• :
  • :
Dự án “Khởi nghiệp mô hình tổ hợp tác nuôi heo lai rừng” của Tuổi trẻ Kon Tum lọt vào vòng bán kết cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024. Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân - minh chứng sinh động phản bác các luận điệu chia rẽ, xuyên tạc Thành đoàn Kon Tum tổ chức bàn giao nhà nhân ái cho hộ gia đình chị Y Blyuh - Nguyễn Ngân Thao tại thôn Plei Druân, xã Ia Chim, thành phố Kon Tum Tỉnh Kon Tum đẩy mạnh thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá Đoàn cơ sở, xây dựng Đoàn cơ sở “3 chủ động” Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (9/11) Chương trình khánh thành nhà nhân ái năm 2024 tại xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy Đoàn Khối với các hoạt động Tiếp sức đến trường Đoàn Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh tổ chức hiến máu tình nguyện cấp Khối đợt 3 năm 2024 với chủ đề “Ngày chủ nhật đỏ” Đoàn khối CQ&DN tỉnh tổ chức chương trình “Hành trình về nguồn” năm 2024 Thanh niên Đăk Glei khởi nghiệp, lập nghiệp vươn lên làm giàu chính đáng Kiểm tra công tác Đoàn, Hội, Đội và phong trào thanh thiếu nhi 6 tháng cuối gắn với giám sát chuyên đề năm 2024 Huyện đoàn Sa Thầy phối hợp với Bảo hiểm xã hội huyện Sa Thầy trao tặng hẻ bảo hiểm BHYT cho các em học sinh và các hộ gia đình nông lâm ngư nghiệp có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 10/2023

I. Định hướng sinh hoạt chi đoàn trong tháng.

* Thông tin thời sự về tình hình thế giới, trong nước, trong tỉnh; sinh hoạt chính trị, tư tưởng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, địa phương trong tháng… chi đoàn lựa chọn nội dung trong Bản tin sinh hoạt chi đoàn tháng 10-2023 để sinh hoạt. Trong đó, cần tập trung:


          1. Tuyên truyền Kết luận số 61-KL/TW, ngày 17-8-2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng "về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12-01-2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng" gắn với tuyên truyền kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 25-11-2021 của Tỉnh ủy khóa XVI "về phát triển lâm nghiệp bền vững đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum".

2. Đẩy mạnh tuyên truyền công tác phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên và doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh; kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch số 96-KH/TU, ngày 18-6-2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy "thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW, ngày 18-03-2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường xây dựng tổ chức đảng trong các đơn vị kinh tế tư nhân".

3. Tuyên truyền công tác lãnh đạo, triển khai thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU, ngày 18-9-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy "về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trên địa bàn tỉnh". Trong đó, chú trọng tuyên truyền phổ biến Luật phòng, chống ma túy năm 2021, kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch số 120-KH/TU, ngày 20-12-2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy "thực hiện Chỉ thị 36-CT/TW, ngày 16-8-2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy"; Quyết định số 1452/QĐ-TTg, ngày 31-8-2021 của Thủ tướng Chính phủ "về phê duyệt Chương trình phòng, chống ma túy gai đoạn 2021-2025" (Báo Kon Tum, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng Công an tỉnh, thông tin kịp thời, đầy đủ chủ trương, biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, kết quả đấu tranh với tội phạm về tệ nạn ma túy).

4. Tuyên truyền công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện Công văn số 1047-CV/TU, ngày 13-9-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy "về lãnh đạo Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam các cấp". Đẩy mạnh tuyên truyền kết quả thực hiện Kết luận số 80-KL/TW, ngày 25-12-2013 của Bộ Chính trị "về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa". Qua đó khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thanh niên đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

5. Tiếp tục đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, hưởng ứng Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Kon Tum lần thứ III - năm 2023 (thực hiện theo Kế hoạch số 91-KH/TU, ngày 07-4-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy); tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị năm 2023 (theo Hướng dẫn số 43-HD/BTGTU, ngày 10-5-2023 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)
 

6. Tuyên truyền các ngày kỷ niệm trong tháng 10-2023

Các ngày kỷ niệm trong tháng 10:

- 1/10: Ngày Quốc tế Người cao tuổi

- 2/10: Ngày Khuyến học Việt Nam

- 5/10: Ngày Nhà giáo Thế giới

- 10/10: Ngày Giải phóng Thủ đô

- 10/10: Ngày Chuyển đổi số quốc gia

- 10/10: Ngày Quốc tế trẻ em gái

- 15/10: Ngày thành lập Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

- 20/10: Ngày Phụ nữ Việt Nam

II. Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Chủ tịch Hồ Chi Minh

1. Chuyên đề toàn khóa (triển khai học tập thường xuyên). (Xem chi tiết tại đây)

2. Chuyên đề năm 2023

- Chuyên đề của TW: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về nêu cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. (Xem chi tiết tại đây)

- Chuyên đề của tỉnh: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tận tâm, tận tuỵ, góp phần xây dựng tỉnh Kon Tum phát triển nhanh và bền vững (Xem chi tiết tại đây)

III. Quán triệt Nghị quyết, văn bản của Đảng, Đoàn, Nhà nước

Đề nghị tổ chức Đoàn các cấp trên địa bàn tỉnh thực hiện quán triệt, tuyên truyền cho cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên các văn bản:

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2022 – 2027. (Xem chi tiết tại đây)

Nghị quyết Đại hội toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022 – 2027. (Xem chi tiết tại đây)

IV. Thông tin tuyên truyền chuyên đề

*Chuyên đề:  Bứt phá nhờ Chuyển đổi số Quốc gia

Khái niệm “chuyển đổi số” được nhắc đến rất nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng thời gian qua. Vậy chuyển đổi số là gì và có tầm quan trọng như thế nào trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0?

Định nghĩa một cách ngắn gọn và dễ hiểu thì chuyển đổi số (digital transformation) là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp đó cũng như tăng tốc các hoạt động kinh doanh.

Chuyển đổi số cũng là một sự thay đổi về văn hóa của các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục thay đổi, thử nghiệm cái mới và thoải mái chấp nhận các thất bại.

Không chỉ có vai trò quan trọng tại các doanh nghiệp mà chuyển đổi số còn đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực khác của xã hội như chính phủ, truyền thông đại chúng, y học, khoa học...

Tại Việt Nam, khái niệm Chuyển đổi số được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (cloud computing)… nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.

Những lợi ích dễ nhận biết nhất của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp đó là cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn; lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên... Những điều này giúp tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.

Tận dụng các nền tảng công nghệ sẽ giúp các doanh nghiệp cải thiện được nhiều lĩnh vực và hướng đến 5 mục đích cuối cùng của chuyển đổi số: Tăng tốc độ ra thị trường; Tăng cường vị trí cạnh tranh trên thị trường; Thúc đẩy tăng trưởng doanh thu; Tăng năng suất của nhân viên; Mở rộng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng

Tại Việt Nam, khái niệm Chuyển đổi số được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (cloud computing)… nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.

Những lợi ích dễ nhận biết nhất của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp đó là cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn; lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên... Những điều này giúp tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.

Tận dụng các nền tảng công nghệ sẽ giúp các doanh nghiệp cải thiện được nhiều lĩnh vực và hướng đến 5 mục đích cuối cùng của chuyển đổi số: Tăng tốc độ ra thị trường; Tăng cường vị trí cạnh tranh trên thị trường; Thúc đẩy tăng trưởng doanh thu; Tăng năng suất của nhân viên; Mở rộng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng

Chuyển đổi số còn góp phần gia tăng năng suất lao động. Nghiên cứu của Microsoft cho thấy, năm 2017, tác động của chuyển đổi số tới tăng trưởng năng suất lao động ở vào khoảng 15%, đến năm 2020, con số này là 21%.

Đối với người dân, chuyển đổi số làm thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và giao dịch với nhau. Với nhà nước, chuyển đổi số dùng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi trải nghiệm người dùng với các dịch vụ do nhà nước cung cấp, thay đổi quy trình nghiệp vụ, thay đổi mô hình và phương thức hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước.

Chuyển đổi số đang ngày một thay đổi nhận thức của những nhà lãnh đạo, những người có khả năng quyết định hướng đi và khả năng chuyển đổi thành công của tổ chức. Bộ máy chính quyền của nhiều quốc gia sau khi nhận ra tầm quan trọng của chuyển đổi số trong việc gia tăng hiệu quả hoạt động và bảo đảm an ninh quốc gia, đã lập tức bước vào một “cuộc đua” mới trong việc áp dụng chuyển đổi số.

Trước đây, các công nghệ kiểu cũ thì chỉ có các công ty lớn với tiềm lực kinh tế mạnh mới có thể tiếp cận được công nghệ đó. Do vậy, họ luôn dẫn đầu thị trường, ít nhất là một vài bước. Nhưng bây giờ, dù công ty nhỏ hay những startup mới đều có thể tiếp cận được công nghệ không thua kém gì các những công ty lớn.

Tốc độ chuyển đổi số tại các khu vực và quốc gia là khác nhau, tùy thuộc vào mức độ phát triển công nghệ và tốc độ chuyển đổi mô hình doanh nghiệp. Trong đó khu vực châu Âu được đánh giá là khu vực có tốc độ chuyển đổi số nhanh nhất, tiếp đến là Mỹ và các quốc gia tại châu Á. Các doanh nghiệp tại Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức trong cuộc đua chuyển đổi số.

Tại Việt Nam, các mô hình chuyển đổi số cũng đang tạo ra những dịch vụ có ích cho người dân và tận dụng một cách hiệu quả nguồn lực nhàn rỗi của xã hội. Tuy nhiên, chúng cũng tạo ra những mâu thuẫn, thay đổi cơ bản với mô hình kinh doanh truyền thống. Thế mạnh công nghệ mới đang giúp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp giành lợi thế trên các lĩnh vực công nghiệp truyền thống.

Xu thế này tạo ra những thay đổi quan trọng trong chuỗi giá trị các ngành công nghiệp cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong bối cảnh của nền kinh tế số hiện nay, đòi hỏi các tổ chức, doanh nghiệp và mô hình truyền thống phải có sự thay đổi mạnh mẽ để tiếp tục tồn tại và phát triển.

Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam

Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, với 3 trụ cột chính: Chính phủ sốKinh tế số và Xã hội số.

Theo Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng, việc hình thành chính quyền số sẽ giúp nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của bộ máy chính phủ, giúp cải thiện sự ổn định và minh bạch chính sách, nâng cao chất lượng các dịch vụ công cung cấp cho xã hội, hình thành các hạ tầng công nghệ và nền tảng dữ liệu quốc gia phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp. Đây chính là những nền tảng hết sức quan trọng để phát triển kinh tế số và xã hội số.

Kinh tế số được hình thành sẽ tạo ra một thị trường với quy mô giá trị tăng theo cấp số nhân nhờ các mô hình kinh doanh mới, các kênh kết nối người bán đến người mua theo các phương thức mới, năng lực sản xuất ở cấp độ cao hơn nhờ công nghệ số và nguồn dữ liệu khổng lồ, giúp tạo ra sức cạnh tranh mới cho thị trường và các dư địa tăng trưởng mới cho nền kinh tế. Kinh tế số chính là động lực để “đánh thức” các doanh nghiệp từ tác động của dịch bệnh và nhanh chóng vươn mình phát triển để giúp nền kinh tế sớm phục hồi và phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn mới.

Xã hội số giúp hình thành những công dân số được trang bị tốt về kỹ năng số (ứng dụng và sử dụng công nghệ), nhận thức số (về an toàn an ninh mạng, sở hữu trí tuệ…) để có thể nhanh chóng thích ứng với các trạng thái xã hội mới, cùng với đó là nền tảng hạ tầng số phủ khắp toàn dân (phổ cập điện thoại thông minh, internet băng rộng, phủ sóng 4G…) giúp mỗi người dân vừa có thể trở thành một người tiêu dùng vừa có thể là một doanh nghiệp siêu nhỏ.

Công tác chuyển đổi số trong 6 tháng đầu năm 2022 diễn ra qua một số nhiệm vụ: nhận thức số, thể chế số, hạ tầng số, nền tảng số, nhân lực số, an toàn an ninh mạng, chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh. Một số thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam:

Xây dựng, phát triển hạ tầng số là một nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ chú trọng và giao phó trong các văn bản quan trọng về chuyển đổi số. Trong thời gian qua Chính phủ, các Bộ, ngành đã ưu tiên, nỗ lực đẩy mạnh phát triển hạ tầng số và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

  • Tốc độ truy cập mạng băng rộng cố định đạt 71,79Mbps, tăng 32,7% so với cùng kỳ năm 2021. Tốc độ truy cập mạng băng rộng di động đạt 35,29Mbps, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2021.

  • Các doanh nghiệp viễn thông di động đã triển khai phủ sóng được 477/832 thôn lõm sóng viễn thông.

  • Bàn giao cho các tỉnh là 457.249 máy tính trong Chương trình “Sóng và máy tính cho em”.

  • Số thuê bao di động sử dụng dịch vụ Mobile Money tăng lần so với tháng 1/2022.

 

Bên cạnh những con số này thì vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế trong phát triển hạ tầng số.

Cụ thể, tốc độ mạng băng rộng cố định, di động vẫn là mức trung bình khá của thế giới, chưa tạo bước đột phá về hạ tầng phục vụ chuyển đổi số quốc gia. (tốc độ mạng cố định đứng thứ 45/182 quốc gia và tốc độ mạng di động đứng thứ 47/140 quốc gia - theo thống kê đến ngày 1/9/2022 của Ookla Speedtest)

Việc xóa vùng lõm sóng viễn thông và cung cấp máy tính trong Chương trình “Sóng và máy tính cho em” chưa hoàn thành. Chương trình phủ sóng điểm lõm mới được hơn một nửa chặng đường cũng như con số máy tính trao đến cho những em thơ trên con đường đi học con chữ vẫn là nhỏ bé.

Ngoài ra, việc phát triển các nền tảng chủ lực cho hạ tầng số mới hình thành, bước đầu triển khai nên chưa có được hiệu quả ghi nhận. Các nền tảng, công nghệ đang là trọng điểm phát triển toàn cầu dù đã triển khai trong nước nhưng vẫn mờ nhạt chưa tạo ra điểm sáng cho hạ tầng số.

Một trong 3 trụ cột chính cần phát triển trong mục tiêu của chương trình chuyển đổi số quốc gia là xã hội số. Nếu như chính phủ, các cơ quan bộ, ngành địa phương thúc đẩy chính phủ số; các doanh nghiệp và giao dịch điện tử thúc đẩy kinh tế số thì xã hội số cần được thúc đẩy chủ yếu bởi người dân.

Điểm nổi bật trong hoạt động của người dân trên các nền tảng số trong năm 2022 là: với gần 200 triệu lượt tải mới các ứng dụng di động trong tháng 6/2022 đã đưa Việt Nam vào tốp toàn cầu về số lượt tải mới. Bên cạnh đó, có nền tảng số Việt Nam với trên 10 triệu người dùng thường xuyên hằng tháng.

Tuy nhiên bên cạnh đó thì vẫn có nhiều tồn tại là rào cản cho sự phát triển xã hội số tại Việt Nam. Các nền tảng xuyên biên giới vẫn chiếm thị phần đáng kể về số lượng người dùng thường xuyên ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. Đặc biệt nhóm các nền tảng ảnh hưởng mạnh đến xã hội số như mạng xã hội, nền tảng giải trí, tin tức, mua sắm, thanh toán thì “thói quen” và “xu hướng” là sự ảnh hưởng bao chùm đến thói quen sử dụng của người Việt.

Trạng thái bình thường mới ghi nhận sự thay đổi của người dùng và thời gian sử dụng với các nhóm nền tảng khác nhau. Nếu nhiều nhóm nền tảng như mua sắm, điện ảnh, họp trực tuyến ghi nhận sự sụt giảm về số lượng người dùng và thời lượng sử dụng thì một số nhóm nền tảng có sự tăng trưởng đáng kể (như nhóm nền tảng phục vụ du lịch, nền tảng phục vụ đi lại và các nền tảng phục vụ việc học ôn luyện kiến thức phổ thông)

Kỹ năng số của người dân còn chưa cao, người dân cũng không thực sự quan tâm đến các nền tảng có chứa tri thức trên không gian số. Khảo sát thực tế cho thấy các nền tảng số đọc sách, học thêm, học trực tuyến ít được quan tâm hơn nhóm các nền tảng như mạng xã hội, giải trí, mua sắm.

Người dân chưa thực sự quan tâm đến việc tự bảo đảm an toàn thông tin trên môi trường mạng. Vẫn luôn có nhiều vụ việc về các ứng dụng lừa đảo cũng như việc thiếu cách giác khi sử dụng các nền tảng xuyên biên giới mà không biết việc thông tin cá nhân bị thu thập và chuyển ra ngoài Việt Nam với nhiều mục đích sử dụng khác.

Xem chi tiết tại: https://special.nhandan.vn/chuyendoisoquocgia/index.html

          V. Tuyên truyền trong chiến dịch Thanh niên tình nguyện năm 2023

          - Công văn số: 523 - CV/TĐTN-BTG, ngày 01/6/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn về việc tuyên truyền Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè năm 2023 (Xem chi tiết tại đây);

          - Kế hoạch số: 57 - KH/TĐTN-TCKT, ngày 17/4/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn về việc Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu nhi trên địa bàn tỉnh năm 2023 (Xem chi tiết tại đây);

          - Chỉ thị số: 13-CT/TU, ngày 18/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo tuyên truyền, vận động Nhân dân xóa bỏ các hủ tục, phong tục không còn phù hợp trên địa bàn tỉnh (Xem chi tiết tại đây);

          - Quyết định số: 385/QĐ-UBND, ngày 01/7/2022 của Ủy Ban Nhân dân tỉnh Kon Tum về Quyết định ban hành Danh mục các hủ tục, phong tục không còn phù hợp trên địa bàn tỉnh Kon Tum (Xem chi tiết tại đây);

          VI. Tuyên truyền Chuyển đổi số

          Tài liệu: Vai trò của thanh niên tham gia Tổ công nghệ số cộng đồng và tuyên truyện chuyển đổi số (Xem chi tiết tại đây).

          Bài giảng: Tổ chức Đoàn làm gì để hỗ trợ thanh niên Chuyển đổi số
(Xem chi tiết tại đây).

VII. Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2023

- 2 Trường họp ô tô thuộc diện triệu hổi;

- Bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bô tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Bãi bỏ 10 Thông tư về tuyền dụng, nâng ngjach công chức, thăng hạng viên chức;

- Từ ngày 16/10/2023, tăng 20% một số mức thu phí trong lĩnh vực y tế;

- Từ 22/10, miễn lệ phi đăng ký, cấp biển số xe mô tô ba bánh chuyen dùng cho người khuyết tật;

Nguồn: https://baochinhphu.vn/chinh-sach-moi-co-hieu-luc-tu-thang-10-2023-102230930170440932.htm

VIII. Các văn bản tuyên truyền

- Công văn số: 1966-CV/TWĐTN, ngày 27/9/2023 của Ban Chấp hành Trung ương đoàn về việc sử dụng bộ nhận diện Ngày Chuyển số quốc gia năm 2023. (Xem chi tiết tại đây)

 - Công văn số: 3250/UBND, ngày 27/9/2023 của UBND tỉnh Kon Tum về việc triển khai thực hiện Nghị định số 61/NĐ-CP ngày 16/8/2023 về xây dựng và thực hiện hướng ước, quy ước của cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh. (Xem chi tiết tại đây)

- Kế hoạch số: 129-KH/TWĐTN-BTG, ngày 26/9/2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương đoàn về việc triển khai Chiến lược Chuyển đổi số báo chí trong các cơ quan báo chí của Đoàn. (Xem chi tiết tại đây)

- Công văn số: 3247/UBND-KGVX, ngày 27/9/2023 của UBND tỉnh Kon Tum về việc tăng cường quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh. (Xem chi tiết tại đây)

- Công văn số: 1985-CV/BTGTU, ngày 22/9/2023 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về tuyên truyền một số nhiệm vụ trọng tâm tháng 10 năm 2023. (Xem chi tiết tại đây)

- Kế hoạch số: 3193/KH-UBND, ngày 22/9/2023 của UBND tỉnh Kon Tum về thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy tài các đại bàn, tuyên trọng điểm trên địa bàn tỉnh.. (Xem chi tiết tại đây)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: