xuất, định canh định cư, khai hoang xây dựng cánh đồng tạo ra những cơ sở vật chất ban đầu để ổn định đời sống… Những năm 1986-1991, ngành Tuyên giáo tỉnh đã tích cực tham mưu quán triệt, học tập chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng và tuyên truyền sâu rộng trong các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nâng cao bản lĩnh lập trường, đổi mới tư duy trong nhận thức và hành động; từng bước khắc phục, tháo gỡ những khó khăn, tạo đà cho sự chuyển biến mới, góp phần không nhỏ vào thành tựu chung của tỉnh.

Năm 1991, tỉnh Kon Tum được thành lập lại, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum được tái thành lập. Giai đoạn 1991-2020, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, thì tình hình trong nước, trong tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, các thế lực phản động, thù địch âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam. Ngành Tuyên giáo tỉnh đã nhạy bén nắm bắt tình hình, kịp thời tham mưu cho tỉnh chỉ đạo tổ chức quán triệt, học tập các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh... Đội ngũ cán bộ ngành Tuyên giáo tỉnh Kon Tum ngày càng được rèn luyện, trưởng thành, đổi mới trong công tác, tập trung hướng về cơ sở, kịp thời nắm bắt thông tin, tâm tư nguyện vọng và những kiến nghị của dân để tham mưu cấp ủy giải quyết vấn đề “điểm nóng” xảy ra ở cơ sở; tham mưu định hướng tuyên truyền chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch nhằm thành lập nhà nước “Đê ga” tự trị những năm 2001, 2004…

90 năm qua, ngành Tuyên giáo Kon Tum luôn đi cùng sự nghiệp cách mạng của Đảng bộ, bám sát, chủ động, kịp thời, toàn diện và phù hợp với thực tiễn và phát huy hiệu quả khi xây dựng, củng cố vững chắc niềm tin cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh; nỗ lực tham mưu giúp cấp ủy chỉ đạo, định hướng thực hiện tốt công tác tư tưởng, góp phần nâng cao ý thức, tinh thần tự tôn dân tộc, xác định rõ lập trường, quan điểm trong cán bộ, đảng viên, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, chung sức chung lòng, đoàn kết xây dựng Kon Tum ngày càng ổn định và phát triển.

Ngày nay, trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng; cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đòi hỏi những người làm công tác tuyên giáo giữ vững và phát huy những phẩm chất cao đẹp, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng; trung thực, có ý thức trách nhiệm cao và tinh thần làm việc sáng tạo; thường xuyên học tập để nâng cao trình độ trí tuệ, năng lực nghiệp vụ, bổ sung những kiến thức mới đáp ứng yêu cầu của thời kỳ cách mạng khoa học - công nghệ; có đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch, lành mạnh; bám sát cơ sở, tôn trọng và lắng nghe ý kiến nhân dân… Có như vậy mới đảm đương được nhiệm vụ mà Đảng, nhân dân giao phó.    

Nguồn Báo Kon Tum - TH


Nguồn: www.tuoitrekontum.org.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: