• :
  • :
Nữ Hiệu trưởng dùng đồng lương ít ỏi để mua đồ dùng học tập, xin quần áo cho học sinh nghèo Cùng nhau làm việc chưa từng có, cả trăm người dân nhìn đường lo lấp ló mà vui Giới thiệu Nghị định số 15/2023/NĐ-CP quy định về thí điểm thưởng hợp đồng đối với gói thầu xây lắp thuộc các dự án giao thông trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Đoàn viên thanh niên và thiếu niên nhi đồng huyện Ngọc Hồi hưởng ứng Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam năm 2024 Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho đoàn viên tại các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2024 Công an giúp dân tìm lại gần 1,2 tỷ đồng vứt nhầm trong thùng rác Nâng cao cảnh giác trước hành vi lợi dụng việc tổ chức “Học kỳ trong Quân đội” để lừa đảo trên địa bàn tỉnh Kon Tum Người lính biên phòng giúp dân vùng biên đuổi nghèo Giới thiệu Thông tư số 03/2023/TT-NHNN quy định ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN Hơn 200 cán bộ chiến sĩ công an Hà Tỉnh hiến máu tình nguyện CSGT nhặt được xấp tiền, trao trả cho người đánh rơi Giới thiệu Thông tư số 02/2023/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Bằng nhiều biện pháp cụ thể, đến nay về cơ bản Việt Nam đang kiểm soát tốt dịch bệnh

 “Bằng nhiều biện pháp cụ thể, đến nay về cơ bản Việt Nam đang kiểm soát tốt dịch bệnh” - Phó thủ tướng Vũ Đức Đam báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong cuộc họp sáng nay 23-3.

Các máy khử trùng toàn thân đã được đặt trước cửa ra vào Nhà Quốc hội để cán bộ, nhân viên và khách đến làm việc đi qua - Ảnh: LÊ KIÊN

 

Ngay tại đầu phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay (23-3), Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã báo cáo về công tác phòng chống dịch COVID-19 của Việt Nam.

"Phía trước vẫn còn rất nhiều khó khăn và không ít rủi ro, đòi hỏi công tác chống dịch phải tiếp tục được thực hiện đồng bộ, quyết liệt và phải có các giải pháp phù hợp với thực tiễn dịch bệnh đe dọa lây lan trong cộng đồng" - Phó thủ tướng nói.

Ông cho biết đến nay thế giới đã ghi nhận gần 246.000 trường hợp mắc COVID-19 và trên 10.000 trường hợp tử vong tại 180 quốc gia, vùng lãnh thổ. Các chuyên gia đánh giá nguyên nhân lây lan nhanh và tử vong nhiều ở một số nơi là do không khống chế được ngay từ đầu, tới khi có nhiều người mắc bệnh thì quá tải.

Việc xét nghiệm cho tất cả các đối tượng nghi lây nhiễm là thách thức với mọi quốc gia vì trong thời gian đầu không có kit thử, sau này có kit thử thì các nước đang phát triển không có đủ phòng thí nghiệm.

"Đặc biệt, do sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội nên tình trạng khủng hoảng tâm lý xã hội; khủng hoảng trang thiết bị, vật tư y tế liên quan đến chống dịch trong đó có khẩu trang, máy thở, kit thử… diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới" - ông Đam báo cáo.

Kiểm tra thân nhiệt tại một sân bay - Ảnh: NAM TRẦN

 

Vẫn theo người đứng đầu Ban Chỉ đạo phòng chống dịch của Chính phủ, đối với Việt Nam, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, ngay từ đầu Bộ Y tế đã xác định các mục tiêu, yêu cầu cụ thể là: Ngăn chặn, kiểm soát không để dịch lan rộng; Giảm tối đa ca tử vong do dịch bệnh; Không để lây nhiễm chéo trong quá trình điều trị người nhiễm bệnh; Không để tâm lý xã hội hoảng loạn hoặc lơ là chủ quan; Hài hòa giữa yêu cầu chống dịch với yêu cầu quan hệ đối ngoại và phát triển kinh tế xã hội.

Đặc biệt, Bộ Y tế đã chủ động phối hợp với các ngành để dự báo tình huống và xây dựng 5 kịch bản phòng chống theo các cấp độ, với tinh thần phải lường đến tình huống xấu hơn để tình huống đó không xấu đi; phải tính đến tình huống xấu nhất để tình huống đó không xảy ra.

Trong 5 cấp độ trong kịch bản, tình huống xấu nhất là dịch có thể lây lan trên diện rộng với trên 30.000 trường hợp mắc.

Việt Nam đã thành công trong giai đoạn đầu chống dịch, với 16 ca nhiễm có nguồn gốc từ Trung Quốc và Hàn Quốc đều đã được chữa khỏi (trong khi nhiều dự báo cho rằng Việt Nam sẽ có hàng ngàn ca nhiễm bệnh và tỉ lệ tử vong tương đương Trung Quốc).

Bước sang giai đoạn 2, khi châu Âu là tâm điểm của dịch, các chuyên gia đưa ra dự báo dù Việt Nam đã có kinh nghiệm ở giai đoạn trước, nhưng vẫn sẽ có hàng ngàn người mắc bệnh (có dự báo đưa ra mức 600-4.000 người nhiễm, 40-160 ca tử vong).

Tuy vậy, bằng nhiều giải pháp cụ thể, quyết liệt, hiệu quả, đến nay Việt Nam đang kiểm soát tốt dịch bệnh.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao các giải pháp mà Chính phủ đã thực hiện để ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh. "Hiện nay chúng ta đang kiểm soát ở thế chủ động để kiểm soát, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh" - bà Ngân nói.

Chủ tịch Quốc hội bày tỏ tình cảm thân thiết, lời cảm ơn với các lực lượng y tế, quân đội, công an, tiếp viên hàng không… và nhân dân đã chung lưng đấu cật, quyết tâm phòng chống dịch bệnh.

Bà Kim Ngân đề nghị Chính phủ, các cấp chính quyền thực hiện triệt để các giải pháp mà Chính phủ đã đề ra, đặc biệt là việc sàng lọc các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm, cách ly triệt để. Chia sẻ với trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về sự vất vả của các thành viên Ban chỉ đạo và cá nhân ông, Chủ tịch Quốc hội động viên ông Đam giữ gìn sức khỏe và nhớ "ngủ một chút đi anh".

Chủ tịch Quốc hội kêu gọi mọi người dân trở thành những chiến sĩ, tích cực tham gia công tác phòng chống dịch bệnh để cả nước sớm chiến thắng dịch COVID-19, đưa các hoạt động kinh tế - xã hội bình thường trở lại.

"Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội cũng thực hiện nghiêm các giải pháp của Ban Chỉ đạo. Chúng tôi cho áp dụng công nghệ để có thể làm việc tại nhà, tới đây Hội nghị ĐBQH chuyên trách các đại biểu cũng không phải họp tập trung nữa" - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết.

Nguồn: Báo tuổi trẻ - TH


Nguồn: www.tuoitrekontum.org.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: