TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 11/2022
I. Định hướng sinh hoạt chi đoàn trong tháng.
* Thông tin thời sự về tình hình thế giới, trong nước, trong tỉnh; sinh hoạt chính trị, tư tưởng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, địa phương trong tháng… chi đoàn lựa chọn nội dung trong Bản tin Thông báo nội bộ tháng 11/2022 để sinh hoạt. Trong đó, cần tập trung:
1. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến một số chỉ thị, nghị quyết: Hướng dẫn số 25-HD/BCĐTW, ngày 10-8-2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương về công tác phòng, chống tiêu cực theo Quy định số 32-QĐ/TW ngày 16-9-2021, trong đó tập trung vào 19 hành vi tiêu cực cần phòng, chống; Quy định số 80-QĐ/TW, ngày 06-9-2022 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; Thông báo kết luận số 20-TB/TW, ngày 08-9-2022 của Bộ Chính trị về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật; Nghị quyết số 17-NQ/TU, ngày 30-9-2022 của BCH Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị 3 tháng cuối năm 2022.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền kế hoạch tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum (09/02/1913 - 09/02/2023); chú trọng tuyên truyền vận động cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tham gia Cuộc thi tìm hiểu “Kon Tum - 110 năm xây dựng và phát triển”.
3. Tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền: (i) về kết quả phát triển kinh tế- xã hội 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ và giải pháp nhằm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; tăng cường tuyên truyền công tác phòng, chống thiên tai, lũ lụt trong mùa mưa; công tác phòng chống cháy nổ tại địa bàn dân cư; Chú trọng tuyên truyền cho người dân về kỹ năng phòng, tránh khi động đất xảy ra; công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phát hiện và xử lý các hành vi gian lận thương mại, thực phẩm bẩn, thực phẩm kém an toàn; các giải pháp nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm 2022 trên địa bàn tỉnh. (ii) tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, phòng-chống dịch COVID-19 trong tình hình mới với thông điệp 2K+, bao gồm: “2K (khẩu trang- khử khuẩn) + vắc xin, thuốc điều trị + Công nghệ + Ý thức người dân và các biện pháp khác”, bệnh đậu mùa khỉ (hiện đang xuất hiện tại nước ta), dịch tả lợn châu Phi.
4. Tăng cường tuyên truyền thông tin đối ngoại; công tác bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo; đấu tranh, phản bác thông tin sai trái, luận điệu xuyên tạc của các phần tử cơ hội và các thế lực thù địch đối với sự nghiệp đổi mới của nước ta.
* Các ngày kỷ niệm trong tháng 11:
- 07/11/1917: Kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga.
- 09/11/2013: Ngày Pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- 18/11/1930: Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- 20/11/1958: Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
- 23/11/1945: Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam.
- 23/11/1946: Kỷ niệm Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
- 23/11/1940: Kỷ niệm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa.
- 28/11/1820: Ngày sinh Ph. Ăng-ghen
II. Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Chủ tịch Hồ Chi Minh
1. Chuyên đề toàn khóa (triển khai học tập thường xuyên). (Xem chi tiết tại đây )
2. Chuyên đề năm 2022
- Chuyên đề của TW: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về nêu cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. (Xem chi tiết tại đây)
- Chuyên đề của tỉnh: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về nâng cao trách nhiệm; năng động, sáng tạo; khơi dậy khát vọng xây dựng tỉnh Kon Tum phát triển nhanh và bền vững. (Xem chi tiết tại đây)
III. Thông tin tuyên truyền chuyên đề
1. Chuyên đề 1. Nghị quyết của Bộ Chính trị (NQ 23) về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Xem chi tiết tại đây)
2. Chuyên đề 2.Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. (Xem chi tiết tại đây)
3. Chuyên đề 3. Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị phát triển vùng Tây Nguyên. (Xem chi tiết tại đây)
4. Chuyên đề 4: Hưởng ứng 10 năm Ngày Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (09/11/2013).
- Tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, nội dung, chủ đề của Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam năm 2022; tập trung dẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong khối công chức, viên chức trẻ; các quy định liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của cán bộ, đoàn viên thanh niên, công chức, viên chức, người dân, người lao động, doanh nghiệp; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về pháp luật cho hộ thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội.
- Quán triệt, phổ biến sâu rộng nội dung các văn bản pháp luật mới được ban hành, các hành vi bị nghiêm cấm và chế tài xử lý; các quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến thanh niên như: Luật thanh niên, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật an toàn, vệ sinh thực phẩm, Luật bảo vệ môi trường, Luật bảo hiểm xã hội; các chính sách của tỉnh và chủ trương của huyện về khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội và các quy định mới ban hành có liên quan trực tiếp đến quyền lợi ích hợp pháp của đoàn viên, thanh niên.
- Giáo dục ý thức và lợi ích tôn trọng, tuân thủ, chấp hành pháp luật; xây dựng, bồi dưỡng, nhân rộng gương người tốt việc tốt trong thực hiện pháp luật; kết hợp chặt chẽ với giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống để góp phần xây dựng hình ảnh đẹp của thanh niên trong thời kỳ mới có ý tuân thủ, chấp hành và bảo vệ hiến pháp, pháp luật.
5. Chuyên đề 5: Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (23/11/1922 – 23/11/2022)
- Tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ về thân thế và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Võ Văn Kiệt. Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta; là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; người chiến sỹ cách mạng kiên trung, suốt đời phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của Nhân dân.
- Tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong các cấp bộ Đoàn, đoàn viên, thanh thiếu nhi cả nước về những phẩm chất cao đẹp của đồng chí Võ Văn Kiệt: Luôn hết lòng vì nước, vì dân, lấy mục tiêu lý tưởng của Đảng, lấy phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân làm lẽ sống; luôn nêu cao tính tiên phong gương mẫu và giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, thương yêu đồng bảo, thắt chặt mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với Nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
6. Chuyên đề 6: Kỷ niệm 64 năm ngày Quốc tế hiến chương các Nhà giáo và 40 năm ngày Nhà giáo Việt nam (20/11/1982 – 20/11/2022)
Tháng 7/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris, lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants – FISE).
Năm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương.
Nội dung chủ yếu của Bản Hiến chương các nhà giáo: Đấu tranh chống mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục tư sản, phong kiến nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ và khoa học. Đấu tranh thủ tiêu các chế độ bạc đãi, coi khinh nghề dạy học và ra sức bảo vệ những quyền lợi về vật chất, tinh thần chính đáng cho các nhà giáo. Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt nêu cao vị trí nghề dạy học và những người dạy học.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE với mục đích tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh.
Đồng thời, giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.
Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam.
Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20/11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
Lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào ngày 20/11/1958. Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam.
Vì sao ngày 20/11 trở thành Ngày Nhà giáo Việt Nam?
Trong ngày 20/11/1958, lễ kỷ niệm không những được tổ chức tại Hà Nội, mà còn diễn ra từ Vĩnh Linh (giới tuyến quân sự tạm thời giữa ta và địch) đến các vùng biên giới hải đảo.
Từ miền núi đến vùng đồng bằng ở miền Bắc đều có những hoạt động phong phú tại các trường học trên địa bàn huyện, quận, thị xã…
Nhiều thư của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Bắc gửi lên Hồ Chủ tịch, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ với lời hứa quyết tâm học tập, rèn luyện, nâng cao giác ngộ cách mạng XHCN, ý thức đấu tranh thống nhất nước nhà, xây dựng nhà trường XHCN.
Hàng nghìn lá thư của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Nam, thông qua đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, đã nói lên lòng sôi sục căm thù Mỹ – Diệm phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ, cố tình chia cắt lâu dài nước ta, ủng hộ phong trào đấu tranh của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Nam Việt Nam; đòi thực hiện một nền giáo dục dân tộc, đòi tăng ngân sách cho giáo dục để mở trường lớp, bảo đảm việc học tập cho học sinh; đấu tranh chống mọi cuộc đàn áp, bắt bớ, tù đày, sát hại những nhà giáo, học sinh, sinh viên yêu nước tại miền Nam Việt Nam và kiên quyết đấu tranh nhằm đem lại hòa bình, độc lập, thống nhất nước nhà…
Việc tổ chức Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo 20/11 hằng năm đã sớm trở thành ngày hội truyền thống của giáo giới Việt Nam.
Hàng năm vào kỷ niệm ngày 20/11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo viên trong vùng tạm chiếm nói riêng, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của giáo viên kháng chiến nói chung.
Khi Việt Nam thống nhất, với ý nghĩa tích cực của ngày 20/11, theo nguyện vọng của giáo giới cả nước, kiến nghị của Đại hội Công đoàn Giáo dục Việt Nam lần thứ VIII (tháng 4/1982) và Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng Cục dạy nghề, Ủy ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em…, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167/HĐBT, ngày 26/9/1982 quyết định sẽ lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Ngày 20/11/1982, lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước. Từ đó đến nay, đây là ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh những người làm công tác trồng người.
Nguồn: vietnamnet.vn
III. Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2022
- Tăng lương cho người lao động ngành bảo hiểm
- Người cai nghiện bắt buộc được chi trả nhiều khoản tiền
- Cán bộ không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi giữ chức vụ
- Quy định mới về bồi thường, cưỡng chế thu hồi đất
IV. Các văn bản tuyên truyền
- Kế hoạch số: 3635/KH-UBND, ngày 27/10/2022 về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành độngvì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022. (Xem chi tiết tại đây)
- Công văn số: 10350 – CV/TWĐTN-BTG, ngày 26/8/2022 về việc tổ chức tuyên truyền kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Võ Văn Kiệt (23/11/1922 – 23/11/2022). (Xem chi tiết tại đây)
- Công văn số: 1679/STP-XDKTr&PBBL, ngày 31/10/2022 về việc hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam ở nước ngoài”. (Xem chi tiết tại đây)