• :
  • :
Nữ Hiệu trưởng dùng đồng lương ít ỏi để mua đồ dùng học tập, xin quần áo cho học sinh nghèo Cùng nhau làm việc chưa từng có, cả trăm người dân nhìn đường lo lấp ló mà vui Giới thiệu Nghị định số 15/2023/NĐ-CP quy định về thí điểm thưởng hợp đồng đối với gói thầu xây lắp thuộc các dự án giao thông trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Đoàn viên thanh niên và thiếu niên nhi đồng huyện Ngọc Hồi hưởng ứng Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam năm 2024 Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho đoàn viên tại các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2024 Công an giúp dân tìm lại gần 1,2 tỷ đồng vứt nhầm trong thùng rác Nâng cao cảnh giác trước hành vi lợi dụng việc tổ chức “Học kỳ trong Quân đội” để lừa đảo trên địa bàn tỉnh Kon Tum Người lính biên phòng giúp dân vùng biên đuổi nghèo Giới thiệu Thông tư số 03/2023/TT-NHNN quy định ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN Hơn 200 cán bộ chiến sĩ công an Hà Tỉnh hiến máu tình nguyện CSGT nhặt được xấp tiền, trao trả cho người đánh rơi Giới thiệu Thông tư số 02/2023/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 9/2021

           I. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO LỜI BÁC

      1. Câu chuyện về Bác:

      Chuyện cảm động về bài hát “Lời Bác dặn trước lúc đi xa”

Ai đã từng đến thăm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đều lắng đọng, bùi ngùi khi được nghe những câu chuyện kể về cuộc sống giản dị, đời thường của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời. Một trong những câu chuyện ít người biết đến trong những ngày tháng trước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh về với thế giới người hiền là câu chuyện kể về tình yêu Người dành cho đất nước, dành cho những khúc hát dân ca. Câu chuyện giàu tính nhân văn đã tạo cảm hứng cho nhạc sĩ Trần Hoàn sáng tác nên bài hát “Lời Bác dặn trước lúc đi xa” nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩnh biệt toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Ngày 17/8/1969, khi kiểm tra sức khỏe cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, các bác sĩ phát hiện tim Người có triệu chứng không bình thường và đề nghị Người không ở và làm việc tại Nhà sàn để tránh phải lên xuống cầu thang hàng ngày. Bác đã đồng ý và chuyển xuống ở hẳn ngôi nhà H67- Ngôi nhà Bộ Chính trị làm giấu Bác (trong thời gian Người đi công tác xa) để đảm bảo an toàn cho Người khi đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc. Tại đây, chiều ngày 24/8/1967, Bác trải qua một cơn đau tim đột ngột. Tuy yếu mệt, Bác vẫn gắng làm việc, ngày 25/8/1969, Bác gửi thư trả lời Tổng thống Mỹ R.Nixơn. Trong thư Người đã vạch trần tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam là “Quyết chiến đấu đến cùng, không sợ hy sinh gian khổ để bảo vệ Tổ quốc và các quyền dân tộc thiêng liêng của mình”. Sau khi chỉ rõ giải pháp để giải quyết vấn đề Việt Nam, Người viết: “Trong thư, Ngài bày tỏ lòng mong muốn hành động cho một nền hòa bình công bằng. Muốn vậy, Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược và rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam và dân tộc Việt Nam, không có sự can thiệp của nước ngoài. Đó là cách đúng đắn để giải quyết vấn đề Việt Nam phù hợp với quyền dân tộc của nhân dân, với lợi ích của nước Mỹ và nguyện vọng hòa bình của nhân dân thế giới… Với thiện chí của phía ngoài và phía chúng tôi, chúng ta có thể đi tới những cố gắng chung để tìm một giải pháp đúng đắn cho vấn đề Việt Nam”(1). Những ngày nằm trên giường bệnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn không nguôi những trăn trở lo lắng trước tình hình chiến sự của đất nước. Miền Nam chưa được giải phóng, đất nước chưa được thống nhất luôn là nỗi canh cánh trong lòng Bác. Bác đã từng nói: “Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”(2).

Các Bác sĩ và y tá của Viện Quân y 108 được cử đến để chăm sóc sức khỏe của Người. Đồng chí y tá Ngô Thị Oanh kể lại: “Bác chỉ nằm, không đòi hỏi một thứ gì, không kêu ca đau đớn. Bác chỉ muốn nghe tin thời sự, nhất là tình hình chiến sự miền Nam. Và khi nghe quân ta bắn rơi nhiều máy bay Mỹ thì Bác rất phấn khởi”(3). Buổi sáng 2/9/1969, tình trạng sức khỏe của Bác Hồ có những diễn biến xấu đi. Sau mỗi cơn đau tỉnh dậy Bác hỏi: “Hôm nay, miền Nam đánh thắng ở đâu?”. Sắp đến ngày kỷ niệm Tết độc lập của dân tộc, thấy Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến thăm, Bác hỏi: “Các chú chuẩn bị lễ kỷ niệm Quốc khánh đến đâu rồi, các chú nhớ bắn pháo hoa để động viên tinh thần chiến đấu của nhân dân, đến ngày đó Bác sẽ cố gắng ra gặp đồng bào mươi lăm phút”. Nhưng Lễ kỷ niệm Quốc khánh năm đó thiếu vắng Bác vì bệnh tình của Người đã có phần giảm sút trầm trọng.

Y tá Ngô Thị Oanh là người túc trực chăm sóc sức khỏe cho Bác kể lại: “Buổi sáng tôi vào mời Bác uống thuốc, cắt móng tay cho Người, cắt xong Bác hài lòng hỏi tôi:

-    Cháu tên gì?

-    Dạ thưa Bác, cháu tên Ngô Thị Oanh ạ!

-    Quê cháu ở đâu?

-    Thưa Bác! Quê cháu ở Liên Châu, huyện An Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc ạ!

-    Cháu có biết hát không?

Tôi đang lúng túng chưa biết thưa Bác thế nào thì đồng chí Vũ Kỳ đứng cạnh đó trả lời giúp tôi.

-    Thưa Bác! Để cháu Oanh hát Bác nghe.

Bất ngờ và hồi hộp, tôi trấn tĩnh và hát bài: “Chiến sĩ quân y làm theo lời Bác” và bài dân ca quan họ Bắc Ninh “Người ở đừng về” trong niềm xúc động nghẹn ngào”(4). Nghe xong bài hát, Bác gật đầu mỉm cười rồi cố với lấy một bông hoa hồng trong lọ hoa ở đầu giường nơi Người nằm tặng cho cô y tá. Không một ai trong căn phòng khỏi nghẹn ngào trước tình cảm của Bác và những giọt nước mắt lăn dài trên má đã không ngưng được khi trong cơn đau, Người vẫn ân cần, quan tâm, động viên những người xung quanh không phải lo lắng cho mình. Và cũng không một ai ngờ rằng bài hát dân ca quan họ Kinh Bắc là bài hát cuối cùng Bác nghe trước lúc đi xa.

Cả cuộc đời chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp của đất nước, vì tự do và hạnh phúc của đồng bào và nhân loại, trong khoảnh khắc cuối cùng của đời người, Bác chỉ có một ước nguyện rằng Bác muốn mang theo âm hưởng làn điệu dân ca của quê hương ngọt ngào, thắm đượm về với cõi vĩnh hằng. Ước nguyện bình dị của Người ẩn chứa cả một tinh thần nhân văn cao đẹp, trong tinh thần ấy là quê hương, nguồn cội, những nỗi nhớ thương chất chứa là ao ước và khát vọng kìm nén trong trái tim. Có lẽ đây là kỷ niệm và là một trong những câu chuyện xúc động cuối cùng về Bác Hồ kính yêu.

Không được chứng kiến câu chuyện xúc động của Bác Hồ lúc cuối đời, nhưng hình ảnh của Bác vẫn luôn in đậm trong trái tim của nhạc sĩ Trần Hoàn. Năm 1989, khi nằm điều trị bệnh tại Bệnh viện Việt - Xô cùng với đồng chí Vũ Kỳ - thư ký riêng của Bác, nhạc sĩ Trần Hoàn được đồng chí Vũ Kỳ kể lại cho nghe một câu chuyện xúc động ấy. Theo dòng cảm xúc đối với Người cha kính yêu của dân tộc, nhạc sĩ Trần Hoàn đã sáng tác nên bài hát “Lời Bác dặn trước lúc đi xa”. Bài hát được ra đời đúng dịp kỷ niệm 20 năm ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đã làm rung động trái tim của hàng triệu người con nước Việt. Bài hát giúp chúng ta

Những mong muốn ấy là chất chứa nỗi niềm gia đình, quê hương xứ sở và tổ quốc mình. Bài hát là một câu chuyện rất “đời” bình dị và ý nghĩa, như lời dặn tâm tình của một người cha già trước lúc đi xa, rằng luôn mong con cháu giữ được “phần hồn” của văn hóa dân tộc, bản sắc quê hương. Nhạc sĩ Trần Hoàn đã kể lại một câu chuyện có thật bằng chính cảm xúc của ông. Điều đó đã đưa bài hát “Lời Bác dặn trước lúc đi xa” đến gần hơn và sống trong trái tim của triệu triệu người dân Việt Nam, khiến cho tâm hồn của mỗi người đều bị lay động. Lời ca như thủ thỉ tâm tình, tái hiện lại hình ảnh vị Cha già kính yêu của dân tộc - rất vĩ đại nhưng cũng quá đỗi bình dị, thân thương…

Nhân kỷ niệm 50 năm (1967 - 2017) bảo tồn Di tích H67- Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh họp Bộ Chính trị (từ 1967 - 1969) và cũng là nơi Người dưỡng bệnh và qua đời, chúng ta cùng nhau ôn lại những kỷ niệm cảm động về Người, về niềm mong ngóng của Người tại ngôi nhà này, trước lúc đi xa. Đã 50 năm trôi qua, căn phòng vắng hình bóng Bác nhưng mỗi kỷ vật, mỗi câu chuyện và ký ức về Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn hiện hữu và mỗi lớp thế hệ nối tiếp thế hệ lại được kể cho nhau nghe về Người bằng cả tình mến yêu trân trọng.được đến gần với Bác Hồ, hiểu hơn về con người và nhân cách của Người. Những giây phút cuối cùng trong cuộc đời Bác cũng có những mong muốn:

Muốn nghe một câu hò xứ Huế… Muốn nghe một câu hò xứ Nghệ… Muốn nghe một đôi khúc dân ca…

Nguồn: Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ Tịch

Link tham khảo: http://ditichhochiminhphuchutich.gov.vn/chuyen-cam-dong-ve-bai-hat-loi-bac-dan-truoc-luc-di-xa-723

         2. Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh:

 

HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

 

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng và sự thành công của cách mạng chủ yếu phụ thuộc vào việc tập hợp được quần chúng, xây dựng được lực lượng cách mạng trong quần chúng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng là cơ sở lý luận và bài học thực tiễn quý báu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho Đảng và nhân dân ta.

I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG

1. Phát huy đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng lực lượng cách mạng toàn dân tộc

Thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là sự quy tụ được sức mạnh của toàn dân tộc theo phương châm “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công” để giành lại và bảo vệ nền độc lập dân tộc, xây dựng xã hội mới. Điều đó bắt nguồn từ sự phân tích rõ thực trạng xã hội Việt Nam, giải quyết chính xác mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc trong cách mạng Việt Nam.

Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định giai cấp vô sản trước hết phải trở thành dân tộc, và đấu tranh để giải phóng giai cấp vô sản là tiền đề để giải phóng áp bức dân tộc. Xuất phát từ phân tích thực trạng xã hội Việt Nam, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo luận điểm này của chủ nghĩa Mác - Lênin, khẳng định: ở Việt Nam giải phóng dân tộc là tiền đề để giải phóng các giai cấp bị áp bức, bóc lột trong xã hội, trong đó có giai cấp công nhân.

Nhận định nêu trên của Hồ Chí Minh xuất phát từ đặc điểm của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX, nơi thực dân Pháp tổ chức hệ thống cai trị trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và tất cả các giai cấp, tầng lớp trong xã hội đều bị đặt dướisự cai trị của thực dân Pháp. Ngoài giai cấp công nhân và nông dân, các giai cấp, tầng lớp khác, như tư sản dân tộc, tiểu tư sản, trí thức, địa chủ, phú nông, thậm chí cả các chức sắc tôn giáo Việt Nam..., đều là những người dân chịu nỗi nhục mất nước, chịu sự cai trị của thực dân Pháp. Vì vậy, ở Việt Nam, độc lập dân tộc là lợi ích chung của toàn dân tộc và tất cả các giai tầng trong xã hội đều có khả năng tham gia phong trào giải phóng dân tộc. Đó chính là cơ sở thực tiễn của quan điểm xây dựng lực lượng cách mạng trong tất cả các giai cấp, tầng lớp xã hội.

Trong Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị và được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng, Người  đã yêu cầu: “Đảng… phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng… Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt... để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp... ”(1).

Để thực hiện luận điểm này, Hồ Chí Minh đã tiến hành đồng thời hai hoạt động chính. Một mặt, tìm mọi khả năng để quy tụ toàn thể nhân dân thuộc mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội có lòng yêu nước, thương nòi vào một mặt trận rộng lớn; phê phán quan điểm giai cấp cực đoan, biệt phái, có hại cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Mặt khác, đề ra phương thức giải quyết từng bước mâu thuẫn giai cấp trong nội bộ xã hội Việt Nam, chủ yếu là giữa nông dân với địa chủ, bằng những biện pháp thích hợp, như hiến điền, giảm tô, giảm tức, tạm cấp ruộng đất…, để tăng cường sức dân và không phá vỡ mặt trận đoàn kết toàn dân tộc. Trong cách mạng giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ Hồ Chí Minh, Đảng ta đã quy tụ được lực lượng cách mạng của toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh vô địch giành thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ nền độc lập dân tộc và làm thất bại mọi âm mưu, chính sách chia rẽ dân tộc của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.

II. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG HIỆN NAY

Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực đang diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, với nhiều yếu tố mới tác động trực tiếp đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại dịch Covid-19 và cuộc đấu tranh rất thành công để chống đại dịch này của toàn dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức thực hiện của Nhà nước đã thể hiện rõ tư tưởng xây dựng lực lượng cách mạng toàn dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh “có dân là có tất cả”, “khó trăm lần dân liệu cũng xong”. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, Đại hội XIII của Đảng sẽ tổng kết lý luận và thực tiễn, đề ra các giải pháp phát huy ý chí và khát vọng phát triển của toàn dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Quán triệt sâu sắc và vận dụng đúng đắn tư tưởng Hồ Chí Minh, giải pháp xây dựng lực lượng cách mạng trong giai đoạn mới cần tập trung vào các điểm chính sau đây:

Một là, đề cao chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc, giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam.

Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh cần đề cao chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, coi đó là sức mạnh tinh thần to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận xét: “đã là người Việt Nam thì ai cũng ít nhiều có lòng yêu nước”, và “dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta…”. Phát huy chủ nghĩa yêu nước chân chính để khơi dậy tinh thần tự cường dân tộc, “niềm tin và khát vọng phát triển” vươn lên, đưa đất nước trở thành quốc gia phát triển trên thế giới, để Việt Nam “bước lên đài vinh quang, sánh vai với cường quốc năm châu” như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đảng và Nhà nước phải thực hiện nhất quán, rõ ràng quan điểm đặt lợi ích quốc gia, dân tộc là mục đích tối thượng để tạo cơ sở xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu chung “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Xây dựng con người và nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hoá thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Khơi dậy tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển, tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước.

Hai là, chăm lo bồi dưỡng sức dân, xây dựng thế trận lòng dân.

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, để phát huy tài lực, sức mạnh toàn dân cần thực hiện đầy đủ quan điểm Nhà nước bảo đảm quyền “tự do làm ăn theo pháp luật”, “khuyến khích làm giàu cho mình cho đất nước” để phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trường định hướng lên xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện quan điểm phát triển bền vững, bao trùm, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau. Giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích trong xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước phát triển, từng chính sách xã hội; xây dựng một xã hội hài hòa, đoàn kết tương trợ lẫn nhau.

Tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, tính bền vững trong các chính sách xã hội, nhất là phúc lợi xã hội, an sinh xã hội, an ninh con người, giải quyết hài hoà các quan hệ xã hội, kiểm soát sự phân hoá giàu - nghèo, kiểm soát và xử lý kịp thời, hiệu quả các rủi ro, mâu thuẫn, xung đột xã hội, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Tập trung giải quyết nhóm nghèo nhất, vùng nghèo nhất, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng, miền, dân tộc. Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội, bảo đảm an toàn giao thông. Trên cơ sở đó để huy động mọi tiềm lực trong nhân dân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ba là, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.

Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân gắn bó với nhân dân, trung thành vô hạn với Tổ quốc và nhân dân. Xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm lực lượng nòng cốt bảo đảm quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, thế trận lòng dân trong bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội; trong đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp của các thế lực thù địch vào các công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị đất nước.

Bồi dưỡng, đào tạo xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang có bản lĩnh chính trị, trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân, có trình độ nắm bắt, khai thác, làm chủ khoa học, công nghệ, vũ khí, trang bị hiện đại. Chú trọng hiện đại hóa, “trí tuệ hóa” lực lượng vũ trang. Tập trung tổ chức xây dựng lực lượng, vũ khí, trang bị, xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh, đi thẳng vào hiện đại và ứng dụng công nghệ cao, nghiên cứu sản xuất các trang bị, vũ khí hiện đại của Việt Nam. Phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam trong điều kiện mới, phòng chống chiến tranh công nghệ cao, chiến tranh kiểu mới. Xây dựng quân chủng hải quân, phòng không không quân, lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, có trang bị vũ khí, phương tiện tiên tiến, hiện đại. Nâng cao sức mạnh tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, công tác của lực lượng vũ trang đủ sức bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển, đảo của Tổ quốc.

Bốn là, nâng cao chất lượng hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế.

Thực hiện nhất quán chính sách đoàn kết quốc tế, với tinh thần Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế và các tổ chức quốc tế đang tham gia. Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng vì lợi ích của dân tộc và đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ hòa bình, độc lập dân tộc, tiến bộ trên thế giới.

Triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại. Bảo đảm lợi ích của quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng, cùng có lợi. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng với việc nâng cao sức mạnh tổng hợp, huy động tiềm năng, đổi mới, hoàn thiện thể chế trong nước. Nâng cao năng lực tự chủ, cạnh tranh, khả năng thích ứng của đất nước, tạo lập và giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, nâng cao vị thế và uy tín quốc tế của đất nước. Xây dựng nền ngoại giao hiện đại vì lợi ích quốc gia - dân tộc, lấy phục vụ người dân và doanh nghiệp làm trung tâm.

Năm là, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh vì đất nước, vì nhân dân.

Để thực hiện giải pháp này, việc tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, gắn bó mật thiết với nhân dân có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, là những nhân tố có ý nghĩa quyết định, bảo đảm sự thành công của công cuộc đổi mới.

Xây dựng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thực sự là liên minh chính trị tự nguyện của tất cả các giai cấp và tầng lớp nhân dân trong xã hội, tham gia giám sát, phản biện xã hội, xây dựng Đảng và xây dựng chính quyền nhân dân. Phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng; nâng cao bản lĩnh, trình độ, kỹ năng nhằm thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. Xây dựng đội ngũ trí thức ngày càng lớn mạnh, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới. Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần dân tộc, có đạo đức và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi. Phát huy vai trò của thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tôn trọng và phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, trong nước và nước ngoài vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thực hiện tốt, có hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, dân chủ cơ sở trên thực tế, theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Thực hành và phát huy rộng rãi vai trò tự quản của nhân dân; củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội. Đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước, trong toàn bộ quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Bài học lịch sử của cách mạng Việt Nam về học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, bắt đầu từ cuốn Đường Kách mệnh, qua cuốn “Sửa đổi lối làm việc”, đến bản Di chúc bất hủ cho thấy, khi nào Đảng ta thực hành và vận dụng đúng đắn tư tưởng Hồ Chí Minh thì cách mạng đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Phương pháp đúng đắn nhất, hiệu quả nhất trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hiện nay là nghiên cứu, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có các luận điểm, phương pháp và kinh nghiệm của Người trong xây dựng lực lượng cách mạng toàn dân tộc ở Việt Nam./.

Nguồn: Tạp chí Ban Tuyên giáo Trung ương

Link tham khảo chi tiết: http://www.tuyengiao.vn/theo-guong-bac/ho-chi-minh-voi-viec-xay-dung-luc-luong-cach-mang-va-su-van-dung-cua-dang-trong-tinh-hinh-hien-nay-129335

       II. TRUYỀN THỐNG

    1. Theo dòng lịch sử

    2. Ngày truyền thống

 

KỶ NIỆM 76 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM THÀNH CÔNG (19/8/1945 - 19/8/2021) VÀ QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (02/9/1945 - 02/9/2021)

 

PHẦN I

CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 - SỰ KIỆN VĨ ĐẠI TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM

 

I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ DIỄN BIẾN

Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn cuối. Hồng quân Xô Viết liên tiếp giành thắng lợi quyết định trên chiến trường châu Âu, giải phóng một loạt nước và tiến thẳng vào sào huyệt phát xít Đức tại Béc-lin. Ngày 09/5/1945, phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Ngày 08/8/1945, Hồng quân Liên Xô tiến công như vũ bão vào quân đội Nhật. Ngày 14/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện, Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. Theo thỏa thuận của các nước đồng minh, sau khi phát xít Nhật đầu hàng, quân đội Anh và Tưởng sẽ vào Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật. Trong khi đó, thực dân Pháp lăm le dựa vào đồng minh hòng khôi phục địa vị thống trị của mình; đế quốc Mỹ đứng sau các thế lực này cũng sẵn sàng can thiệp vào Đông Dương; những phần tử phản động, ngoan cố trong chính quyền tay sai Nhật đang âm mưu thay thầy đổi chủ, chống lại cách mạng.

Trong nước, trải qua các phong trào đấu tranh cách mạng, đến năm 1945, phong trào cách mạng dâng cao. Ngày 09/3/1945, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp. Ngay trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa, thay đổi các hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho thích hợp. Tháng 3/1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tháng 4/1945, Trung ương triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân. Ngày 16/4/1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam.

Từ tháng 4/1945 trở đi, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra mạnh mẽ, phong phú về nội dung và hình thức. Đầu tháng 5/1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốc dân. Ngày 04/6/1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy lâm thời, trở thành căn cứ địa của cả nước. Tháng 8/1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) khẳng định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới” và quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân đồng minh vào Đông Dương; đề ra ba nguyên tắc bảo đảm tổng khởi nghĩa thắng lợi, đó là: Tập trung, thống nhất, kịp thời. 23 giờ ngày 13/8/1945, Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1 hiệu triệu toàn dân Tổng khởi nghĩa. Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân trào thông qua “10 chính sách lớn của Việt Minh”; thông qua “Lệnh tổng khởi nghĩa”; quy định quốc kỳ, quốc ca; thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương, tức Chính phủ Lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi Nhân dân cả nước tổng khởi nghĩa, trong đó chỉ rõ: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Từ ngày 14 đến ngày 18/8, cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam... Ngày 19/8, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 23/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và ở Bắc Cạn, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu... Ngày 25/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn - Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Biên Hòa, Tây Ninh, Bến Tre... Ở Côn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền.

Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay Nhân dân.

Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) lịch sử, trước cuộc mít tinh của gần một triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ đó, ngày 02/9 là Ngày Quốc khánh của nước ta.

Cùng với phong trào cách mạng của cả nước, ở Khánh Hòa, ngày 11/8/1945, khi được tin phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh, đêm 12/8, các đồng chí lãnh đạo Việt Minh tỉnh đã triệu tập một cuộc họp và quyết định nắm ngay thời cơ Nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh để phát động khởi nghĩa trong toàn tỉnh.

Đêm 15/8, Tỉnh ủy lâm thời mở cuộc họp với đại biểu các huyện tại một điểm ở khu vực Xóm Mới, gần kho xăng Phước Hải. Hội nghị nhận định: Thời cơ khởi nghĩa đã đến, các lực lượng cách mạng trong tỉnh cần thống nhất để đủ sức chuẩn bị và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đi đến thắng lợi. Hội nghị quyết định thành lập Ủy ban khởi nghĩa và triệu tập Đại hội Việt Minh. Ngày 17/8 diễn ra Đại hội Việt Minh toàn tỉnh, bao gồm đại diện Tỉnh ủy lâm thời, Ủy ban Việt Minh tỉnh, các huyện và thị xã Nha Trang. Đại hội bàn cụ thể về kế hoạch khởi nghĩa trong toàn tỉnh, nhất là ở Nha Trang và bầu Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh.

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy lâm thời, các phủ, huyện lần lượt khởi nghĩa và giành thắng lợi. Tại Vạn Ninh ngày 14/8, Ninh Hòa 17/8, Nha Trang, Vĩnh Xương, Diên Khánh ngày 19/8 và Cam Ranh ngày 22/8.

Như vậy, chỉ trong vòng một tuần lễ, Nhân dân Khánh Hòa dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy lâm thời và Mặt trận Việt Minh đã nổi dậy khởi nghĩa thắng lợi, xóa bỏ hoàn toàn chính quyền bù nhìn tay sai, thiết lập chính quyền nhân dân từ tỉnh đến cơ sở. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Khánh Hòa góp phần vào thắng lợi chung của cuộc Tổng khởi nghĩa mùa Thu năm 1945 trên cả nước.

 

II. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI

  • Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công mau lẹ do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng, có ý nghĩa quyết định là sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, khéo léo của Đảng; là sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta một cách đúng đắn, độc lập, tự chủ và sáng tạo. Đảng có phương pháp, chiến lược, chiến thuật cách mạng phù hợp, linh hoạt; nhận thức được thời cơ, chủ động đón thời cơ và kiên quyết chớp thời cơ, tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
  • Cách mạng tháng Tám thành công là do tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí quật cường của các tầng lớp nhân dân ta, không chịu sống mãi kiếp nô lệ của người dân mất nước; một lòng đi theo Đảng và được Đảng lãnh đạo qua các phong trào đấu tranh cách mạng, đã quyết vùng lên giành độc lập cho dân tộc. Trải qua 15 năm đấu tranh cực kỳ gian khổ và anh dũng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã có biết bao đồng bào, chiến sĩ đã không hề tiếc máu xương, hy sinh oanh liệt vì mục tiêu độc lập dân tộc.
  • Cách mạng tháng Tám được tiến hành trong bối cảnh quốc tế có những thuận lợi nhất định. Chủ nghĩa phát xít Đức, Ý, Nhật đã bị đánh bại, phong trào đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức và của các lực lượng tiến bộ trên thế giới phát triển mạnh.

 

III. Ý NGHĨA LỊCH SỬ

1. Trên phạm vi cả nước

  • Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của Nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chính quyền về tay Nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến ở Việt Nam; kết thúc hơn 80 năm, Nhân dân ta dưới ách đô hộ của thực dân, phát xít. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ. Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành một Đảng cầm quyền. Từ đây, đất nước, xã hội, dân tộc và con người Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

 

  • Cách mạng tháng Tám là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam; là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng ta gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; là sự thể nghiệm thành công đầu tiên chủ nghĩa Mác-Lênin tại một nước thuộc địa ở châu Á. Đây còn là quá trình phát triển tất yếu của lịch sử dân tộc trải qua mấy nghìn năm phấn đấu, đỉnh cao của ý chí quật cường, sức mạnh cố kết cộng đồng, tầm cao trí tuệ của dân tộc hòa quyện với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với xu thế của thời đại vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

 

  • Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước bị chủ nghĩa đế quốc thực dân áp bức, thống trị. Nó khẳng định rằng, trong điều kiện trào lưu của cách mạng vô sản, cuộc cách mạng do một đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo không chỉ có thể thành công ở một nước tư bản kém phát triển, nơi mắt xích yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc mà còn có thể thành công ở ngay một nước thuộc địa nửa phong kiến lạc hậu để đưa cả dân tộc đó đi lên theo con đường của chủ nghĩa xã hội.

 

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

 

Cách mạng tháng Tám năm 1945 để lại nhiều bài học quý báu:

 

Bài học thứ nhất, là có một Đảng tiên phong thật sự cách mạng, tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, được tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng đã nắm vững hoàn cảnh cụ thể của mỗi giai đoạn lịch sử, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, có phương pháp và hình thức đấu tranh phù hợp; biết nắm bắt thời cơ, xây dựng lực lượng và tổ chức, sử dụng lực lượng; phát huy được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để dẫn dắt quần chúng đứng lên giành và giữ chính quyền.

 

Bài học thứ hai, là vấn đề giành và giữ chính quyền. Đảng ta đã biết chăm lo xây dựng lực lượng cách mạng, làm cho lực lượng cách mạng đủ mạnh, thu hút được đông đảo quần chúng tham gia, từ đó làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, tạo ra thời cơ cách mạng để đưa cuộc cách mạng đến thành công. Để giữ vững chính quyền, Đảng và Nhà nước ta đã dựa chắc vào Nhân dân, tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần để đấu tranh thắng lợi với thù trong giặc ngoài. Đảng ta biết kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và sử dụng bạo lực cách mạng thích hợp và đúng lúc để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.

 

Bài học thứ ba, là vấn đề nắm bắt được thời cơ, đề ra được những quyết định chính xác và kịp thời. Nghệ thuật chỉ đạo tài tình của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chọn đúng thời cơ, ra quyết định Tổng khởi nghĩa đúng lúc thể hiện cụ thể trong Chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng tháng 3/1945 “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” và bản Quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc phát đi đêm 13/8/1945. Cũng nhờ chọn đúng thời cơ mà sức mạnh của Nhân dân ta trong Cách mạng tháng Tám được nhân lên gấp bội, đã tiến hành tổng khởi nghĩa thành công trong phạm vi cả nước trong thời gian ngắn.

 

PHẦN II

THÀNH TỰU 76 NĂM XÂY DỰNG,

BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

 

I. GIÀNH CHIẾN THẮNG VĨ ĐẠI TRONG CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, BẢO VỆ TỔ QUỐC, LÀM TRÒN NGHĨA VỤ QUỐC TẾ

Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn. Trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã phát huy cao độ sáng tạo, khéo léo, vững tay chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách; lãnh đạo Nhân dân bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai với phương châm vừa kiến quốc, kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh.

Năm 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi và việc ký kết Hiệp định Giơnevơ đã chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp ở nước ta, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Sau năm 1954, trước âm mưu chia cắt nước ta lâu dài của Đế quốc Mỹ, biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. Toàn thể Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ cách mạng: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa của cách mạng cả nước; cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mang̣ dân tôc,̣ dân chủ trong cả nước.

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã đưa đất nước ta bước vào thời kỳ cả nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tập trung trí lực, ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng cuộc sống mới, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong lúc phải khẩn trương khắc phục những hậu quả vô cùng nặng nề do chiến tranh để lại, nhân dân Việt Nam lại tiếp tục phải đương đầu với những cuộc chiến tranh mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta vừa tập trung khôi phục kinh tế - xã hội, vừa chiến đấu bảo vệ biên giới, bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; đồng thời, làm tròn nghĩa vụ quốc tế giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi hoạ diệt chủng và tiến hành công cuộc hồi sinh đất nước.

Mười năm (1975-1985), cả nước tiến theo con đường chủ nghĩa xã hội là chăng̣ đường Đảng ta tìm tòi con đường đổi mới. Đây cũng là thời kỳ tư duy mới được hình thành từng bước bắt nguồn từ thực tiễn sinh động của cách mạng Việt Nam. Những thành tựu và khuyết điểm đã để lại những bài học quý giá cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong những năm tiếp theo.

 

  1. ĐẠT ĐƯỢC NHỮNG THÀNH TỰU TO LỚN, CÓ Ý NGHĨA LỊCH SỬ TRONG CÔNG TÁC ĐỔI MỚI

 

Trước những yêu cầu mới của sự phát triển đất nước, để khắc phục những bất cập của cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp dẫn tới sự khủng hoảng kinh tế - xã hội những năm sau chiến tranh, trên cơ sở tổng kết sáng kiến, sáng tạo trong thực tiễn của Nhân dân, Đảng ta đã tiến hành đổi mới từng phần trong nông nghiệp, công nghiệp và trước hết là đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và từng bước hình thành Đường lối đổi mới đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986), trên cơ sở phân tích sâu sắc tình hình đất nước và qua quá trình tìm tòi, khảo nghiệm thực tiễn, với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, đã đề ra Đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đường lối đổi mới ra đời đã đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn lịch sử, thể hiện bản lĩnh vững vàng, tư duy sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của đất nước.

Sau Đại hội VI, Đảng đã từng bước hoàn thiện, cụ thể hoá đường lối đổi mới mà nội dung cơ bản, cốt lõi được thể hiện trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991 và Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện quan trọng của Đảng qua các kỳ Đại hội. Những năm 90 của thế kỷ XX, vượt qua thách thức từ sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu, Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã kiên định, tiếp tục vững bước và sáng tạo trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể và đặc điểm của Việt Nam. Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khóa VI đến khóa XII đã ban hành nhiều nghị quyết về những vấn đề cơ bản, hệ trọng của Đảng và sự phát triển của đất nước. Quốc hội thể chế hóa bằng hệ thống pháp luật và các đạo luật, tạo cơ sở pháp lý ngày càng đồng bộ và phù hợp cho quá trình đổi mới. Chính phủ cụ thể hoá thành các cơ chế, chính sách và giải pháp cụ thể để quản lý, quản trị, điều hành công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trong việc xác định, đề ra đường lối đổi mới, Đảng ta luôn luôn nắm vững và vận dụng sáng tạo những nguyên lý, quan điểm cơ bản, phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và kinh nghiệm thực tiễn ở trong nước và quốc tế, xử lý tốt các mối quan hệ cơ bản như: Phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “của dân, do dân và vì dân”; kết hợp chặt chẽ đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị; giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; kết hợp có hiệu quả giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh, giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giữa độc lập, tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ... không phiến diện, cực đoan, duy ý chí.

Nhờ thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta bắt đầu phát triển và phát triển liên tục với tốc độ tương đối cao trong suốt 35 năm qua với mức tăng trưởng trung bình khoảng 7% mỗi năm. Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2020 đạt 342,7 tỷ đô la Mỹ (USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN. Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần, lên mức 3.512 USD; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008. Từ một nước bị thiếu lương thực triền miên, đến nay Việt Nam không những đã bảo đảm được an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới. Công nghiệp phát triển khá nhanh, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng và hiện nay chiếm khoảng 85% GDP. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, năm 2020 đạt trên 540 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 280 tỷ USD. Dự trữ ngoại hối tăng mạnh, đạt 100 tỷ USD vào năm 2020. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đăng ký đạt gần 395 tỷ USD vào cuối năm 2020. Về cơ cấu nền kinh tế xét trên phương diện quan hệ sở hữu, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam hiện nay gồm khoảng 27% từ kinh tế nhà nước, 4% từ kinh tế tập thể, 30% từ kinh tế hộ, 10% từ kinh tế tư nhân trong nước và 20% từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Chính sách xã hội được quan tâm, đời sống nhân dân được cải thiện, không ngừng nâng cao. Văn hóa phát triển đa dạng, phong phú, dân tộc, khoa học, đại chúng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trở thành nguồn lực phát triển đất nước. Chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng lên. Quốc phòng và an ninh được đảm bảo. Công tác đối ngoại đã góp phần duy trì, củng cố môi trường hòa bình ổn định, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa… Nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay.

Những thành tựu của 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, đặc biệt, trong 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã tiếp tục khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động nhanh, phức tạp, Cương lĩnh của Đảng tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, ngọn cờ chiến đấu, ngọn cờ quy tụ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc phấn đấu vì một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”

Trong 6 tháng đầu năm 2021, việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội diễn ra trong bối cảnh cơ hội, thuận lợi lớn nhưng khó khăn, thử thách nhiều hơn. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đặc biệt là từ cuối tháng 4/2021 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hầu hết các lĩnh vực. Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân cả nước, chúng ta đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, đồng thời thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Dịch bệnh cơ bản vẫn đang được kiểm soát; chiến lược tiêm chủng vaccine được chỉ đạo triển khai quyết liệt. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2021 tăng 5,64%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2020 (1,82%). Lạm phát ở mức thấp; chỉ số CPI bình quân 6 tháng tăng 1,47% so với cùng kỳ năm 2020, là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Công tác an sinh xã hội được chú trọng. Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020 - 2021 trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp được rà soát, chuẩn bị chu đáo, an toàn. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; hoạt động đối ngoại được đẩy mạnh…

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, kinh tế - xã hội nước ta còn gặp một số khó khăn, thách thức: Sản xuất kinh doanh tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Đời sống một bộ phận người lao động, người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Kỷ niệm 76 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2021) và Quốc khánh nước Công̣ hòa xã hôị chủ nghĩa Viêṭ Nam (02/9/1945 - 02/9/2021), là dịp để chúng ta càng hiểu rõ giá trị lịch sử, thực tiễn sâu sắc mà Cách mạng tháng Tám đã mang lại, đề cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nhận thức đầy đủ trách nhiệm của thế hệ hôm nay trong việc vận dụng và phát triển những bài học kinh nghiệm quý giá, tư tưởng mang tầm thời đại của Cách mạng tháng Tám vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Link tham khảo chi tiết: https://phunu.khanhhoa.gov.vn/article/tai-lieu-tuyen-truyen/tai-lieu-tuyen-truyen-ky-niem-76-nam-cach-mang-thang-tam-thanh-cong-1981945-1982021-va-quoc-khanh-nuoc-cong-hoa-xa-hoi-chu-nghia-viet-nam-0291945-0292021.html

 

NGÀY NAM BỘ KHÁNG CHIẾN 23-9-1945

Sau khi giành được độc lập, chính quyền cách mạng non trẻ phải cùng lúc đối mặt với hàng chục phe phái chống phá ở trong nước và hơn 300.000 quân nước ngoài chiếm đóng từ Bắc tới Nam. Tại hội nghị toàn quốc tháng 8/1945, Đảng đã vạch rõ: quân Đồng Minh sắp vào nước ta và thực dân Pháp đang âm mưu khôi phục lại địa vị thống trị của mình ở Đông Dương.

Sau khi giành được độc lập, chính quyền cách mạng non trẻ phải cùng lúc đối mặt với hàng chục phe phái chống phá ở trong nước và hơn 300.000 quân nước ngoài chiếm đóng từ Bắc tới Nam. Tại hội nghị toàn quốc tháng 8/1945, Đảng đã vạch rõ: quân Đồng Minh sắp vào nước ta và thực dân Pháp đang âm mưu khôi phục lại địa vị thống trị của mình ở Đông Dương.

Khi nước Pháp bị Đức quốc xã chiếm đóng và phát xít Nhật tràn vào Đông Dương, chính phủ lâm thời do tướng Ch. de Gaulle đứng đầu phải lưu vong ở châu Phi, nhưng vẫn không từ bỏ tham vọng tái chiếm Đông Dương. Ngay khi nghe tin Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, tướng Ch. de Gaulle đã chỉ thị cho Cao ủy Pháp tại Đông Dương là đô đốc Thierry d’ Argenlieu thực hiện sứ mệnh “Lập lại chủ quyền của Pháp trên các lãnh thổ của Liên bang Đông Dương” nhằm hiện thực hóa tham vọng của mình.

Để tái chiếm Đông Dương, Pháp phải cần đến sự giúp đỡ của Mỹ. Còn Chính phủ Mỹ cho rằng “Một chính phủ ở Đông Dương bị Việt Minh thống trị có thể có hại cho quyền lợi của Mỹ” và chủ trương “Loại trừ càng xa càng tốt ảnh hưởng của cộng sản ở Đông Dương”. Mặt khác, Mỹ muốn lôi kéo Pháp về phe mình để chống lại ảnh hưởng của Liên Xô nói riêng và phe XHCN ở châu Âu. Chính vì vậy, Tổng thống Mỹ đã chấp nhận “Trong mọi trường hợp, đối với Đông Dương, chính phủ của tôi không chống lại việc chính quyền và quân đội Pháp quay trở lại xứ ấy” và đồng ý cho Pháp vay dài hạn 650 triệu đôla, ngoài ra Mỹ còn viện trợ vũ khí và cho tàu chở quân Pháp sang Đông Dương.

Trong khi đó, nước Anh - một nước có nhiều thuộc địa ở châu Á cũng chủ trương “giữ nguyên trạng”, thuộc địa của đế quốc nào trả lại cho đế quốc đó. Do đó, ngày 24/8/1945, Anh ký với Pháp hiệp ước công nhận chủ quyền của Pháp ở Đông Dương. Ngày 6/9/1945, những người lính Anh đầu tiên đến Sài Gòn theo quy định của Hội nghị Potsdam. Việc đầu tiên là muốn chuyển giao Nam bộ Phủ (tức trụ sở Ủy ban) cho họ, tuy nhiên Ủy ban Nhân dân Nam bộ đã phản đối và yêu cầu Phái bộ Anh đóng ở Dinh Toàn quyền cũ.

Ngày 11/9, tướng Anh là Gracey đến Sài Gòn. Tuy Hội nghị Postdam chỉ giao cho Phái bộ quân sự Anh nhiệm vụ giải giới và hồi hương quân Nhật, nhưng tướng Gracey lại đưa ra một loạt biện pháp nhằm giúp Pháp tái chiếm Nam bộ như: yêu cầu phía ta giải tán các đội tự vệ; ngăn cấm người dân tham gia các hoạt động ủng hộ chính quyền cách mạng... Phái bộ quân sự Anh còn trang bị vũ khí cho trên 1.400 lính Pháp bị quân Nhật bắt giữ trước đó.

Nhận thấy dã tâm của Pháp và sự câu kết của Anh - Mỹ, Xứ ủy và Ủy ban Nhân dân Nam bộ một mặt, đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao nhằm tỏ rõ thiện chí hòa bình để tranh thủ thời gian củng cố lực lượng về mọi mặt, đồng thời tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến sắp tới. Ủy ban Kháng chiến Nam bộ và Ủy ban Kháng chiến Sài Sòn được thành lập và hoạt động bí mật. So sánh thế và lực giữa ta và địch, các ủy ban kháng chiến quyết định dùng chiến thuật “trong đánh ngoài vây”, bên trong có nhiệm vụ tiêu hao, tiêu diệt, phá hủy các cơ sở, phương tiện vật chất của địch. Đơn vị mặt trận ngoại thành chia nhau trấn giữ vị trí các cầu, bao vây cô lập địch trong nội thành, không cho chúng ra ngoài ngoại thành và các tỉnh lân cận. Đồng thời di tản người già, trẻ em về nông thôn, các cơ quan bí mật chuyển hồ sơ, máy móc ra ngoại thành.

Chiều 22/9/1945, lợi dụng lệnh giới nghiêm, quân Pháp gồm tù binh và số mới đến được trang bị vũ khí đã nổ súng vào trụ sở Ủy ban Nhân dân Nam bộ, bưu điện, đài phát thanh.... Các đơn vị vũ trang ở Nam bộ đã anh dũng đánh trả trong cuộc đụng đầu với quân xâm lược. Giữa lúc tiếng súng đang nổ ran tại nhiều nơi trong thành phố, sáng ngày 23/9/1945, Xứ uỷ, Ủy ban Nhân dân và Ủy ban Kháng chiến Nam bộ triệu tập cuộc họp tại nhà 629 đường Cây Mai (nay là đường Nguyễn Trãi, quận 5, TP Hồ Chí Minh), thông qua “Lời kêu gọi của Ủy ban Kháng chiến Nam bộ” do ông Trần Văn Giàu soạn trong đêm. Ủy ban Kháng chiến Nam bộ xác định: “Từ giây phút này, nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta là tiêu diệt giăc Pháp và tay sai của chúng”. Ủy ban Nhân dân Nam bộ cũng ra lời kêu gọi “Toàn dân hãy đoàn kết bảo vệ quốc gia”. Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam DCCH ra huấn lệnh “Đồng bào phải kiên quyết, phải giữ vững sự tin tưởng ở tương lai và lập tức thi hành triệt để những lời thề quả quyết trong Ngày Độc lập”.

Giữ vững lời thề “độc lập hay là chết”, Sài Gòn nói riêng và Nam bộ nói chung bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ 2 chỉ sau 28 ngày đêm chuẩn bị. Ngày 23/9/1945 đã đi vào lịch sử là ngày Nam bộ kháng chiến, mở đầu cho 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và 20 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ, xứng đáng với danh hiệu “thành đồng Tổ quốc” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh khen tặng.

Nguồn: baotanglichsu.vn

Link tham khảo: http://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3097/61816/ngay-nam-bo-khang-chien-23-9-1945.html

3. Triển khai các đội hình sinh viên tình nguyện hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19 các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

Có thể là tranh biếm họa về 2 người và văn bản cho biết 'TRIỂN KHAI CÁC ĐỘI HÌNH SINH VIÊN TÌNH NGUYỆN HỖ TRỢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ KHU VỰC PHÍA NAM HỌC SINH HỆ TRUNG CẤP, SINH VIÊN, GIÁO VIÊN, GIẢNG VIÊN TRẺ CÁC KHỐI NGÀNH CHĂM SÓC SỨC KHOE QUYẾT TÂM CHIẾN THĂNG ĐẠI DỊCH! Quét mã QR đế truy cập website http:/chongdich.doanthanhnien.vn và đăng ký tham gia Hãy đăng ký tham gia tại địa chỉ http://chondich.danthanhnien.vn ngaybâgiờ! giờ! ngay'

           KÊU GỌI "Đăng ký tình nguyện tham gia các đội hình tình nguyện hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các tỉnh, thành khu vực phía Nam"

           Hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 cùng Phong trào “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19” do Thủ tướng Chính phủ phát động; trước diễn biến hết sức phức tạp của dịch Covid-19 hiện nay, với các ca nhiễm trong cộng đồng ngày càng tăng cao…

            Tỉnh đoàn Kon Tum kêu gọi các cấp bộ Đoàn - Hội cùng đoàn viên, hội viên, sinh viên và thanh niên trên địa bàn tỉnh tích cực đăng ký tham gia các đội hình tình nguyện hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid -19 tại các tỉnh, thành khu vực phía Nam.

            Nội dung thực hiện: Với các hoạt động hỗ trợ cụ thể như hỗ trợ tại các khu cách ly, các chốt kiểm dịch; hỗ trợ công tác lấy mẫu, xét nghiệm, tiêm phòng, truy vết Covid-19; tham gia tổ Covid cộng đồng và chăm lo cho người yếu thế; hỗ trợ sản xuất dụng cụ phòng, chống dịch,..

           Đối tượng: Giáo viên, giảng viên trẻ, sinh viên, học sinh đang theo học tại trường Cao đẳng Cộng đồng khối ngành y, dược...

           Cách thức tham gia (bằng một trong hai hình thức sau)

           1. Quét mã QR CODE để đăng ký tham gia đội hình chống dịch tai các tỉnh thành phía Nam.

           2. Hoặc truy cập đường link đăng ký: http://chongdich.doanthanhnien.vn/dang-ky/

           Hạn đăng ký: ngày 31/8/2021.

          Các đơn ứng tuyển tham gia đội hình tình nguyện sẽ được xem xét và thông báo kết quả tới tình nguyện viên nếu trúng tuyển.

          SẴN SÀNG ĐI BẤT CỨ NƠI ĐÂU,LÀM BẤT CỨ VIỆC GÌ KHI NHÂN DÂN VÀ TỔ QUỐC CẦN

          III. PHÁP LUẬT

          1. Những quy định mới sẽ có hiệu lực từ tháng 9/2021

          Khi tham gia bảo hiểm xã hội, phụ nữ mang thai sẽ có thêm những quyền lợi; Khi làm sổ đỏ không cần nộp bản sao giấy tờ tùy thân; Quy định mức trợ cấp ưu đãi đối với người có công… là những quy định mới được áp dụng từ ngày 1/9/2021.

 Người tham gia BHXH có thêm nhiều quyền lợi

Ngày 1/9/2021 là thời điểm có hiệu lực của Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội. Thông tư 06 có nhiều quy định mới liên quan trực tiếp đến quyền lợi đối với người tham gia BHXH bắt buộc, cụ thể như:

          - Bổ sung thêm trường hợp vợ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì chồng vẫn được hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con (trước đây chỉ quy định vợ không tham gia BHXH thì chồng mới được nhận khoản tiền này).

          - Bổ sung thêm trường hợp phải tham gia BHXH bắt buộc là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, đồng thời là người giao kết hợp đồng lao động từ 01 tháng trở lên.

          - Trường hợp lao động nữ mang thai đôi trở lên thì chế độ thai sản được hưởng tính theo số lượng con đã sinh, không kể còn sống hay đã mất (trước đây chỉ giải quyết chế độ thai sản cho con còn sống)...

          Khi làm sổ đỏ không cần nộp bản sao giấy tơ tùy thân

          Thêm một văn bản quan trọng cũng có hiệu lực từ ngày 1/9/2021 là Thông tư 09/2021/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư hướng dẫn Luật Đất đai.

          Theo Thông tư này, khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã chia sẻ và kết nối với dữ liệu của các ngành, lĩnh vực trong đó có lĩnh vực đất đai, người dân khi đi làm các thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay còn gọi là sổ đỏ) không cần phải nộp bản sao chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Sổ hộ khẩu.

          Thay vào đó, thông tin của người dân sẽ được khai thác từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Ngoài ra, Thông tư này cũng bổ sung hai trường hợp đăng ký biến động được cấp Sổ đỏ bao gồm: Thửa đất được tách ra để cấp riêng Sổ đỏ đối với trường hợp Sổ đỏ được cấp chung cho nhiều thửa; Thay đổi diện tích đất ở trong thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở do xác định lại diện tích đất ở theo quy định.

          Một trong những điểm mới khác của Thông tư này là quy định cụ thể về việc ghi thông tin trên Sổ đỏ trong trường hợp người dân tự nguyện tặng cho một phần thửa đất, để làm đường giao thông, công trình thủy lợi hoặc công trình công cộng khác…

          Quy định mức trợ cấp ưu đãi đối với người có công

          Từ ngày 15/9/2021, Nghị định 75/2021/NĐ-CP của Chính phủ về các quy định liên quan đến mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi đối với người có công có hiệu lực.

          Nghị định này quy định Bà mẹ Việt Nam anh hùng được hưởng mức trợ cấp ưu đãi hằng tháng là 4.872.000 đồng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến là 1.361.000 đồng; bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% trở lên được hưởng trợ cấp từ 1.695.000 đồng đến 4.137.000 đồng, tùy vào tỷ lệ tổn thương cơ thể…

          Cũng theo Nghị định, thân nhân của liệt sĩ khi đi thăm viếng mộ liệt sĩ sẽ được hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn cho tối đa ba ngày, mức hỗ trợ được tính là 3.000 đồng/1km/người. Mức hỗ trợ cất bốc hài cốt liệt sĩ được quy định là 4 triệu đồng cho mỗi hài cốt liệt sĩ, nếu thân nhân liệt sĩ không có nguyện vọng an táng hài cốt liệt sĩ trong nghĩa trang liệt sĩ thì được hỗ trợ kinh phí xây mộ liệt sĩ là 10 triệu đồng 1 mộ.

          Nghị định này có hiệu lực từ 15/9/2021 nhưng một số chế độ được áp dụng từ 1/7/2021 và 1/1/2022.  

          Mức bồi thường khi cải tạo lại chung cư cũ

          Từ ngày 1/9/2021, các quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư sẽ được áp dụng theo Nghị định 69/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

          Theo Nghị định này, trong trường hợp chủ sở hữu căn hộ chung cư có nhu cầu tái định cư tại chỗ, UBND cấp tỉnh quyết định hệ số bồi thường bằng 1 - 2 lần diện tích căn hộ cũ. Trường hợp chủ sở hữu căn hộ chung cư không có nhu cầu tái định cư tại chỗ, mà chủ đầu tư có nhà đất tại địa điểm khác để bố trí tái định cư, và chủ sở hữu có nhu cầu, thì được bố trí tái định cư như cơ chế tái định cư tại chỗ. Đặc biệt, trường hợp chủ sở hữu căn hộ chung cư không có nhu cầu tái định cư thì được bồi thường bằng tiền, theo giá trị căn hộ sau khi quy đổi theo hệ số nêu trên.  

          Về việc bố trí chỗ ở tạm thời cho người sở hữu nhà chung cư trong thời gian thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, Nghị định chỉ rõ: Trường hợp chủ sở hữu tự lo chỗ ở thì chủ đầu tư phải chi trả chi phí thuê nhà và các chi phí khác; Trường hợp không thể tự lo chỗ ở thì được bố trí chỗ ở tạm thời…  

          Bỏ danh hiệu học sinh tiên tiến ở cấp THCS và THPT

          Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo có rất nhiều quy định mới liên quan đến việc đánh giá học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.

          Thông tư này chính thức bỏ danh hiệu học sinh tiên tiến ở hai cấp học này, chỉ còn giữ lại danh hiệu học sinh xuất sắc và học sinh giỏi. Một quy định mới khác là Thông tư này cũng không còn quy định xếp loại học lực của học sinh, dựa vào điểm trung bình các môn học như trước đây. Thay vào đó, học sinh được đánh giá bằng hình thức nhận xét và điểm số.

          Hình thức đánh giá bằng nhận xét áp dụng với các môn: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mỹ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Hình thức đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số áp dụng cho các môn học còn lại.

          Các mức đánh giá học sinh bao gồm: Tốt, Khá, Đạt và Chưa đạt.

          Thông tư 22 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5/9/2021, tuy nhiên việc đánh giá học sinh theo Thông tư này được thực hiện theo lộ trình: Từ năm học 2021 – 2022, áp dụng với học sinh lớp 6. Từ năm học 2022 – 2023, áp dụng với học sinh lớp 7 và lớp 10. Từ năm học 2023 – 2024, áp dụng với học sinh lớp 8 và lớp 11. Từ năm học 2024 – 2025, áp dụng với học sinh lớp 9 và lớp 12. 

Link tham khảo: https://baotintuc.vn/chinh-sach-moi/nhung-quy-dinh-moi-se-co-hieu-luc-tu-thang-9-20210826122853075.htm

           Luật về phòng, chống covid-19

 

STT

Hành vi

Xử phạt

Căn cứ pháp lý

1

Người không đeo khẩu trang nơi công cộng, không giữ khoảng cách theo quy định khi tiếp xúc, ra ngoài khi không cần thiết

Phạt tiền tối đa 3 triệu đồng

Khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP

2

Người vứt khẩu trang đã sử dụng không đúng nơi quy định

- Vứt tại nơi công cộng: Phạt tối đa đến 1 triệu đồng.

- Vứt ra vỉa hè, đường phố: Phạt tối đa đến 2 triệu đồng.

- Điểm c, d Khoản 1 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP.

- Điểm a Khoản 18 Điều 1 Nghị định 55/2021/NĐ-CP.

3

Người nào che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh Covid-19 của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh

Phạt tiền tối đa 20 triệu đồng.

Điểm a Khoản 3 Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP

4

Người nào không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát dịch bệnh

Phạt tiền tối đa 3 triệu đồng.

Điểm a Khoản 2 Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP

5

Hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch

Phạt tiền tối đa 20 triệu đồng với cá nhân, 40 triệu đồng với tổ chức

Khoản 5 Điều 4; Điểm a Khoản 3 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP

6

Hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch

Phạt tiền tối đa 20 triệu đồng với cá nhân, 40 triệu đồng với tổ chức

Khoản 5 Điều 4; Điểm c Khoản 3 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP

7

Người không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có  dịch bệnh Covid- 19

Người không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch Covid-19, bị phạt tiền tối đa 30 triệu đồng

phạt tiền tối đa đến 30.000.000 đồng

Điểm a khoản 4 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP

8

Ai trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế để phòng, chống dịch có thể bị phạt tiền tối đa 20 triệu đồng hoặc bị xử lý theo điều 240 Bộ luật Hình sự trong trường hợp gây truyền dịch bệnh cho người khác 

Mức phạt tù tối đa 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm.

- Điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định 117/2020/NĐ-CP

- Điểm 1.1 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020.

- Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015

9

Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly mà làm gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý theo điều 295 Bộ luật Hình sự.

Mức phạt tù tối đa 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm.

- Điểm 1.2 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020.

- Điều 295 Bộ luật Hình sự 2015

 

10

Người nào không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối gây lây truyền Covid-19 cho người khác bị xử lý theo điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người

Mức phạt tù tối đa 12 năm tù và còn có thể bị phạt tiền tối đa đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm.

- Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015

- Điểm 1.1 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020.

 

11

Người nào đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, xuyên tạc về tình hình Covid-19 có thể bị phạt tiền tối đa 15 triệu đồng hoặc bị xử lý theo điều 288 Bộ luật Hình sự;

Mức phạt tù tối đa 7 năm tù và còn có thể bị phạt tiền tối đa 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm.

- Điểm a Khoản 3 Điều 99 và Điểm a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP

- Điểm 1.4 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020.

- Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015

 

12

Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh sẽ bị xử lý theo điều 330 Bộ luật Hình sự về tội Chống người thi hành công vụ.

Mức phạt tù tối đa 7 năm

- Điểm 1.9 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020.

- Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015

13

Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như quán bar, vũ trường, karaoke, dịch vụ massge, cơ sở thẩm mỹ...) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng, chống Covid-19, gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý theo điều 295 Bộ luật Hình sự về tội Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người

Mức phạt tối đa 12 năm tù và còn có thể bị phạt tiền tối đa đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm.

- Điểm 1.3 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020.

- Điều 295 Bộ luật Hình sự 2015

14

Người có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo sự khan hiếm giả tạo trong tình hình dịch bệnh để mua vét hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị xử lý về tội Đầu cơ theo điều 196 Bộ luật Hình sự

Phạt tù tối đa 15 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 200 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm.

- Điểm 1.8 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020.

- Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015

15

Người có hành vi lợi dụng dịch bệnh đưa ra thông tin không đúng sự thật về công dụng của thuốc, vật tư y tế về phòng, chống dịch bệnh nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị xử lý về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo điều 174 Bộ luật Hình sự 2015.

Mức phạt tù tối đa đến 20 năm hoặc chung thân và còn có thể bị phạt tiền tối đa đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản

- Điểm 1.6 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020.

- Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015

16

Người có trách nhiệm trong phòng, chống dịch bệnh nhưng không triển khai hoặc triển khai không kịp thời, không đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, theo điều 360 Bộ luật Hình sự 2015

Mức phạt tối đa 12 năm tù và còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.

- Điểm 1.10 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020.

- Điều 360 Bộ luật Hình sự 2015


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: