• :
  • :
Nữ Hiệu trưởng dùng đồng lương ít ỏi để mua đồ dùng học tập, xin quần áo cho học sinh nghèo Cùng nhau làm việc chưa từng có, cả trăm người dân nhìn đường lo lấp ló mà vui Giới thiệu Nghị định số 15/2023/NĐ-CP quy định về thí điểm thưởng hợp đồng đối với gói thầu xây lắp thuộc các dự án giao thông trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Đoàn viên thanh niên và thiếu niên nhi đồng huyện Ngọc Hồi hưởng ứng Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam năm 2024 Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho đoàn viên tại các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2024 Công an giúp dân tìm lại gần 1,2 tỷ đồng vứt nhầm trong thùng rác Nâng cao cảnh giác trước hành vi lợi dụng việc tổ chức “Học kỳ trong Quân đội” để lừa đảo trên địa bàn tỉnh Kon Tum Người lính biên phòng giúp dân vùng biên đuổi nghèo Giới thiệu Thông tư số 03/2023/TT-NHNN quy định ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN Hơn 200 cán bộ chiến sĩ công an Hà Tỉnh hiến máu tình nguyện CSGT nhặt được xấp tiền, trao trả cho người đánh rơi Giới thiệu Thông tư số 02/2023/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 5/2022

I. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO LỜI BÁC

Trong sự nghiệp hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến giai cấp công nhân như là động lực mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tiến bộ. Nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày Quốc tế lao động 1/5 (1/5/1886-1/5/2020), chúng ta nhìn lại dấu ấn Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời qua các sự kiện diễn ra vào Ngày Quốc tế lao động Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tại cuộc mít tinh chào mừng Ngày Quốc tế Lao động 1/5/1965.

 

Năm 1924, trên đất nước Xô-viết, lần đầu tiên, Bác Hồ tham dự kỷ niệm ngày 1-5. Cũng nhân dịp này, Người ký tên vào lời kêu gọi của Quốc tế nông dân gửi nông dân toàn thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh và củng cố tình đoàn kết chiến đấu với  giai cấp công nhân. Cũng ngày này, Bác Hồ nhận được giấy mời của Ban Chấp hành Quốc tế cộng sản tham gia cuộc mít-tinh kỷ niệm Ngày Quốc tế lao động 1-5 tại Hồng trường và phát biểu ý kiến tại cuộc mít-tinh của nhân dân lao động Matxcơva kỷ niệm ngày lễ lớn này. 

Tiếp sau đó, trong quyển "Đường kách mệnh" xuất bản năm 1927, khi trình bày về Quốc tế thứ hai, Bác Hồ đã nhấn mạnh nghị quyết Đại hội I về ý nghĩa của Ngày Quốc tế Lao động 1-5. Cùng nghị quyết này, Bác Hồ nhắc nhở nhân dân ta phải tiến hành kỷ niệm ngày lễ lớn này. 

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bác Hồ, trong quá trình chuẩn bị tiến tới thành lập Đảng, đặc biệt, từ sau khi Đảng ra đời, kỷ niệm ngày 1-5 trở thành một yêu cầu quan trọng, cần thiết đối với cách mạng của nhân dân ta vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

 Ngày 1-5-1929, Đại hội toàn quốc của Việt Nam Thanh niên Cách mệnh đồng chí Hội họp ở Hương Cảng được tiến hành. Cũng ngày này, nhiều nơi trong nước, công nhân bãi công, rải truyền đơn, treo cờ đỏ để kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động. 

Sau khi Đảng ra đời 3-2-1930, một làn sóng đấu tranh đòi độc lập nổ ra khắp nước, từ thành thị đến nông thôn. Nhân dân lao động đã tổ chức treo cờ Đảng ở nơi công cộng, rải truyền  đơn ở các đường phố, chợ búa, công sở địch. Nhiều cuộc mít-tinh biểu tình, bãi công, tuần hành thị uy được tiến hành ở nhiều nơi. 

Trên cơ sở làn sóng đấu tranh sôi sục ấy, Đảng chủ trương lấy việc kỷ niệm ngày 1-5 phát động một cao trào cách mạng rộng lớn. Đây là lần đầu tiên, kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động được  tổ chức công khai, rầm rộ, có quy mô lớn, gắn liền với cuộc đấu tranh cách mạng đang diễn ra là bước ngoặt của cao trào 1930-1931. 

Sau cao trào cách mạng 1930-1931, việc kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động, tuy không tiến hành rầm rộ ở bên ngoài, song vẫn được tổ chức đều đặn trong các lao tù của đế quốc. Các chiến sĩ cộng sản bị bắt giam kỷ niệm ngày 1-5 trong nhà tù để giữ vững  tinh thần đấu tranh, chuẩn bị bước vào cuộc đấu tranh mới tất thắng, song vô cùng khó khăn, gian khổ. Trong cao trào cách mạng dân chủ 1936-1939, lợi dụng nhiều điều kiện hoạt động  công khai hợp pháp, Đảng lãnh đạo nhân dân tổ chức  kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động một cách trọng thể, nhằm  đạt những mục tiêu cụ thể, thiết thực. Ở Sài Gòn, bộ phận công khai của Đảng tổ chức mít-tinh có hàng ngàn người tham gia với các  khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ, triệt để thi hành luật lao động, đòi tăng lương, giảm sưu thuế, chống chiến tranh, ủng hộ hòa bình, ủng hộ Liên Xô, ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Trung Quốc và Tây Ban Nha. Ở Hà Nội, cuộc mít-tinh được tổ chức một cách hợp pháp với 25 ngàn người thuộc các tầng lớp tham gia, hô to các khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ, chống phát - xít và chiến tranh. 

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, ngày 1-5 trở thành ngày hội lớn của nhân dân lao động, là một dịp biểu dương lực lượng mạnh mẽ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Ngày 1-5-1946, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, Ngày Quốc tế Lao động 1-5 được tổ chức kỷ niệm mít tinh trọng thể tại Hà Nội, với sự tham dự của 20 vạn nhân dân lao động. Nhân dịp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Lời kêu gọi: “Cùng đồng bào toàn quốc! Cùng anh chị em lao động! Ngày 1-5 là một ngày Tết chung cho tất cả các nước trên thế giới. Đó là một ý nghĩa đoàn kết rất sâu xa. Ở nước ta, lần này là lần đầu tiên đồng bào ta, anh chị em lao động ta được tự do đón tiếp ngày 1-5. Vậy nên nó có ý nghĩa đặc biệt sâu xa hơn nữa. Đối với chúng ta nó là một ngày để cho thế giới biết rằng: Ngày này chẳng những là ngày Tết Lao động, mà cũng là ngày nhân dân đoàn kết. Đoàn kết để giữ vững tự do dân chủ. Đoàn kết để kiến thiết nước nhà. Đoàn kết để xây dựng một đời sống mới”.

Từ sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đến nay, ngày 1-5 vừa là ngày kỷ niệm Quốc tế Lao động lại vừa là điểm xuất phát của nhiều phong trào thi đua lao động xây dựng quê hương. Có thể nói, Ngày Quốc tế Lao động 1-5 rõ ràng đã sớm đến với phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam. Công lao này trước tiên thuộc về Chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi vì, khi đưa phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ta gắn với phong trào công nhân thế giới, với mục tiêu chủ nghĩa xã hội, Bác Hồ đã hiểu rõ và làm cho nhân dân ta ý thức được ý nghĩa lịch sử và tác động của việc kỷ niệm Ngày Quốc  tế Lao động 1-5. 

Thấm nhuần tư tưởng của Bác Hồ, ngày Quốc tế Lao động hàng năm đã trở thành ngày hội lớn, ngày Tết đầy ý nghĩa của nhân dân lao động trên cả nước. Theo đó, nhân dân lao động trong cả nước đã và đang tích cực học tập và làm theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ra sức thi đua, lập nhiều thành tích, đoàn kết rộng rãi thắt chặt mối quan hệ gắn bó với nhau và với các tổ chức công đoàn trên thế giới, thực hiện đúng đường lối đối ngoại của Đảng, vì hòa bình, hợp tác phát triển, góp phần quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi tình tình đất nước đang có nhiều diễn biến phức tạp, những thời cơ mới đang đến nhưng cũng có không ít những thách thức lớn, người lao đông Việt Nam đã và đang chủ động, tự tin, phát huy truyền thống tốt đẹp nhất định sẽ tích cực lao động đề đạt được những thành quả to lớn hơn trong lao động sản xuất, góp phần thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng nhau phấn đấu đưa nước ta từng bước phát triển vững chắc, tiến đến mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa như Bác Hồ kính yêu hằng mong ước.

(Nguồn bqllang.gov.vn)

II. TRUYỀN THỐNG

1. Ngày Quốc tế Lao động (01/5)

Ngày quốc tế lao động 1/5 có nguồn gốc từ sự kiện nào trong lịch sử?

Chính vì thế,Ngày quốc tế lao động 1/5 có nguồn gốc từ cuộc bãi công tại thành phố Chicago.
Ý nghĩa ngày quốc tế lao động 1/5

Ngày 1/5 được xem là ngày mừng thắng lợi đã đạt được, nêu quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ mới và biểu lộ tình đoàn kết với những người lao động các nước khác. Ngày 1/5 cũng là ngày biểu dương cho lực lượng lao động, đấu tranh cho hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội.

Ngày nay, Ngày Quốc tế Lao động 1/5 là ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước ta, ngày đoàn kết giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Quốc tế lao động 1/5 đầu tiên ở Việt Nam

Tại Việt Nam, sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời (1930), giai cấp công nhân Việt Nam đã lấy ngày l/5 hàng năm làm ngày đỉnh cao của phong trào đấu tranh chống thực dân, đế quốc, giành độc lập - tự do - dân chủ, giành những quyền lợi kinh tế - xã hội.

Tại Việt Nam,Ngày Quốc tế Lao độngđầu tiên được tổ chức vào năm 1930. Ngày 1/5/1930 - lần đầu tiên trong lịch sử phong trào công nhân ở Đông Dương, giai cấp công nhân nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã biểu tình ngoài đường phố để biểu dương tình đoàn kết cách mạng với công nhân quốc tế, đồng thời đấu tranh trực diện với bọn đế quốc thực dân Pháp, đòi Pháp phải cải thiện điều kiện làm việc, phải tăng lương và thực hiện luật lao động ngày làm việc 8 giờ.

Đó là điểm bắt đầu cho cả cao trào 1930 - 1931 với đỉnh cao là phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh.

2. 118 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú (01/5/1904 - 01/5/2022)

 

3. 204 năm Ngày sinh C.Mác (5/5/1818 - 5/5/2022)

4. 68 năm Ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2022)

Với tinh thần dựa vào sức mình là chính, vũ khí thô sơ và tinh thần “Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”, quân và dân ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược quân sự của thực dân Pháp. Đến năm 1953, chúng ta đã làm chủ trên các chiến trường, tạo ra sự so sánh lực lượng có lợi cho ta. Để cứu vãn tình thế, thu - đông năm 1953, thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đã triển khai Kế hoạch Nava tăng cường binh lực và phương tiện chiến tranh, mưu toan trong vòng 18 tháng sẽ tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực của ta, kiểm soát lãnh thổ Việt Nam, giành lại thế chủ động trên chiến trường, làm cơ sở cho một giải pháp chính trị hòng tiếp tục sự chiếm đóng lâu dài.

Khi phát hiện hướng tiến công chiến lược của ta vào Tây Bắc, Lai Châu và Thượng Lào, Bộ chỉ huy quân viễn chinh Pháp đã cho quân nhảy dù chiếm Điện Biên Phủ, xây dựng nơi đây thành căn cứ quân sự kiên cố. Điện Biên Phủ là cứ điểm có ý nghĩa chiến lược khống chế cả một vùng rộng lớn của Tây Bắc và Thượng Lào.

Tuy nằm ngoài dự kiến ban đầu của Kế hoạch Nava, nhưng các tướng lĩnh Pháp và Mỹ đã tăng cường lực lượng, xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh. Ở đây tập trung 16.200 quân gồm 21 tiểu đoàn trong đó có 17 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng, 1 phi đội không quân, 1 đại đội vận tải cơ giới. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được bố trí thành 3 phân khu Bắc, Trung, Nam với 49 cứ điểm, huy động toàn bộ lính dù và 40% lực lượng cơ động tinh nhuệ nhất của Pháp ở Đông Dương; hai sân bay Mường Thanh và Hồng Cúm mỗi ngày có thể vận chuyển khoảng 200 đến 300 tấn hàng và thả dù từ 100 đến 150 quân, đảm bảo nguồn tiếp viện trong quá trình tác chiến. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm phòng ngự mạnh nhất của Pháp ở Đông Dương lúc bấy giờ, như “một pháo đài không thể công phá”, là nơi thu hút để tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta và là quyết chiến điểm của Kế hoạch Nava.

Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị họp và nhận định, đánh Điện Biên Phủ là một trận chiến lớn nhất của quân đội ta từ trước tới nay và có ý nghĩa quân sự, chính trị và ngoại giao rất quan trọng. Trên tinh thần đó, Bộ Chính trị đã quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, thông qua phương án tác chiến, thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch, Đảng uỷ mặt trận do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng uỷ chiến dịch. Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng cung cấp mặt trận do đồng chí Phạm Văn Đồng làm Chủ tịch. Mọi công việc chuẩn bị cho chiến dịch được tiến hành khẩn trương với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, các đơn vị bộ đội chủ lực nhanh chóng tập kết, bạt rừng, xẻ núi mở đường kéo pháo, xây dựng trận địa, sẵn sàng tiến công địch; dân công, thanh niên xung phong bất chấp bom đạn bảo đảm hậu cần phục vụ chiến dịch.

Ngày 25/1/1954, các đơn vị bộ đội ta ở vị trí tập kết sẵn sàng nổ súng theo phương châm tác chiến “đánh nhanh, giải quyết nhanh”. Nhưng nhận thấy địch đã tăng cường lực lượng phòng ngự vững chắc, Bộ Chỉ huy và Đảng ủy chiến dịch đã đưa ra quyết định mới: giữ vững quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thay đổi phương châm tác chiến sang “đánh chắc, tiến chắc”. Thực hiện phương châm mới, trận quyết chiến Điện Biên Phủ đã diễn ra trong 3 đợt:

- Đợt 1: Từ ngày 13 đến 17/3/1954, quân ta đã dũng cảm tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam và đồi Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía bắc của tập đoàn cứ điểm, diệt và bắt sống trên 2000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, xóa sổ 1 trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường Thanh.

- Đợt 2: Từ ngày 30/3 đến ngày 30/4/1954, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía đông phân khu trung tâm, thắt chặt vòng vây, chia cắt và liên tục tiến công, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho tập đoàn cứ điểm. Đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào. Đặc biệt tại đồi C1 ta và địch giằng co nhau tới 20 ngày, đồi A1 giằng co tới 30 ngày. Sau đợt tấn công thứ 2 khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại pháo của ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ.

- Đợt 3: Từ ngày 1/5 đến ngày 7/5/1954, quân ta đánh chiếm các cứ điểm phía đông và mở đợt tổng công kích. Đêm ngày 6/5, tại đồi A1 trận chiến đấu giữa ta và địch diễn ra quyết liệt, quân ta xông lên tiêu diệt từng lô cốt, nổ phá từng hầm ngầm. Tên quan tư chỉ huy đồi A1 và khoảng 400 tên địch còn sống sót đã ra đầu hàng.

17 giờ 30 phút ngày 7/5, ta chiếm sở chỉ huy trung tâm, tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Bộ Tham mưu và binh lính tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ kéo cờ trắng ra hàng. Lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của quân đội ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch. Ngay trong đêm đó quân ta tiếp tục tiến công phân khu Nam, đánh địch tháo chạy về Thượng Lào, đến 24 giờ toàn bộ quân địch đã bị bắt làm tù binh.

Sau 55 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng của địch. Ngày 7/5/1954 trở thành ngày kỷ niệm kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ; chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp trên bán đảo Đông Dương; bảo vệ và phát triển thành quả Cách mạng tháng Tám; giải phóng miền Bắc, tạo cơ sở vững chắc để tiến lên giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã củng cố niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

68 năm trôi qua, Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng làm lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Có được chiến thắng này trước hết được bắt nguồn từ sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt cả cuộc kháng chiến, nhất là ở những thời điểm có tính bước ngoặt quan trọng của cuộc chiến tranh, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nắm vững lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, phát động cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, xây dựng và sử dụng lực lượng vũ trang cách mạng làm nòng cốt; đánh địch bằng cả sức mạnh của thời đại ngày nay trong sự kết hợp chặt chẽ với kinh nghiệm truyền thống của dân tộc, của nhân loại; đánh địch bằng sức mình là chính, đồng thời tranh thủ tối đa sự ủng hộ mọi mặt của các nước xã hội chủ nghĩa và bè bạn khắp 5 châu; chủ động tạo nên sự chuyển hóa căn bản về thế và lực, làm cho sức ta càng đánh càng mạnh và đẩy quân địch vào tình thế ngày càng khốn đốn, phải đầu hàng vô điều kiện. Chứng minh một chân lý của thời đại: các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định giành thắng lợi./.

5. Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15/5/1941 - 15/5/2022)

SỰ RA ĐỜI CỦA ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
     Đảng Cộng Sản Việt Nam thành lập vào ngày 03/02/1930. Từ đó, phong trào đấu tranh chống đế quốc và phong kiến dưới sự lãnh đạo của Đảng ngày càng phát triển. Trong đấu tranh giành độc lập tự do, Bác Hồ và Đảng luôn quan tâm đến thế hệ trẻ vì đó là một lực lượng quan trọng trong công cuộc cách mạng cứu quốc, và chỉ một năm sau ngày thành lập, Đảng đã thấy rõ tầm quan trọng của việc thành lập tổ chức Đoàn, ngày 26/3/1931, tại Hội nghị lần thứ 2 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết thành lập tổ chức Đoàn Thanh niên, tiếp theo sau đó, tại Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Đảng vào tháng 5/1941, Trung ương Đảng đã ra quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh đoàn kết đánh Tây, đuổi Nhật, giành độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam.
      Ngay sau đó, vào ngày 15/5/1941 lịch sử, tại thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, tổ chức Hội Nhi đồng Cứu quốc (nay là Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh) đầu tiên được thành lập với 5 đội viên là Nông Văn Dền (tức Kim Đồng) được bầu làm Đội trưởng, Nông Văn Thàn (tức Cao Sơn), Lý Văn Tịnh (tức Thanh Minh), Lý Thị Nì (tức Thủy Tiên), Lý Thị Xậu (tức Thanh Thủy).
  Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam sáng lập, được Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách, từ những ngày đầu thành lập, là thành viên của Mặt trận Việt Minh, Đội hoạt động theo điều lệ của Mặt trận Việt Minh với nội dung: “Dự bị giúp đánh Tây, đánh Nhật Bản cho Việt Nam hoàn toàn độc lập”. Điều đó cho thấy, Đội luôn là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho Đội viên. Đứng dưới cờ Đội quang vinh, Đội viên được phát triển mọi khả năng trong hoạt động, học tập, vui chơi, cống hiến sức mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
 ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH – 81 NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH
     Từ ngày được thành lập đến nay, theo sự nghiệp cách mạng của Đảng và được Đoàn phụ trách, Đội càng ngày càng phát triển. Theo từng thời kỳ, Đội đã đổi tên cho phù hợp với yêu cầu của cách mạng và nguyện vọng của thiếu niên, nhi đồng như Đội Nhi đồng Cứu quốc, Đội Thiếu niên Tháng Tám, Đội Thiếu niên tiền phong Việt Nam và ngày 30/01/1970, thể theo nguyện vọng của thiếu niên, nhi đồng cả nước, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết cho Đội được mang tên Bác Hồ kính yêu: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
      Sau ngày 15/5/1941, vâng theo lời Bác dạy, cùng cha anh làm cách mạng, Đội thiếu nhi cứu quốc được thành lập ở khắp các địa phương trong cả nước. Các đội viên, thiếu nhi tích cực tham gia hoạt động cách mạng như làm liên lạc, trinh sát, bảo vệ trật tự trị an, bảo vệ xóm làng, tham gia lao động tiết kiệm, xoá mù chữ... đã lập công xuất sắc như Đội thiếu niên du kích Đình Bảng, Đội thiếu nhi Bát Sắt (Hà Nội), Đội Thiếu nhi Thành Huế, Đội Thiếu nhi Đồng Tháp Mười... nhiều đội viên thiếu nhi anh hùng xuất hiện như Kim Đồng, Dương Văn Nội, Phạm Ngọc Đa, Vừ A Dính... của thời kỳ chống Pháp đã trở thành những gương sáng cho các thế hệ thiếu nhi Việt Nam noi theo, làm sáng ngời trang sử của Đội Thiếu niên Tiền phong.
      Suốt 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, lớp lớp thiếu nhi Việt Nam ở hai miền Nam, Bắc đã góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc như: Phong trào Trần Quốc Toản do Bác Hồ phát động năm 1948, phong trào “Vì miền Nam ruột thịt”, “Việc nhỏ, chí lớn, chống Mỹ cứu nước”, “Làm nghìn việc tốt thực hiện 5 Điều Bác Hồ dạy”, đã có nhiều tập thể Đội và cá nhân đội viên giành danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ”, nhiều đội viên thiếu niên tiền phong đã trở thành dũng sĩ diệt Mỹ, diệt nguỵ, các anh hùng thiếu nhi quên thân mình hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng xóm làng như Trần Văn Thọ, Nguyễn Bá Ngọc, Kơpa Kơlơng, Trần Văn Uẩn...
Vâng lời Bác dạy:

“Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tuỳ theo sức của mình
Để tham gia kháng chiến
Để giữ gìn hoà bình”.

      Đội viên thiếu niên tiền phong và thiếu nhi Việt Nam đã không ngừng tu dưỡng và rèn luyện, tích cực xây dựng tổ chức Đội, góp sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp cách mạng chung. Suốt những năm qua, các phong trào và hoạt động của Đội luôn gắn liền với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, gắn liền với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đội đã tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với lứa tuổi theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, dưới sự hướng dẫn của các anh chị phụ trách, tạo cho thiếu niên nhi đồng biết vượt khó để học tập tốt, rèn luyện tốt, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, Cháu ngoan Bác Hồ, mai này trở thành người công dân mới, góp phần xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp.
       Phong trào “Kế hoạch nhỏ” (1958) để tiết kiệm làm ra của cải vật chất như xây dựng Nhà máy nhựa Thiếu niên Tiền phong (1959 đi vào hoạt động), Đoàn tàu lửa chạy trên đường sắt Thống Nhất (1979), Khách sạn Khăn quàng đỏ (1987)... và hàng nghìn công trình khác ở các địa phương đã tạo nên những cơ sở vật chất văn hóa cho thiếu nhi và xã hội. Phong trào xây dựng Hợp tác xã Măng non, lập các quỹ “Vì bạn nghèo”, “Hỗ trợ tài năng trẻ”, quỹ Vừ A Dính, Đôrêmon, Giải thưởng Kim Đồng... đã thu hút hàng tỷ đồng nhằm giúp đỡ hàng nghìn bạn có hoàn cảnh khó khăn có thêm điều kiện sinh hoạt và học tập, hoà nhập với cộng đồng. Các phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, Cháu ngoan Bác Hồ”; phong trào “Hành quân theo bước chân những người anh hùng”, “Về với cội nguồn”, “Vì điểm tựa tiền tiêu”, “áo lụa tặng bà”, “Địa chỉ nghĩa tình”... đã thu hút hàng triệu em tham gia. Thông qua các hoạt động đó, các em được tự rèn luyện và được giáo dục những truyền thống cách mạng, những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
         81 năm qua, những trang vàng sử Đội và hào khí truyền thống của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh mỗi ngày một sáng. Lịch sử đó, truyền thống đó gắn liền với phong trào thiếu nhi Việt Nam và là một bộ phận không thể tách rời trong lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc và lịch sử Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh... Với những cống hiến của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và thiếu niên, nhi đồng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Đội (tháng 5/2001), Nhà nước ta đã quyết định trao tặng Huân chương Sao vàng - phần thưởng cao quý nhất của Đảng và Nhà nước cho Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Thành tích đó đã đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát triển của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và lớp lớp thiếu nhi Việt Nam.

6. 81 năm Ngày thành lập Mặt trận Việt Minh (19/5/1941 - 19/5/2022)

Sự ra đời của Mặt trận Việt Minh

Nhận thấy sự chuyển biến của tình hình thế giới và trong nước có lợi cho cách mạng Việt Nam, ngày 28/1/1941 Nguyễn Ái Quốc về nước (sau hơn 30 năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài). Tháng 5/1941, Người triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (khóa I) của Đảng ở Khuổi Nậm, Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, quyết định sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng - khẳng định giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam. 

Để hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, phải vận dụng phương pháp hiệu triệu hết sức thống thiết, làm sao đánh thức được tinh thần dân tộc cho Nhân dân, nên Mặt trận không thể gọi như trước mà phải dùng tên khác phù hợp hơn với nhiệm vụ cách mạng giai đoạn hiện tại. Bởi vậy, theo đề nghị của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh, gọi tắt là Mặt trận Việt Minh nhằm tập hợp và đoàn kết rộng rãi các giai cấp, các dân tộc, tôn giáo, các giới... vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng.

Ngày 19/5/1941, Mặt trận Việt Minh ra đời thay cho Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương và đặt ra nhiệm vụ giúp đỡ các dân tộc Lào và Campuchia thành lập mặt trận dân tộc của nước mình. Mặt trận Việt Minh lấy lá cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh làm huy hiệu, khẩu hiệu chính là: phản Pháp - kháng Nhật - liên hoa - độc lập.

Việc quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh là một chủ trương hết sức sáng suốt của Trung ương Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy sự phát triển phong trào cách mạng giải phóng dân tộc mà đỉnh cao là thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Mặt trận Việt Minh với thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945

Về tổ chức: Mặt trận Việt Minh được tổ chức theo hệ thống từ Trung ương đến cơ sở: Ở cấp xã có Ban Chấp hành Việt Minh do các đoàn thể Việt Minh ở làng hay xã cử ra; ở cấp tổng, huyện (hay phủ, châu, quận); tỉnh, kỳ có Ban Chấp ủy Việt Minh của mỗi cấp tương ứng; ở cấp toàn quốc có Tổng bộ Việt Minh.

Về chủ trương: Mặt trận Việt Minh liên hiệp hết thảy các tầng lớp nhân dân không phân biệt tôn giáo, đảng phái, xu hướng chính trị nào, giai cấp nào, đoàn kết chiến đấu để đánh đuổi Pháp - Nhật giành quyền độc lập cho xứ sở; giúp đỡ Ai Lao Độc lập Đồng minh và Cao Miên Độc lập Đồng minh để cùng thành lập Đông Dương Độc lập Đồng minh. Sau khi đánh đuổi được đế quốc Pháp, Nhật, sẽ thành lập một Chính phủ nhân dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lấy lá cờ đỏ ngôi sao vàng năm cánh làm lá cờ toàn quốc.

Mặt trận Việt Minh xác định các chính sách về chính trị (8 điểm), kinh tế (7 điểm), văn hóa (3 điểm), xã hội (5 điểm), ngoại giao (4 điểm) và đối với các tầng lớp Nhân dân (10 điểm) là công nhân, nông dân, binh lính, học sinh, phụ nữ, thương nhân, viên chức.

Ngày 6/6/1941, Nguyễn Ái Quốc có thư gửi tới đồng bào cả nước, giới thiệu tinh thần Người chỉ rõ cơ hội giải phóng đã đến và nhấn mạnh: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa bỏng”.

Tháng 10/1941, Việt Minh công bố Tuyên ngôn, Chương trình và Điều lệ, đây là lần đầu tiên một Mặt trận Dân tộc Thống nhất trình bày công khai đường lối, chính sách, phương pháp tiến hành và tổ chức lực lượng đấu tranh để thực hiện mục đích cứu nước của mình.

Ngày 7/5/1944, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị về sửa soạn khởi nghĩa, tháng 10/1944, Bác Hồ có thư gửi đồng bào cả nước thông báo chủ trương của Đảng triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc. Ngày 22/12/1944, Bác Hồ ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Thực hiện Chỉ thị, một cao trào cách mạng đã xuất hiện ở nhiều nơi; khu giải phóng Việt Bắc gồm 6 tỉnh được thành lập kêu gọi đồng bào dũng cảm tiến lên dưới ngọn cờ của Việt Minh hãy “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.

Ngày 15/3/1945, Việt Minh ra lời kêu gọi kháng Nhật cứu nước, chỉ rõ phát xít Nhật là kẻ thù số một của Nhân dân châu Á và của cả loài người, kêu gọi:

“Hỡi quốc dân đồng bào!

Giờ kháng Nhật cứu nước đã đánh. Kíp nhằm theo lá cờ đỏ sao vàng năm cánh của Việt Minh:

Tiến lên!

Xông tới!

Cứu nước, cứu nhà!

Lấy máu đào rửa hận cho Tổ quốc. Ráng hết sức chặt xiềng phá ách, giằng lại giang sơn!

Đánh đuổi giặc Nhật!

Tiễu trừ Việt gian, Pháp gian và Hán gian!

Cách mạng Việt Nam thành công muôn năm!

Chính quyền cách mạng của nhân dân Việt Nam muôn năm!

Nước Việt Nam Cộng hòa Dân chủ muôn năm!” 

Ngày 25/3/1945, Việt Minh phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước trên khắp cả nước, Báo Cờ giải phóng số 11 (ngày 25/3/1945) đăng lời Hiệu triệu của các đoàn thể cứu quốc trong Việt Minh, phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước. Lời Hiệu triệu nêu rõ cần lãnh đạo, hướng dẫn quần chúng nhân dân chuyển qua các hình thức đấu tranh cao, như: biểu tình chính trị, tiến hành thị uy võ trang, mít tinh công khai giữa đình hay giữa chợ... từ đó, nhiều nơi quần chúng thợ thuyền tự động bãi công, học sinh bãi khóa.

Ngày 14/8/1945, Tổng bộ Việt Minh ra lời Hiệu triệu quốc dân đồng bào nêu rõ: “Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng Minh, quân Đồng Minh sắp tràn vào Đông Dương, rời Tổng khởi nghĩa đã đánh. Trước cơ hội có một không hai, toàn thể dân tộc ta phải đem hết lực lượng, dùng hết can đảm, bao quanh đạo quân Giải phóng Việt Nam, mang xương máu ra đánh đuổi giặc Nhật, đổi lấy tự do, hạnh phúc cho nhân dân”.

Đại hội Quốc dân do Tổng bộ Việt Minh triệu tập họp ở Tân Trào (tỉnh Tuyên Quang) trong hai ngày 16 và 17/8/1945 đã nhiệt liệt tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa do Đảng Cộng sản kiến nghị, thông qua Lệnh khởi nghĩa và 10 chính sách lớn của Việt Minh, quyết định Quốc kỳ, Quốc ca. “Đại hội đã cử ra Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam, sau này trở thành Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm chủ tịch; trong vòng hai tuần lễ chính quyền địch hoàn toàn sụp đổ, Ủy ban nhân dân lâm thời được thành lập khắp các địa phương trong cả nước. Ngày 2/9/1945 tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam).

7. 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2022)

Cứ đến ngày 19/5 hàng năm, ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng bào, chiến sĩ ai cũng muốn có một món quà kính tặng Người. Nhưng với Bác Hồ, Người từng nói: “Món quà quý nhất đối với tôi là những báo cáo thành tích thi đua ái quốc” và chính vì thế, mỗi dịp sinh nhật Bác là một lần chúng ta lại thấy sáng ngời đức tính giản dị, khiêm nhường của con người vĩ đại ấy.

      Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự hội tụ đẹp nhất và trọn vẹn nhất về phẩm chất đạo đức cách mạng. Người không chỉ để lại cho dân tộc ta một sự nghiệp cách mạng vĩ đại, mà còn để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một di sản cao quý, đó là tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức cao đẹp, suốt đời hy sinh phấn đấu quên mình cho đất nước và hạnh phúc của nhân dân.

      Sinh thời, với cương vị là Chủ tịch Nước, là lãnh tụ tối cao của Đảng, nhưng cứ đến dịp 19-5, kỷ niệm Ngày sinh của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn từ chối những lễ nghi phiền phức, Bác thường dặn trước các địa phương, các cơ quan là không nên tổ chức linh đình vì Người sợ tốn thời giờ, tiền bạc của nhân dân trong lúc đời sống và cuộc chiến đấu của nhân dân ta còn nhiều khó khăn, gian khổ.

 Ngày 19-5-1946 cũng là lần đầu tiên một hình thức mừng sinh nhật Bác được tổ chức như để biểu thị khối đại đoàn kết của toàn dân, toàn quân quanh vị lãnh tụ của một quốc gia non trẻ đang đương đầu với những thử thách to lớn. Hôm đó, tại Bắc Bộ phủ, Bác Hồ đã tiếp đại biểu Thiếu nhi Thủ đô, tự vệ, hướng đạo sinh và các đại biểu Nam bộ đến chúc thọ, Bác đã chụp ảnh chung với các cháu thiếu nhi và nói chuyện với các đại biểu Nam Bộ. Đáp lại tình cảm của mọi người, Bác nói “Thật ra, các bác ở đây làm to sinh nhật tôi, chứ tuổi 56 chưa có gì đáng chúc thọ, cũng hãy còn như thanh niên cả, mà trước các anh, các chị, trước cảnh êm vui ở Bắc đây, tôi thật thấy làm xấu hổ rằng trong Nam chưa được thái bình”… Qua mỗi dịp kỷ niệm Ngày sinh nhật của Bác, chúng ta đều thấy một sự giản dị, khiêm tốn đến cao thượng. Đó là dịp để chúng ta soi vào tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời của Bác, học tập đức tính khiêm tốn, giản dị, mẫu mực của Bác.

      Hơn 1 thế kỷ đã qua, tuy Bác đã đi xa, nhưng hình ảnh của Người vẫn luôn hiện hữu trong trái tim của hàng triệu người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế, nhất là trong ngày sinh nhật của Người.  Bày tỏ về cảm xúc, tình cảm của mình trong ngày sinh nhật Chủ tịch HCM 19/5, Ông Tạ Tuấn Sửu - người dân ở xã Tri Thủy chia sẻ: “ Mỗi lần đến ngày sinh Chủ tịch HCM 19/5 bản thân tôi lại thấy rất bồi hồi, xúc động khi nhớ lại  hình ảnh của Bác. Một con người hết lòng vì nước, vì  dân, phẩm chất  đạo đức cao quý, giản dị của Người khiến  bản thân tôi và hàng triệu người dân Việt Nam luôn học tập và  noi theo. Bản thân tôi thường căn dặn  con cháu  mình phải học tập, làm theo Bác trở thành những người có ích cho xã hội…

      Còn đây là chia sẻ của em Nguyễn Duy Anh, học sinh lớp 5 trường Tiểu học TTPX bày tỏ “ Mừng ngày sinh nhật Bác Hồ kính yếu, là một thiếu niên nhi đồng em  rất vui mừng, em sẽ cố gắng nỗ lực học tập thật giỏi để xứng đáng  với 5 điều Bác Hồ dậy

      Mặc dù, Bác đã đi xã nhưng Người đã để lại cho Đảng ta, nhân dân ta di sản vô cùng quý giá. Đó là thời đại Hồ Chí Minh; là tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người mãi là biểu tượng cách mạng, ngọn hải đăng dẫn đường cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, mãi là tấm gương sáng ngời cho lớp lớp các thế hệ người Việt Nam tiếp nối, noi theo.

      Học tập tấm gương của Bác, những năm qua, Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân huyện Phú Xuyên đã ra sức thi đua, lập nhiều thành tích trên mọi lĩnh vực để phát triển KT-XH, đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân;  đồng thời  đẩy mạnh triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị  về “ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HCM” tới Đảng bộ, chính quyền và mọi tầng lớp nhân dân. Qua đó, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; xây dựng quê hương Phú Xuyên ngày càng giàu đẹp, văn minh.

      Kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là dịp để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bày tỏ tình cảm, sự tri ân sâu sắc đối với công lao vĩ đại của vị lãnh tụ kính yêu, nguyện mãi mãi đi theo con đường Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó, nâng cao tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, khát vọng cống hiến, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra./.

8. 121 năm Ngày sinh đồng chí Phùng Chí Kiên (18/5/1901 - 18/5/2022)

Đồng chí Phùng Chí Kiên (1901 - 1941), tên khai sinh là Nguyễn Vĩ, sinh ra trong một gia đình nông dân ở làng Mỹ Quan Thượng, tổng Vạn Phần, nay là xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Được cha mẹ cho ăn học, sau khi đỗ sơ học, đồng chí Phùng Chí Kiên phải nghỉ học sớm để làm ruộng giúp gia đình.

Năm 1925, đồng chí Phùng Chí Kiên tham gia Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Tháng 10 năm 1926, đồng chí được giới thiệu sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện do Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên tổ chức. Sau khi học xong, đồng chí được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giới thiệu vào học Trường Quân sự Hoàng Phố (khóa 5) với tên là Mạch Văn Liễu. Tháng 10 năm 1927, đồng chí tham gia khởi nghĩa Quảng Châu, do có khả năng về quân sự, đồng chí được các đồng chí Trung Quốc bổ nhiệm làm Liên trưởng (Đại đội trưởng). Tháng 12 năm 1929, đồng chí Phùng Chí Kiên được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc, sau đó được điều đến làm việc tại Trường Quân chính của Hồng quân Trung Quốc. Hoạt động trong Hồng quân, đồng chí Phùng Chí Kiên đã tham gia 50 trận đánh chống quân Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch.

Cuối năm 1930, đồng chí Phùng Chí Kiên được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Đầu năm 1931, đồng chí được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giới thiệu sang học tại Trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản tại Moscow. Trên đường đi, đồng chí bị địch bắt giam gần 1 năm (từ tháng 3 năm 1931 đến tháng 01 năm 1932). Tháng 4 năm 1932, đồng chí Phùng Chí Kiên bí mật sang Liên Xô, vào học Trường Đại học Phương Đông (khóa 6, từ 1932 đến tháng 3 năm 1934) với tên Nga là Kan. Tại đây, cùng các môn học khoa học xã hội, quân sự, đồng chí còn tranh thủ học thêm môn Toán, Vật lý, thành thạo mật mã quân sự và vô tuyến điện.

Sau khi tốt nghiệp, đồng chí Phùng Chí Kiên về Trung Quốc, cùng Ban Chỉ huy hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương chuẩn bị và triệu tập Đại hội Đảng lần thứ nhất tại Ma Cao. Đại hội đã bầu đồng chí Phùng Chí Kiên vào Ban Chấp hành Trung ương và Ban Thường vụ.

Tháng 8 năm 1936, đồng chí Phùng Chí Kiên về nước hoạt động. Từ ngày 25 tháng 8 đến ngày 4 tháng 9 năm 1937, đồng chí tham dự Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (mở rộng) tại Bà Điểm, Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh). Tháng 10 năm 1937, theo sự phân công của Đảng, đồng chí Phùng Chí Kiên rời Sài Gòn trở lại Hong Kong thay cho đồng chí Lê Hồng Phong về nước hoạt động. Đầu năm 1940, đồng chí Phùng Chí Kiên gặp lại lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tại Côn Minh.

Đầu tháng 1 năm 1941, tại Nậm Quang (Tĩnh Tây, Quảng Tây, Trung Quốc), đồng chí Phùng Chí Kiên được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao phụ trách lớp huấn luyện cho hơn 43 thanh niên để trở về nước hoạt động, xây dựng cơ sở và phong trào cách mạng. Vừa phụ trách lớp học, đồng chí vừa trực tiếp biên soạn tài liệu về phần quân sự, về khởi nghĩa vũ trang và du kích. Những bài giảng cho lớp học này là một tài liệu quý cho các cán bộ lãnh đạo, chỉ huy học tập và nghiên cứu, vận dụng trong thực tiễn Cách mạng tháng Tám sau này.

Ngày 28 tháng 1 năm 1941, đồng chí Phùng Chí Kiên đi cùng lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước. Từ ngày 10 đến ngày 19 tháng 5 năm 1941, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (Cao Bằng), đồng chí Phùng Chí Kiên được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, phụ trách công tác quân sự của Đảng và được cử trực tiếp làm Tổng Chỉ huy khu căn cứ Bắc Sơn – Vũ Nhai. Tại đây, tháng 6 năm 1941, Đội du kích Bắc Sơn được đổi tên thành Đội Cứu quốc quân Bắc Sơn. Đây là Trung đội Cứu quốc quân I, do đồng chí Phùng Chí Kiên làm Chỉ huy trưởng.

Tháng 7 năm 1941, thực dân Pháp huy động hơn 4.000 quân càn quét Khu căn cứ Bắc Sơn - Vũ Nhai. Đồng chí Phùng Chí Kiên chỉ huy Trung đội Cứu quốc quân I cùng nhân dân chống địch càn quét để các đồng chí Trung ương rút khỏi vòng vây về khu an toàn.

Tháng 8 năm 1941, lực lượng Cứu quốc quân rút khỏi căn cứ Bắc Sơn chia thành hai bộ phận: Bộ phận thứ nhất do đồng chí Hoàng Văn Thái chỉ huy rút lên biên giới Việt - Trung an toàn. Bộ phận thứ hai do đồng chí Phùng Chí Kiên và đồng chí Lương Văn Tri chỉ huy rút từ Khuổi Nọi (Bắc Sơn, Lạng Sơn) lên châu Na Rì, Ngân Sơn (Bắc Kạn) thì bị địch phục kích. Cứu quốc quân đã anh dũng đánh trả, tiếp tục hành quân. Đến làng Khau Phàn, xã Bằng Đức, châu Ngân Sơn, đội lại bị phục kích. Mặc dù bị thương nặng, đồng chí Phùng Chí Kiên vẫn kiên cường chiến đấu để các đội viên thoát khỏi vòng vây. Sau đó, đồng chí đã anh dũng hy sinh vào ngày 21 tháng 8 năm 1941.

Hai năm sau ngày đồng chí Phùng Chí Kiên hy sinh, Báo Cờ Giải phóng đăng bài: “Gương hy sinh nhớ tiếc anh Phùng” của Sóng Biển. Bài báo có đoạn viết “Thế là một chiến sĩ tài ba, lỗi lạc đã bỏ mình… Cái chết của anh thật là một sự thiệt thòi cho Đảng. Nó còn gieo nỗi thương tiếc cho các đồng chí. Anh Phùng đã mất. Nhưng tinh thần anh vẫn sống mãi với non sông” (Báo Cờ Giải phóng, ngày 26 tháng 8 năm 1943).

Ghi nhận công lao to lớn của đồng chí Phùng Chí Kiên đối với Đảng và quân đội, năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký quyết định truy phong hàm cấp tướng cho đồng chí. Đồng chí là một tấm gương đức độ, mẫu mực, một nhà quân sự tài năng của Đảng. Phùng Chí Kiên là người lãnh đạo văn võ song toàn, không chỉ cùng Trung ương giữ vững sự lãnh đạo của Đảng trong những năm khó khăn nhất khi địch đàn áp khốc liệt, đồng chí còn là người trực tiếp tham gia củng cố tổ chức Đảng ở trong và ngoài nước, góp phần khôi phục phong trào và trực tiếp chuẩn bị, tham gia cao trào cách mạng trước Cách mạng Tháng Tám.

Người chiến sĩ Phùng Chí Kiên đã dành trọn cuộc đời cho cách mạng, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Đảng và Nhân dân. Để tôn vinh đồng chí Phùng Chí Kiên, quê hương Nghệ An đã xây dựng Khu tưởng niệm đồng chí Phùng Chí Kiên. Tên đồng chí đã được đặt cho nhiều con đường ở Hà Nội, Vinh, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

Phòng Lý luận chính trị - Lịch sử Đảng

Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM

III. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH THIẾU NHI THÁNG 4/2022.

1. Công tác tuyên truyền, giáo dục

- Công tác giáo dục truyền thống được Ban Thường vụ Tỉnh đoàn triển khai rộng khắp gắn với các sự kiện lịch sử, chính trị, văn hóa của đất nước, của tỉnh, cụ thể: tổ chức Chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 âm lịch); kỷ niệm ngày sinh Lê-nin (22/4/1870-22/4/2022); 47 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2022); ngày Quốc tế Lao động 1/5. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng đến các cấp bộ đoàn trong việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016; Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị; Kế hoạch số 20-KH/TU, ngày 06/9/2021; Kế hoạch số 29-KH/TU, ngày 14/02/2022 thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2022 gắn với chuyên đề của tỉnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về đẩy mạnh đổi mới sáng tạo; thực hiện trách nhiệm nêu gương; khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đưa Lâm Đồng phát triển nhanh, toàn diện và bền vững”.

- Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tiếp tục chỉ đạo 100% các cấp bộ đoàn trên địa bàn tiếp tục triển khai các công trình, phần việc chào mừng Đại hội đoàn các cấp tiến tới Đại hội đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI, nhiệm kỳ 2022 - 2027; thông tin các kiến thức, nội dung quan trọng về Đại hội đoàn đến đông đảo đoàn viên, thanh thiếu nhi trên cổng thông tin điện tử, website, fanpage tỉnh đoàn; tuyên truyền những mô hình hay, cách làm sáng tạo, các gương điển hình tiêu biểu trên các lĩnh vực. Ngoài ra, công tác tuyên truyền cũng tập trung vào công tác đấu tranh, phản bác các quan điểm, thông tin sai trái, xuyên tạc về tổ chức Đoàn, công tác cán bộ Đoàn và Đại hội Đoàn các cấp, bảo vệ hình ảnh cán bộ Đoàn và đoàn viên, thanh niên trước, trong và sau Đại hội.

- Tại Hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước năm 2021, Tỉnh đoàn Lâm Đồng đã vinh dự nhận Bằng khen của Thủ tướng chính phủ trong công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Đây là niềm tự hào chung của tuổi trẻ tỉnh nhà, tạo thêm động lực để tuổi trẻ cố gắng phấn đấu đạt nhiều thắng lợi mới chào mừng Đại hội Đoàn các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022 - 2027.

- Tỉnh đoàn Lâm Đồng phối hợp với sở Văn hóa thể thao & du lịch Lâm Đồng tổ chức Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương 2022  với chủ đề “Linh thiêng cội nguồn” với sự tham gia của các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy - HĐND - UBND, đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể cùng hơn 500 đoàn viên, thanh niên. lễ hội năm nay, đã diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa cùng với nghi thức tế lễ truyền thống, đám rước, dâng cúng lễ vật, dâng hương; nhiều hoạt động phần hội cũng diễn ra sôi nổi với các hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống; trò chơi dân gian (leo cột mỡ, bịt mắt bắt vịt, đập niêu, múa sạp); tái hiện phiên chợ quê với không gian ẩm thực ba miền, hội thi trang trí mâm lễ vật, hội thi cắm hoa, trang trí lãng hoa dâng cúng Quốc tổ,…

- Nhằm chào mừng Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI, nhiệm kỳ 2022 - 2027, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp với Báo Lâm Đồng tổ chức Cuộc thi Sáng tác biểu trưng Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI, nhiệm kỳ 2022-2027. Qua hơn 3 tháng triển khai, Cuộc thi đã nhận được 67 tác phẩm dự thi. Ban Tổ chức đã tiến hành chấm giải và lựa chọn 13 tác phẩm chất lượng nhất để trao giải vào ngày 13/4/2022 gồm 01 giải Nhất, 01 giải Nhì, 01 giải Ba và 10 giải Khuyến khích.

2. Kết quả triển khai các phong trào hành động cách mạng

- Nhằm thiết thực phát huy vai trò, trách nhiệm, tinh thần xung kích, tình nguyện của thanh niên và thầy thuốc trẻ, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, chung tay góp sức vì sức khỏe cộng đồng, Tỉnh đoàn phối hợp với  Hội LHTN Việt Nam tỉnh - Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh - Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Lâm Đồng tổ chức chương trình Ngày hội Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2022 với chủ đề: “Thầy thuốc trẻ Lâm Đồng làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng” tại xã Đạ Tông, huyện Đam Rông. Tại chương trình, Đoàn công tác đã trao tặng 100 bộ đồ bảo hộ y tế trị giá 10.000.000đ; tổ chức khám, sàng lọc và cấp phát thuốc điều trị miễn phí về các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung cho 300 phụ nữ; thăm và tặng các phần quà với tổng trị giá 5.000.000đ cho các chức sắc tôn giáo, già làng, người uy tín. Cũng trong dịp này, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Lâm Đồng ra mắt mô hình hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số phát triển kinh tế ở địa phương, cụ thể là mô hình nuôi gà của anh Rơ Ông Ha Dăn - đoàn viên thôn Mê Ka xã Đạ Tông.

- Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Lâm Đồng phối hợp với Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng – TKV (đơn vị tài trợ) trao tặng cho Huyện đoàn Bảo Lâm 01 công trình thanh niên cấp tỉnh chào mừng Đại hội Đoàn các cấp nhiệm kỳ (2022-2027) tại nhà văn hóa Lộc Nam, xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm. Công trình được trang bị với 12 bộ bị tập luyện toàn thân có tổng kinh phí gần 150 triệu đồng.  Qua đó góp phần đẩy mạnh phong trào “Khoẻ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”.

- Tỉnh đoàn phối hợp với Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Ngày hội “Đọc sách vì tương lai" với nhiều hoạt động sôi nổi như: biểu diễn nghệ thuật “Trang sách em yêu”, Hội thi vẽ tranh “Nhân vật em yêu thích qua những trang sách”, Hội thi kiến thức “Chinh phục tri thức - vững bước tương lai”, Ngày hội đọc sách gắn với thiên nhiên thông qua mô hình “Thư viện xanh”  và đã thu hút hơn 200 em thiếu nhi trên địa bàn thành phố Đà Lạt tham dự. Đây là hoạt động cấp tỉnh hưởng ứng Ngày sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2022.

- Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức ngày hội tư vấn thị trường lao động và tuyển sinh trung cấp, cao đẳng năm 2022 với sự tham gia hơn 500 học sinh lớp 9 và 12 thuộc các trường THCS, THPT và đoàn viên, thanh niên đến từ các xã, phường thuộc thành phố Đà Lạt đã tham gia. Cũng tại buổi tư vấn, các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố đã tham gia đã bố trí các gian hàng giới thiệu các ngành nghề đào tạo để các em học sinh, đoàn viên, thanh niên tham gia tìm hiểu.

- Tỉnh đoàn Lâm Đồng phối hợp với Trường Đại học Đà Lạt tổ chức Chương trình chúc mừng Tết truyền thống Bunpimay Lào năm 2022 và ôn truyền thống hướng đến kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (05/9/1962 - 05/9/2022). Với chủ đề “Thắm tình hữu nghị Việt - Lào”, chương trình đã diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa như: nghi lễ té nước, buộc chỉ cổ tay, liên hoan ẩm thực, giao lưu văn hóa, văn nghệ hai nước Việt Nam - Lào, điệu múa Lăm Vông duyên dáng, đặc trưng của Lào, hội thi các trò chơi dân gian,… Tại chương trình, Trường Đại học Đà Lạt và Ban Thường vụ Tỉnh đoàn cũng đã trao tặng 24 xuất quà Tết và các phông bao lì xì cho các sinh viên Lào đang học tập tại trường Đại học Đà Lạt.

- Nhằm tuyên truyền trong thanh thiếu nhi về ý thức rèn luyện thể dục, thể thao và gây quỹ vì cộng đồng; Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh Lâm Đồng phát động hưởng ứng Chặng 4 Chương trình “Những bước chân vì cộng đồng” năm 2022. Chương trình được tổ chức với hình thức kêu gọi cộng đồng, Đoàn viên, thanh niên đi bộ/chạy bộ mỗi ngày để rèn luyện sức khoẻ, nâng cao thể chất và lan toả tinh thần nhân ái, ủng hộ gây quỹ xây dựng Nhà văn hoá cộng đồng cho 16 dân tộc thiểu số ít người tại Việt Nam. Với mỗi km đi bộ hoặc chạy bộ khi tham gia, Sacombank sẽ tài trợ 1.000 đồng để xây dựng 16 nhà Văn hóa cộng đồng với trị giá 01 tỷ đồng/nhà văn hoá cộng đồng; tổng số tiền tài trợ tối đa là 16 tỷ đồng.

- Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng lần thứ 17, khóa X, nhiệm kỳ 2017 – 2022. Tại hội nghị đã tín nhiệm, bầu bổ sung đồng chí Trần Diệp Mỹ Dung - UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Đội tỉnh giữ chức danh Phó Bí thư Tỉnh đoàn Lâm Đồng khóa X, nhiệm kỳ 2017 – 2022. Cũng tại Hội nghị đã tiến hành công tác nhân sự quy hoạch Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, chức danh Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Tỉnh đoàn, quán triệt các nội dung trọng tâm công tác tổ chức Đại hội Đoàn các cấp nhiệm kỳ 2022 - 2027; góp ý dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc khóa XII, nhiệm kỳ 2022 - 2027; tập huấn công tác kiểm tra, giám sát; xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, xử lý kỷ luật dành cho cán bộ Đoàn chuyên trách cấp huyện.

* Công tác tổ chức Đại hội đoàn các cấp

Để Đại hội Đoàn các cấp và Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI, nhiệm kỳ 2022 - 2027 đạt kết quả tốt. trong tháng, Tỉnh đoàn chỉ đạo chọn 3 đơn vị cấp huyện tổ chức Đại hội điểm và bầu bí thư trực tiếp tại Đại hội: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Huyện Bảo Lâm đơn vị Đại hội điểm khối các đơn vị Đoàn trực thuộc (Đ/c Hoàng Thị Mỹ Hằng giữ chức danh Bí thư; đ/c Lê Thái Sơn giữ chức danh Phó Bí thư), Đoàn Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng đơn vị Đại hội điểm khối trường học của Tỉnh đoàn (đ/c Nguyễn Công Hùng giữ chức danh Bí thư; đ/c Nguyễn Tuấn Anh và đ/c Nguyễn Thị Thuỳ Linh giữ chức danh Phó Bí thư) và Đoàn Thanh niên công an tỉnh đơn vị Đại hội điểm khối các đơn vị Đoàn trực thuộc Tỉnh đoàn (đ/c Lê Ngô Hồng Vũ giữ chức danh Bí thư, đ/c Trần Phúc Hưng giữ chức danh Phó Bí thư, đ/c Trần Đức Hiếu giữ chức danh Phó Bí thư).

Ngoài ra, các đơn vị được Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn chọn là đơn vị đại hội điểm đã hoàn thành Đại hội trước ngày 19/4/2022 đảm bảo nguyên tắc, dân chủ, chặt chẽ, khoa học và đúng trình tự. Đặc biệt, công tác chỉ đạo, tổ chức Đại hội điểm tại các địa phương, đơn vị được cấp ủy, lãnh đạo địa phương, đơn vị và Ban Thường vụ Đoàn cấp trên quan tâm chỉ đạo, định hướng kịp thời. Tính đến thời điểm hiện tại đã có 231 đoàn cấp cơ sở, 3.212 Chi đoàn tổ chức Đại hội.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: