• :
  • :
Nữ Hiệu trưởng dùng đồng lương ít ỏi để mua đồ dùng học tập, xin quần áo cho học sinh nghèo Cùng nhau làm việc chưa từng có, cả trăm người dân nhìn đường lo lấp ló mà vui Giới thiệu Nghị định số 15/2023/NĐ-CP quy định về thí điểm thưởng hợp đồng đối với gói thầu xây lắp thuộc các dự án giao thông trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Đoàn viên thanh niên và thiếu niên nhi đồng huyện Ngọc Hồi hưởng ứng Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam năm 2024 Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho đoàn viên tại các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2024 Công an giúp dân tìm lại gần 1,2 tỷ đồng vứt nhầm trong thùng rác Nâng cao cảnh giác trước hành vi lợi dụng việc tổ chức “Học kỳ trong Quân đội” để lừa đảo trên địa bàn tỉnh Kon Tum Người lính biên phòng giúp dân vùng biên đuổi nghèo Giới thiệu Thông tư số 03/2023/TT-NHNN quy định ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN Hơn 200 cán bộ chiến sĩ công an Hà Tỉnh hiến máu tình nguyện CSGT nhặt được xấp tiền, trao trả cho người đánh rơi Giới thiệu Thông tư số 02/2023/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 10/2022

 

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO LỜI BÁC

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THANH NIÊN
VÀ CÔNG TÁC THANH NIÊN

Từ năm 1925, trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Hồ Chí Minh đặt vấn đề phải xây dựng một tổ chức thanh niên cộng sản ở Việt Nam. Sau một thời gian do Người trực tiếp chuẩn bị và đề nghị với Trung ương Đảng, ngày 26-3-1931, Thanh niên Cộng sản Đoàn ra đời. Đó là thời điểm mang nhiều ý nghĩa đặc biệt trong phong trào thanh niên yêu nước theo xu hướng tiến bộ ở nước ta.

Đối với Hồ Chí Minh, tổ chức, đoàn kết, tập hợp thanh niên là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam. Muốn phát huy sức mạnh của thanh niên thì phải thông qua tổ chức, không có tổ chức thì Đảng không nắm được thanh niên.

Trong thư gửi thanh niên Việt Nam năm 1925, Hồ Chí Minh vạch rõ ở Đông Dương có đủ cơ sở vật chất (hầm mỏ, hải cảng, đồng ruộng…) chỉ “thiếu tổ chức và người tổ chức”. Đây là một nhận định hết sức sáng suốt. Vì lẽ đó, Hồ Chí Minh coi công tác vận động thanh niên là nhiệm vụ trọng tâm của mình, và sau khi dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V và Đại hội Quốc tế thanh niên cộng sản lần thứ IV (1924), Người dốc sức tiến hành công tác tổ chức, lập ra Việt Nam Thanh niên cách mệnh Đồng chí hội.

Chính Hồ Chí Minh là người trực tiếp tuyển chọn, bồi dưỡng đồng chí hội. Chính Hồ Chí Minh là người trực tiếp tuyển chọn, bồi dưỡng những hạt giống đầu tiên của Đoàn Thanh niên Cộng sản ở nước ta.

Năm 1944, Đảng và Bác Hồ thành lập tổ chức Đội Thiếu niên tiền phong.

Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, Hồ Chí Minh chỉ thị trực tiếp cho các xứ ủy, tỉnh ủy, thành ủy tổ chức các Đại hội Đoàn Thanh niên Cứu quốc và thống nhất hệ thống Đoàn từ cơ sở lên đến Trung ương. Tháng 6-1946, Người chủ trương lập Mặt trận thanh niên rộng rãi (do Đoàn Thanh niên Cứu quốc làm nòng cốt), lấy tên là Liên đoàn Thanh niên Việt Nam và trực tiếp dự Đại hội lần thứ nhất của Liên đoàn tại chiến khu Việt Bắc.

Hồ Chí Minh là người sáng lập các tổ chức thanh niên Việt Nam trực tiếp cho ý kiến cụ thể về dự thảo Điều lệ Đoàn (trình Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III năm 1961). Người khẳng định vai trò, vị trí của Đoàn trong hệ thống chính trị của đất nước; khẳng định những chức năng cơ bản của Đoàn Thanh niên Cộng sản.

Việc lập Mặt trận thanh niên, “đoàn kết và tổ chức thanh niên một cách rộng rãi và vững chắc” do Đảng lãnh đạo và Đoàn Thanh niên Cộng sản làm nòng cốt, tạo ra những loại hình tập hợp thích hợp với yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, với từng trình độ, đặc điểm và tâm lý thanh niên là một sáng tạo lớn, một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên.

Xin nêu mấy điểm chính trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đoàn Thanh niên Cộng sản, trong đó có những điểm xin trích nguyên văn lời của Người.

Về chức năng, nhiệm vụ của Đoàn, Hồ Chí Minh chỉ rõ Đoàn Thanh niên là tổ chức thanh niên cộng sản, là đội dự bị tin cậy của Đảng, là người đại diện của thanh niên, là hạt nhân đoàn kết, giáo dục và phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là người phụ trách, dìu dắt thiếu niên, nhi đồng. Tất cả những điều đó được thể hiện ở huy hiệu Đoàn.

Hồ Chí Minh kết luận: “Huy hiệu của thanh niên ta là: “Tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên”. Ý nghĩa của nó là thanh niên phải xung phong làm gương mẫu trong công tác, trong học hỏi, trong tiến bộ, trong đạo đức cách mạng. Thanh niên phải thành một lực lượng to lớn và vững chắc trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc, đồng thời phải vui vẻ và hoạt bát.

Trong mối quan hệ giữa Đoàn với Đảng và Nhà nước, Hồ Chí Minh chỉ rõ rằng về đường lối chính trị thì thanh niên theo Đảng chỉ huy, nhưng việc làm thì thanh niên độc lập; trong mọi công việc, đảng viên và đoàn viên thanh niên phải gương mẫu để lôi cuốn nhân dân cùng tiến bộ; mọi công việc đều vì lợi ích của nhân dân mà làm. Khắp nơi có đoàn thể nhân dân, đó là những tổ chức của dân, “phấn đấu cho dân, bênh vực quyền của dân, liên lạc mật thiết nhân dân với Chính phủ”.

Về mối quan hệ giữa Đoàn với thanh niên, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đoàn phải liên hệ rộng rãi và chặt chẽ với các tầng lớp thanh niên. Phải quan tâm đến đời sống, công tác và học tập của thanh niên, phải tránh thành kiến, hẹp hòi, cô độc. Phải thật thà, đoàn kết với anh chị em thanh niên trong Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng củng cố, phát triển Đoàn và tổ chức phong trào thanh niên. Người chỉ rõ:

“Phải củng cố tổ chức của Đoàn. Phải đoàn kết nội bộ chặt chẽ, và phải đoàn kết rộng rãi với các tầng lớp thanh niên”.

“Cần phát triển Đoàn hơn nữa, nhưng phải chọn lọc cẩn thận, trọng chất lượng hơn số lượng”.

“Muốn củng cố và phát triển Đoàn thì tất cả đoàn viên phải làm gương mẫu: Phải giữ vững đạo đức cách mạng; phải khiêm tốn, cần cù, hăng hái, dũng cảm.

Phải tránh tư tưởng kiêu ngạo, công thuần, tự tư tự lợi. Phải xung phong trong mọi công tác; xung phong là đi trước, làm trước để lôi cuốn quần chúng chứ không phải là xa rời quần chúng. Phải cố gắng học tập chính trị, văn hóa, nghề nghiệp để tiến bộ mãi, để sẵn sàng trở thành cán bộ tốt, đảng viên tốt. Phải rèn luyện thân thể cho khỏe mạnh”.

Về phương pháp công tác, phương pháp vận động thanh niên của Đoàn, Hồ Chí Minh nhấn mạnh:

“Thi đua là một cách rất tốt, rất thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ. Thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm. Và đoàn kết chặt chẽ để thi đua mãi”. “Thi đua phải lâu dài và rộng khắp”.

“Phong trào cần phải liên tục và có nội dung thiết thực. Không nên chỉ có hình thức, càng không nên “đầu voi đuôi chuột”.

“Việc gì cũng cần phải thiết thực: nói được, làm được. Việc gì cũng phải từ chỗ nhỏ dần dần đến to, từ thấp dần dần đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hiện được hẳn hoi là một trăm chương trình to tát mà làm không được”.

Đối với cán bộ Đoàn, Hồ Chí Minh đòi hỏi: “Cán bộ lãnh đạo cần phải chống bệnh quan liêu, chống cách lãnh đạo chung chung. Cần phải đi sâu đi sát điều tra nghiên cứu. Cần phải khuyến khích, thu góp, bổ sung và phổ biến rộng rãi những sáng kiến hay, những kinh nghiệm tốt của quần chúng”. “Cần phải đi sâu vào đời sống, hiểu rõ tâm lý của các lớp thanh niên và giúp đỡ họ giải quyết các vấn đề một cách thiết thực”.

Đoàn thanh niên với nhiệm vụ giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ

Căn cứ vào nhiều kết luận của các đại hội Đảng và một số thành tựu nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, bước đầu có thể nêu lên một số nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là:

Tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người;

Tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, “không có gì quý hơn độc lập tự do”.

Tư tưởng về phương pháp cách mạng, nghệ thuật chỉ đạo chiến lược và sách lược;

Tư tưởng về xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước kiểu mới, xây dựng quân đội nhân dân; về đại đoàn kết và về dân vận (trong đó có vận động thanh niên).

Tư tưởng về đạo đức cách mạng... Một mặt, cần nghiên cứu để hiểu sâu hơn, có hệ thống hơn những di sản quý báu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Mặt khác, rất quan trọng là làm sao đưa được tư tưởng Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh đến từng cán bộ đảng viên, đoàn viên và nhân dân để tạo ra động lực tinh thần và soi sáng cho tư duy, hành động của mỗi người trong thời kỳ mới.

Xin vắn tắt nêu một số suy nghĩ về Đoàn Thanh niên với việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh niên trong thời gian tới.

Một là, thông qua sinh hoạt Đoàn, Hội thanh niên và các phương tiện thông tin đại chúng, Đoàn cần phổ biến, truyền đạt tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là những lời chỉ bảo của Bác Hồ đối với thanh niên một cách thường xuyên, liên tục.

Hai là, các cấp bộ Đoàn, Hội cần tổ chức cho cán bộ học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên; quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn của công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong thời kỳ đổi mới.

Có thể nói, mọi đối tượng thanh niên (công nhân, nông dân, bộ đội, cán bộ KHKT, học sinh, sinh viên…) đều tìm thấy trong những lời chỉ dẫn ân cần của Bác Hồ các giá trị định hướng cho suy nghĩ và hành động của mình trong tình hình hiện nay.

Ba là, hiện nay đang phát triển mạnh phong trào Thanh niên lập nghiệp, Tuổi trẻ giữ nước, thanh niên tình nguyện, 4 đồng hành và 5 xung kích, các chương trình hành động của Đòan... Những điển hình tiên tiến cá nhân và tập thể xuất hiện ngày càng nhiều.

Đây chính là những tấm gương Người tốt việc tốt mà sinh thời Hồ Chí Minh luôn cổ vũ và khen ngợi. Các tỉnh, thành Đoàn cần mở rộng các hình thức cổ vũ phong trào người tốt, việc tốt, tuyên truyền, giáo dục thanh niên rèn luyện và cống hiến qua việc giới thiệu thường xuyên những điển hình tiên tiến.

Bốn là, cần hình thành bộ môn Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên trong hệ thống trường Đoàn từ Trung ương đến địa phương. Muốn làm việc này phải chuẩn bị đồng thời cả hai mặt: đào tạo đội ngũ cán bộ và chuẩn bị giáo trình.

Cuối cùng, chúng tôi cho rằng tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên đã được Đảng ta quán triệt trong nhiều nghị quyết của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên, trong nhiều văn bản của Nhà nước ta đã ban hành. Vì vậy, quá trình nghiên cứu, học tập và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh cần kết hợp chặt chẽ với việc thực hiện có kết quả các chủ trương của Đảng về đổi mới công tác thanh niên.

Các ngành, các cấp xây dựng được chương trình, kế hoạch hành động để thực hiện nghị quyết của Đảng cũng là quán triệt và thực hiện những tư tưởng, chỉ dẫn của Bác đối với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Đoàn Thanh niên phải tích cực, chủ động hơn trong việc phối hợp với các ngành, đoàn thể nhằm giáo dục tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho thế trẻ, đề xuất với Đảng và Nhà nước ban hành các thể chế, chính sách cụ thể theo tư tưởng Hồ Chí Minh (như đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, chính sách giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội của thanh niên, bồi dưỡng tài năng trẻ ... nhằm tạo ra những điều kiện và môi trường thuận lợi cho quá trình giáo dục và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh trong thanh thiếu niên./.

Hồ Đức Việt
Nguyên Bí thư thứ nhất BCH T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

TRUYỀN THỐNG

1. Theo dòng lịch sử

2. Ngày truyền thống

2.1. 92 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG VÀ 23 NĂM NGÀY “DÂN VẬN” CỦA CẢ NƯỚC (15/10/1930 - 15/10/2022)

Từ ngày 06/01 đến ngày 07/02/1930, Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức tại Hồng Kông (Trung Quốc) do đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản. Các văn kiện được thông qua tại Hội nghị (Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam) đã xác định đường lối cơ bản của cách mạng Việt Nam, chỉ rõ nội dung, nhiệm vụ cách mạng và định hướng cho công tác vận động quần chúng nhằm vào mục tiêu chung của dân tộc.

Sau khi thành lập Đảng, từ ngày 14 đến ngày 31/10/1930, tại Hồng Kông, Hội nghị Trung ương lần thứ nhất đã thông qua Luận cương chính trị, Điều lệ Đảng và các án nghị quyết về công nhân vận động, nông dân vận động, cộng sản thanh niên vận động, phụ nữ vận động, quân đội vận động, vấn đề cứu tế và đồng minh phản đế. Nghị quyết Trung ương lần thứ nhất chỉ rõ: "Trong các Đảng bộ thượng cấp (từ thành và tỉnh ủy trở lên) phải tổ chức ra các Ban chuyên môn về các giới vận động". Từ tháng 10/1930, hệ thống Ban chuyên môn về các giới vận động của Đảng bao gồm: Công vận, Nông vận, Thanh vận, Phụ vận, Quân đội vận, Mặt trận phản đế được ra đời làm nhiệm vụ tổ chức, tập hợp lực lượng, giáo dục, vận động quần chúng nhân dân tham gia các phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, nước nhà giành được độc lập, sự nghiệp cách mạng có những chuyển biến mới, đòi hỏi công tác vận động quần chúng của Đảng cần được tăng cường nhằm động viên tối đa sức người, sức của cho kháng chiến, kiến quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài báo "Dân vận" đăng trên Báo Sự thật, số 120, ra ngày 15/10/1949 với bút danh X.Y.Z. Bài báo có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thể hiện xuyên suốt tư tưởng "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng", là cẩm nang của công tác dân vận, chỉ dẫn đầy đủ, sâu sắc về mục đích, đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp công tác dân vận đối với cán bộ, đảng viên, tổ chức chính quyền và các tổ chức đoàn thể trước yêu cầu của sự nghiệp cách mạng.

Tháng 10/1999, nhân kỷ niệm 50 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm "Dân vận", theo đề nghị của Ban Dân vận Trung ương, Bộ Chính trị (khóa VIII) đã đồng ý lấy ngày 15/10/1930 làm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng và quyết định chọn ngày 15/10 hằng năm là Ngày "Dân vận" của cả nước để đẩy mạnh việc học tập và thực hiện những lời dạy của Bác Hồ về công tác dân vận. Trải qua 92 năm đồng hành cùng lịch sử cách mạng dân tộc, công tác dân vận luôn là một bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.

2.2. 66 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG HỘI LHTN VIỆT NAM (15/10/1956 15/10/2022)

Trong lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, các thế hệ thanh niên Việt Nam đã chiến đấu, hy sinh kiên cường để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Trong bất cứ thời kỳ lịch sử nào của dân tộc, tuổi trẻ đều là lớp người đi đầu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt từ khi Đảng ra đời, dưới ngọn cờ của Đảng và Tổ quốc, các thế hệ thanh niên Việt Nam đã liên tiếp lập nên những chiến công hiển hách, góp phần viết tiếp những trang sử hào hùng của Đảng quang vinh, dân tộc anh hùng và vun đắp nên những truyền thống vẻ vang của Đoàn, của Hội.

Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng, phấn đấu trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Đảng, với vai trò nòng cốt chính trị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam ngày càng xứng đáng là tổ chức xã hội rộng rãi của thanh niên và các tổ chức thanh niên Việt Nam yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh và lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn kết mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước cùng phấn đấu cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vì hạnh phúc và sự tiến bộ của thanh niên.

Từ ngày 08/10 đến ngày 15/10 năm 1956, Trung ương Liên đoàn Thanh niên Việt Nam và Ban vận động Mặt trận Thanh niên toàn quốc triệu tập Đại hội tại Nhà hát lớn Hà Nội để thống nhất các tổ chức thanh niên Việt Nam và lấy tên là Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

Ngày 15/10/1956, Đại hội vinh dự được đón Bác Hồ kính yêu đến dự. Huấn thị tại Đại hội, Bác căn dặn: “...Là người chủ tương lai, cho nên toàn thể thanh niên ta phải đoàn kết chặt chẽ, phấn đấu anh dũng, vượt mọi khó khăn, thi đua giúp sức vào sự nghiệp xây dựng nước nhà tốt đẹp - một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh...”.

Tháng 12/1961, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ II được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội. Tham dự Đại hội có hơn 400 đại biểu của các tổ chức và tầng lớp thanh niên. Đại hội vinh dự được đón Bác Hồ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và các đồng chí đại diện Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đại diện Chính phủ, Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tới dự. Trong bài nói chuyện với Đại hội, Bác Hồ đã bày tỏ niềm tin yêu sâu sắc đối với thanh niên. Người nói: “Bác rất yêu quý thanh niên,

- Vì thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai - tức là các cháu nhi đồng.

- Vì thanh niên là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hoá, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Vì thanh niên là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ, đang hăng hái giữ gìn trật tự, trị an, bảo vệ Tổ quốc.

- Vì trong mọi công việc, thanh niên thi đua thực hiện khẩu hiệu: “Đâu cần, thanh niên có; việc gì khó, thanh niên làm” .

Thực hiện Nghị quyết của Đại hội, hơn một vạn tập thể thanh niên đã phấn đấu đạt nhiều thành tích to lớn trong quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất; 80 vạn đoàn viên, hội viên, thanh niên miền Bắc tự nguyện đăng ký phấn đấu theo tinh thần "Mỗi người làm việc bằng hai"; 15 vạn thanh niên tình nguyện gia nhập các Đội Thanh niên Xung phong chống Mỹ, cứu nước. Hơn 3 triệu lượt thanh niên đăng ký tham gia phong trào "Ba sẵn sàng" và hơn 2 triệu lượt thanh niên đăng ký tham gia phong trào "Năm xung phong" cùng hàng triệu lượt đoàn viên, thanh niên, hội viên tình nguyện tham gia lực lượng vũ trang, nêu cao quyết tâm “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, xứng đáng với lời khen của Bác Hồ “Các cháu là thế hệ anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng”.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi, tại thành phố Hồ Chí Minh, trong hai ngày 20 và 21/9/1976, đoàn đại biểu Hội LHTN Việt Nam và đoàn đại biểu Hội LHTN giải phóng miền Nam đã tổ chức Hội nghị thống nhất Mặt trận Thanh niên trong cả nước lấy tên chung là Hội LHTN Việt Nam. Đây là sự kiện chính trị trọng đại trong phong trào thanh niên nước ta.

Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, thanh niên luôn là người đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo lý tưởng của Đảng và Bác Hồ kính yêu. Phát huy những giá trị truyền thống vẻ vang của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, các thế hệ hội viên, thanh niên Việt Nam nguyện một lòng đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn; cống hiến tất cả tài năng, sức lực và trí tuệ của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

2.3. 108 NĂM NGÀY SINH ANH HÙNG LIỆT SĨ LÝ TỰ TRỌNG (20/10/1914 - 20/10/2022)

TUYÊN TRUYỀN CÁC NGÀY LỄ, KỶ NIỆM TRONG THÁNG 10

Kỷ niệm 92 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng

(15/10/1930 - 15/10/2022)

23 năm Ngày "Dân vận" của cả nước (15/10/1999 - 15/10/2022)

I - Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NGÀY 15/10 - NGÀY TRUYỀN THỐNG CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG
 

Từ ngày 06/01 đến ngày 07/02/1930, Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức tại Hồng Kông (Trung Quốc) do đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản. Các văn kiện được thông qua tại Hội nghị (Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam) đã xác định đường lối cơ bản của cách mạng Việt Nam, chỉ rõ nội dung, nhiệm vụ cách mạng và định hướng cho công tác vận động quần chúng nhằm vào mục tiêu chung của dân tộc.

Sau khi thành lập Đảng, từ ngày 14 đến ngày 31/10/1930, tại Hồng Kông,
Hội nghị Trung ương lần thứ nhất đã thông qua Luận cương chính trị, Điều lệ
Đảng và các Án nghị quyết về công nhân vận động, nông dân vận động, cộng sản thanh niên vận động, phụ nữ vận động, quân đội vận động, vấn đề cứu tế và đồng minh phản đế. Nghị quyết Trung ương lần thứ nhất chỉ rõ: "Trong các Đảng bộ thượng cấp (từ thành và tỉnh ủy trở lên) phải tổ chức ra các Ban chuyên môn về các giới vận động". Từ tháng 10/1930, hệ thống Ban chuyên môn về các giới vận động của Đảng bao gồm: Công vận, Nông vận, Thanh vận, Phụ vận, Quân đội vận, Mặt trận phản đế được ra đời làm nhiệm vụ tổ chức, tập hợp lực lượng, giáo dục, vận động quần chúng nhân dân tham gia các phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, nước nhà giành được độc lập, sự nghiệp cách mạng có những chuyển biến mới, đòi hỏi công tác vận động quần chúng của Đảng cần được tăng cường nhằm động viên tối đa sức người, sức của cho kháng chiến, kiến quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài báo "Dân vận" đăng trên Báo Sự thật, số 120, ra ngày 15/10/1949 với bút danh X.Y.Z. Bài báo có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thể hiện xuyên suốt tư tưởng "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng", là cẩm nang của công tác dân vận, chỉ dẫn đầy đủ, sâu sắc về mục đích, đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp công tác dân vận đối với cán bộ, đảng viên, tổ chức chính quyền và các tổ chức đoàn thể trước yêu cầu của sự nghiệp cách mạng.

Tháng 10/1999, nhân kỷ niệm 50 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm "Dân vận", theo đề nghị của Ban Dân vận Trung ương, Bộ Chính trị (khóa VIII) đã đồng ý lấy ngày 15/10/1930 làm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng và quyết định chọn ngày 15/10 hằng năm là Ngày "Dân vận" của cả nước để đẩy mạnh việc học tập và thực hiện những lời dạy của Bác Hồ về công tác dân vận. Trải qua 92 năm đồng hành cùng lịch sử cách mạng dân tộc, công tác dân vận luôn là một bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.

II. CHẶNG ĐƯỜNG 92 NĂM CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG

1. Công tác dân vận trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945)

Ngay sau Hội nghị thành lập Đảng, đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam ra Lời kêu gọi công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh và toàn thể đồng bào bị áp bức, bóc lột. Đảng nhanh chóng tổ chức ra các đoàn thể cách mạng, hình thành bộ máy và cán bộ làm công tác dân vận. Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế đồng minh, hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng. Để thực hiện mục tiêu cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng đã tổ chức cho đảng viên đi vào các giai tầng xã hội, tuyên truyền, vận động, tổ chức và tập hợp, huấn luyện quần chúng đấu tranh chống áp bức, bất công, bóc lột, đòi hỏi dân sinh, dân chủ ở nhiều nơi. Những cán bộ, đảng viên lớp đầu tiên đã không quản gian lao, thực hiện chủ trương "vô sản hóa", "ba cùng" với nhân dân, tuyên truyền, giác ngộ và thành lập các tổ chức quần chúng đoàn kết xung quanh Đảng, tạo sức mạnh và động lực cho cách mạng theo đường lối "Đem sức ta mà giải phóng cho ta".

Sau cao trào cách mạng 1930-1931, phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ 1936-1939, phong trào Phản đế 1939-1941 và phong trào Mặt trận Việt Minh 1941-1945, với chủ trương mở rộng chính sách đại đoàn kết toàn dân và công tác mặt trận, Đảng đã tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân, bao gồm nhân sĩ, trí thức, tư sản dân tộc và cả ngoại kiều… các hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp đã tạo nên bước phát triển mới trong xây dựng lực lượng chính trị quần chúng.

Trước những biến động lớn của tình hình thế giới và trong nước, Đảng đã phát động cao trào chống Nhật - Pháp. Tại Hội nghị lần thứ tám Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, theo đề nghị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Mặt trận dân tộc thống nhất chống phát-xít Pháp - Nhật với tên gọi Việt Nam Độc lập đồng minh gọi tắt là Việt Minh đã ra đời ngày 19/5/1941. Với khí thế của cả dân tộc, thực hiện phương châm kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, phát triển từ khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, Cách mạng Tháng Tám đã thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 02/9/1945.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã chứng minh tính đúng đắn Cương lĩnh chính trị đầu tiên, đồng thời, là thắng lợi công tác dân vận của Đảng, chỉ với khoảng 3.000 đảng viên, nhưng Đảng đã tin vào dân, gắn bó với dân, hiểu dân, dựa vào sức mạnh của dân; tuyên truyền giác ngộ cho nhân dân hiểu rõ con đường giành độc lập, tự do, giành quyền sống; tổ chức tập hợp nhân dân vào mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội và các hình thức tổ chức khác một cách linh hoạt; hướng dẫn quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao, khởi nghĩa đánh đổ thực dân, phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân, làm nên thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ, mang tính chất nhân dân sâu sắc; mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỷ nguyên độc lập, tự do và làm tiền đề cho cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

2. Công tác dân vận trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và
bảo vệ Tổ quốc (1945 - 1975)

Trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), sau khi thành lập Nước, đối mặt với vô vàn khó khăn, thử thách của "thù trong, giặc ngoài", Đảng đã xác định những vấn đề cơ bản về đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, từ đó đề ra chủ trương phải huy động được sức mạnh của toàn dân tộc, lãnh đạo toàn dân vừa kháng chiến ở miền Nam, vừa xây dựng

thực lực mọi mặt cho Nhà nước Dân chủ Cộng hòa.

Phát động cuộc chiến tranh nhân dân, Trung ương Đảng chủ trương giáo dục, động viên và hướng dẫn toàn thể đồng bào đồng lòng, quyết tâm đánh thắng giặc, mỗi người dân đều trở thành một chiến sĩ. Vận động nhân dân tham gia kháng chiến trên mọi mặt trận, vừa huy động, vừa bồi dưỡng sức dân, Đảng thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế sản xuất, kinh doanh, tiến hành giảm tô, giảm tức, giải quyết một phần quan trọng yêu cầu ruộng đất cho nông dân, nâng cao dân trí. Các hình thức và biện pháp đại đoàn kết toàn dân tộc được mở rộng hơn với sự thành lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Hội Liên Việt) vào 29/5/1946, thu hút thêm các đảng phái yêu nước và đồng bào yêu nước không đảng phái, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, sắc tộc, xu hướng chính trị. Đảng thực hiện chủ trương tăng cường đoàn kết dân tộc. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc càng thêm bền chặt khi thống nhất tổ chức Việt Minh, Liên Việt thành Mặt trận Liên- Việt (03/3/1951). Phong trào thi đua ái quốc là hình thức tập hợp toàn dân do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động, nhanh chóng được mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng sâu rộng, tạo thành sức mạnh cho cuộc kháng chiến kiến quốc. Công tác dân vận đã vận động toàn quân, toàn dân quyết tâm chiến đấu, lao động, sản xuất, đồng thời, tăng cường công tác địch vận, làm tan rã hàng ngũ ngụy quân, ngụy quyền, chống địch lập tề; động viên thanh niên viết đơn xung phong ra chiến trường, hàng chục ngàn dân công đi tiền tuyến vận tải lương thực, thực phẩm, vũ khí phục vụ các chiến dịch, cao điểm là thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ tạo nên sức mạnh, tiền đề vững chắc để kế thừa, phát huy trong các giai đoạn cách mạng tiếp theo.

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975): Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, bước vào con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nhiều nhiệm vụ nặng nề, đó là củng cố chính quyền, khôi phục đất nước, ổn định kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân, an ninh trật tự, đoàn kết dân tộc… sau chiến tranh. Miền Nam tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong điều kiện khó khăn, phải xây dựng thế và lực cho cách mạng; chống các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa; tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong điều kiện đất nước tạm thời bị chia cắt hai miền, Đảng ta luôn quan
tâm củng cố, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Mặt trận và
các đoàn thể nhân dân vững mạnh, thực sự là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với
nhân dân. Ngày 10/9/1955, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời, tăng cường đoàn kết mọi lực lượng dân tộc và dân chủ, động viên đồng bào, chiến sĩ nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và hết lòng đáp ứng các yêu cầu của cuộc đấu tranh yêu nước của đồng bào miền Nam. Tại miền Nam, ngày 20/12/1960, Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam họp tại vùng căn cứ Tây Ninh quyết định thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Nhờ chú trọng đổi mới nội dung và phương thức, công tác dân vận được triển khai sâu rộng trong các cấp, các ngành, các lĩnh vực, các tầng lớp nhân dân trong nước và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại để đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; góp phần động viên đến mức cao nhất sức người, sức của hậu phương miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam và làm hậu thuẫn vững chắc cho quân và dân miền Nam đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai, tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Với đại thắng Mùa Xuân năm 1975, nước ta đã bước sang một thời kỳ mới - thời kỳ hòa bình, độc lập, thống nhất, cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

3. Công tác dân vận trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (từ 1975 đến 2020)

Giai đoạn 1975 - 1985: Sau 30 năm chiến tranh, cả nước bước vào thời kỳ mới cùng thực hiện một chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa với nhiều khó khăn, thách thức. Đảng đã vận động nhân dân khắc phục hậu quả chiến tranh, vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng và kéo dài, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế đối với Lào, Campuchia, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhằm đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới, Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất họp từ 31/01 - 04/02/1977 tại thành phố Hồ Chí Minh đã thống nhất các tổ chức Mặt trận ở hai miền Nam Bắc thành tổ chức Mặt trận thống nhất duy nhất, lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), Đảng đã nhìn thẳng vào sự thật, cùng toàn dân khởi xướng sự nghiệp đổi mới với bốn nội dung "đổi mới chủ trương, đổi mới tổ chức, đổi mới cán bộ, đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác". Trên cơ sở đó, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, đưa đất nước vượt qua khó khăn, phá thế bao vây cấm vận, tiếp tục phát triển.

Bước vào thời kỳ đổi mới, nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
tộc tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng tiếp tục đổi mới công tác dân vận. Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa VI đã ban hành Nghị quyết số 08B-NQ/HNTW, ngày 27/3/1990 về "Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân" với 4 quan điểm chỉ đạo: Cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân; động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân và kết hợp hài hòa các lợi ích, thống nhất quyền lợi với nghĩa vụ công dân; các hình thức tập hợp nhân dân phải đa dạng; công tác quần chúng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể. Nghị quyết 08B là bước chuyển kịp thời nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân trong tình hình mới, khắc phục tình trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên quan liêu, mệnh lệnh, xa dân, chuyên quyền, độc đoán, tham ô, hối lộ, sống xa hoa, lãng phí, làm giảm nhiệt tình cách mạng, hạn chế việc phát huy khả năng to lớn của nhân dân trong công cuộc xây dựng đất nước. Năm 1991, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội khẳng định: "Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chân chính của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân".

Thực hiện các Nghị quyết từ Đại hội VII đến Đại hội XII của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành hệ thống văn bản liên quan đến công tác dân vận: về vận động các giới, các giai tầng xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị, tăng cường công tác dân vận của các cơ quan nhà nước và chính quyền các cấp, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, tiêu biểu là: Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về "Xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở"; các Nghị quyết số 23-NQ/TW, 24-NQ/TW, 25-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, công tác dân tộc, công tác tôn giáo; Quyết định số 290-QĐ/TW, ngày 25/02/2010 của Bộ Chính trị (khóa X) về "Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị". Đặc biệt, trên cơ sở đánh giá tình hình, làm rõ các thách thức đối với công tác dân vận trong Đảng cầm quyền, xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới". Nghị quyết khẳng định và làm sâu sắc thêm 5 quan điểm, 7 nhiệm vụ nhằm tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả hệ thống chính trị đã tích cực vào cuộc làm công tác dân vận, hướng mạnh về cơ sở, chăm lo cho cuộc sống, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân; nâng cao ý thức, trách nhiệm tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là của người đứng đầu trước nhân dân. Nhà nước tăng cường thể chế hóa, cụ thể hóa các nội dung liên quan đến công tác dân vận, đến phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" và phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" thành các văn bản pháp luật và chỉ đạo tổ chức thực hiện. Qua đó, vừa phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện, nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, vừa thực hiện tốt chế độ dân chủ trực tiếp ở cấp cơ sở để nhân dân bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc quan trọng, thiết thực, gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị -
xã hội tích cực đổi mới nội dung, phương thức vận động, phát huy sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa
Đảng, Nhà nước và nhân dân; động viên nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Công tác dân vận đã góp phần rất quan trọng vào những thành tựu to lớn của đất nước qua 35 năm đổi mới.

4. Đại hội XIII của Đảng (năm 2021) với tầm nhìn phát triển đất nước
đến năm 2045
đã bổ sung nhiều nội dung mới về lãnh đạo đối với công tác dân
vận. Văn kiện Đại hội xác định rõ yêu cầu, nhiệm vụ: Thắt chặt hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng. Trong đó nhấn mạnh các nội dung: "Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của các cấp ủy đảng, hệ thống chính trị về công tác dân vận; có cơ chế phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh trong tình hình mới. Đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, vận động…, tăng cường đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa"; "Tiếp tục hoàn thiện và thực thi quy định về đạo đức công vụ trong công tác dân vận, phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu. Phê phán, xử lý nghiêm minh những cán bộ, công chức thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, nhũng nhiễu dân..." ; "Tổ chức có hiệu quả, thực chất việc nhân dân tham gia giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị; phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Lấy kết quả công việc, sự hài lòng và tín nhiệm của nhân dân làm tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tổ chức bộ máy và chất lượng cán bộ, đảng viên". Tăng cường đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận của các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp và lực lượng vũ trang. Chú trọng công tác dân vận đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào theo tôn giáo, đồng bào Việt Nam ở nước ngoài. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội, đóng góp ý kiến của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác dân vận.

Để tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong giai đoạn mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, ngày 30/7/2021, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 23-QĐ/TW về "Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị" (thay thế Quyết định số 290-QĐ/TW của Bộ Chính trị khóa X). Quyết định số 23-QĐ/TW có nhiều điểm mới, quy định rất cụ thể về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cơ chế, phương thức thực hiện công tác dân vận trong hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng; đề cao vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu đối với công tác dân vận: "Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu có trách nhiệm thực hiện tốt công tác dân vận theo quy định của Đảng và Nhà nước; gương mẫu thực thi công vụ, nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân; giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân".

Cùng với đó, nhiều nghị quyết, chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực công tác dân vận, các giới, các giai tầng xã hội như: Công đoàn, công nhân; Nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Người Việt Nam ở nước ngoài; Công tác giảm nghèo bền vững; Phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở các vùng, miền... được ban hành đồng bộ, là nền tảng để công tác dân vận ngày càng phát huy vị trí, vai trò và tính nhân văn sâu sắc, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

5. Bài học kinh nghiệm

Những bài học kinh nghiệm trong công tác dân vận của Đảng được Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) tổng kết, đó là: "Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng"; "Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Đó là truyền thống quý báu và là nguồn sức mạnh to lớn của cách mạng nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công".

Báo cáo Chính trị tại Đại hội XIII của Đảng rút ra 5 bài học kinh nghiệm quan trọng, trong đó có bài học: "Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc, thực hiện quan điểm "dân là gốc"; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng". Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; thắt chặt mối quan hệ mật thiết với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu; củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân đối với  Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa".

III - PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG 92 NĂM CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG TRONG GIAI ĐOẠN MỚI
         
Năm 2022 đang diễn ra với những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Đảng, sự quản lý, điều hành năng động, quyết liệt của Nhà nước, sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị, cùng sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân, kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn được bảo đảm, các hoạt động kinh tế - xã hội cơ bản đã trở lại bình thường và tăng tốc, an sinh xã hội được quan tâm, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát tốt; quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, đối ngoại được tăng cường, dân chủ được phát huy. Nhân dân đồng tình, ủng hộ những chủ trương, quyết sách quan trọng của đất nước trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; phòng, chống và xử lý các vụ việc tham nhũng, tiêu cực. Trong những kết quả đó có sự đóng góp tích cực của công tác dân vận. Các cấp ủy, tổ chức đảng ngày càng coi trọng việc lắng nghe, nắm tình hình và giải quyết nguyện vọng chính đáng, quan tâm giải quyết những bức xúc trong nhân dân, tăng cường công tác vận động, tuyên truyền tạo đồng thuận, động viên nhân dân tham gia xây dựng hệ thống chính trị, phát triển đất nước. Phát huy thành quả đạt được, trong thời gian tới và năm 2023 - năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, các cấp ủy, tổ chức đảng và cả hệ thống chính trị tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm về công tác dân vận như sau:
          1. Tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện có hiệu quả các văn bản của Đảng về công tác dân vận trong toàn hệ thống chính trị, mỗi cán bộ, đảng viên và người
dân. Đặc biệt là Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về công tác dân vận; Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; Quyết định số 23-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa XIII) về “Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị”. Quan tâm làm tốt công tác sơ kết, tổng kết các văn bản của Đảng liên quan đến công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo. Tích cực đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác dân vận.
          Xây dựng, bổ sung các cơ chế phối hợp và nâng cao hiệu quả thực hiện công
tác công tác dân vận. Phát huy hiệu quả cơ chế phối hợp liên ngành thông qua Hội đồng công tác quần chúng, Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo; các hoạt động giao ban, hội nghị chuyên đề... để bao quát toàn diện các lĩnh vực, phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm đồng bộ cả hệ thống chính trị đối với công tác dân vận.
          Đội ngũ cán bộ, đảng viên tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh; học tập phong cách dân vận của Người: "Óc nghĩ,
mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm", "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân". Thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, tuân thủ pháp luật và đạo đức, lối sống; tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.
          2. Tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, vận động và phương thức nắm
tình hình nhân dân theo hướng chủ động, thiết thực, hiệu quả. Đa dạng hóa hình
thức tuyên truyền, vận động, tương tác với người dân, tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin phù hợp với điều kiện phát triển, trình độ dân trí và môi trường sống của các tầng lớp nhân dân, góp phần tạo sự đồng thuận trong nhân dân để thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
          Hướng về cơ sở, chủ động nắm chắc tình hình, đời sống, tâm trạng các tầng
lớp nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào theo tôn giáo, vùng sâu, vùng xa, khó khăn, biên giới, hải đảo, địa bàn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp…
          Qua đó, chủ động dự báo, đánh giá xu hướng của dư luận xã hội; vận động nhân
dân nhận thức đúng, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, giữ vững quốc phòng - an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Đấu tranh, phản bác các thông tin không đúng, luận điệu xuyên tạc, chia rẽ, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ giữa Đảng với nhân dân.
          3. Tăng cường công tác dân vận của các cơ quan nhà nước và chính quyền
các cấp gắn với triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 33/CT-TTg, ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ “Về tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới”.

Tập trung nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, nâng cao chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri, hoạt động tiếp công dân, đối thoại, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của nhân dân.
          Nâng cao hiệu quả vận động nhân dân thông qua thể chế hóa, cụ thể hóa các
chủ trương, đường lối của Đảng bằng chính sách, pháp luật hợp lòng dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước, doanh nghiệp, người dân, bảo vệ lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân theo Hiến pháp và pháp luật.
          Nâng cao hiệu quả thực hiện dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, trọng tâm
nâng cao chất lượng thực hiện Quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở. Tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa, thực hiện tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt” để nhân dân làm chủ; phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” và các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở phù hợp thực tiễn của địa phương, đơn vị.
          4. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và hội quần chúng đổi
mới nội dung, phương thức hoạt động của theo hướng sát cơ sở, thực chất, hiệu
quả. Phát huy vai trò đoàn kết, tập hợp đoàn viên, hội viên trong tổ chức; làm tốt
vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội
viên; làm nòng cốt chính trị trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
          Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan nhà nước trong lắng nghe,
tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân; kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết các chủ
trương, đường lối của Đảng liên quan đến đời sống nhân dân, giải quyết kịp thời, hiệu quả những điểm nóng, phức tạp trong cộng đồng dân cư. Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát và phản biện xã hội liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; khuyến khích, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.
          5. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong toàn hệ thống chính
trị, gắn với động viên các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động; hưởng ứng và thực hiện hiệu quả 03 Chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới; Giảm nghèo bền vững; Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, biểu dương, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước, trong công tác dân vận nhằm cổ vũ tinh thần phục vụ nhân dân, phát huy tiềm năng, trí tuệ trong nhân dân đóng góp cho xã hội, cho phát triển đất nước.
          6. Ban Dân vận Trung ương và Ban Dân vận cấp ủy các cấp nâng cao chất
lượng công tác nghiên cứu, tham mưu về các chủ trương, chính sách và giải pháp
lớn về công tác dân vận cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy các cấp. Thực hiện tốt các nhiệm vụ thẩm định, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết… các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác dân vận; trong đó trọng tâm là Ban Dân vận Trung ương tham mưu Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Phối hợp với các cơ quan trong hệ thống chính trị cụ thể hóa, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác dân vận; thực hiện một số đề án về công tác dân vận, công tác dân tộc, tôn giáo; tham mưu chỉ đạo tổ chức thành công đại hội các cấp, tiến tới đại hội toàn quốc một số tổ chức chính trị - xã hội và các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ. Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ chế phối hợp thực hiện công tác dân vận của hệ thống chính trị.
          Phối hợp tham mưu việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, quy hoạch, đào
tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ dân vận các cấp có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực, kinh nghiệm, nhiệt tình, có phương pháp, làm nòng cốt tham mưu và thực hiện công tác dân vận.
          Tham mưu, phối hợp tổ chức các hoạt động thiết thực, ý nghĩa kỷ niệm 92
năm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng, 23 năm Ngày "Dân vận" của
cả nước và các ngày kỷ niệm, sự kiện quan trọng của Đảng, đất nước và dân tộc.
          Dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn
bộ sự nghiệp cách mạng của nước ta. Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công", phát huy truyền thống vẻ vang 92 năm công tác Dân vận của Đảng, mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị cần thường xuyên học tập, quán triệt tư tưởng, đạo đức và phong cách dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh; đổi mới công tác dân vận theo hướng sát cơ sở, thực sự “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”; thực lòng quan tâm, chăm lo lợi ích và đời sống của nhân dân; gắn việc làm tốt công tác dân vận với trách nhiệm nêu gương, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng và nhân dân giao cho.
          Cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, với bản lĩnh, quyết tâm và nỗ
lực chung, công tác dân vận sẽ tiếp tục có những đóng góp quan trọng vào sự
nghiệp cách mạng của Đảng; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với
Đảng, phát huy mạnh mẽ sức mạnh của nhân dân, thực hiện thắng lợi sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới./.

 

BAN DÂN VẬN TRUNG ƯƠNG

Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Tây Bắc (1952 - 2022)

I. BỐI CẢNH, DIỄN BIẾN VÀ KẾT QUẢ CHIẾN DỊCH TÂY BẮC

1. Bối cảnh lịch sử:

 Sau Chiến dịch Biên giới 1950, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Nhân dân ta diễn ra trong bối cảnh tình hình có nhiều biến đổi lớn. Trên thế giới, các nước xã hội chủ nghĩa, dân chủ nhân dân ngày càng được củng cố, phát triển và lớn mạnh về mọi mặt. Trong đó Liên Xô giành được nhiều thắng lợi quan trọng trong xây dựng, phát triển đất nước, có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, Châu Phi, khu vực Mỹ La-tinh và ủng hộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Nhân dân ta về mọi mặt. Phong trào bảo vệ hòa bình thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ. Hội đồng hòa bình thế giới tại Viên (Áo) đã ban hành nhiều nghị quyết trong đó có nghị quyết về Việt Nam, đặt vấn đề đàm phán để đình chiến và quân đội Pháp phải rút khỏi Việt Nam.

Trong khu vực, sau ngày thành lập (01/10/1949), Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tuyên bố là một nước dân chủ mới, thực hiện chuyên chính dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo; đồng thời, tuyên bố đoàn kết với tất cả các nước và dân tộc yêu chuộng hòa bình, tự do trên thế giới, cùng các dân tộc đấu tranh chống chiến tranh xâm lược của đế quốc để giữ gìn nền hòa bình lâu dài. Ngày 18/1/1950, Việt Nam và Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao; Trung Quốc đã gửi nhiều cố vấn sang giúp ta và viện trợ cho ta vũ khí, lương thực, quần áo, thuốc men.

Về tình hình nước Pháp, quân viễn chinh Pháp tại Đông Dương đang lâm vào tình thế khó khăn, mất quyền chủ động chiến lược trên chiến trường. Tại nước Pháp, phong trào chống “cuộc chiến tranh bẩn thỉu” của thực dân Pháp ở Đông Dương ngày càng dâng lên mạnh mẽ. Trong khi đó, Mỹ tăng thêm viện trợ cho Pháp và can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Được Mỹ giúp sức, ngày 06/12/1950, Chính phủ Pháp cử Đại tướng Đờlát Đờ Tátxinhi,tư lệnh lục quân khối Tây Âu sang làm tổng chỉ huy quân đội viễn chinh, kiêm chức Cao ủy Pháp ở Đông Dương. Ngay sau khi đến Đông Dương, Đờlát đã nhanh chóng đưa ra kế hoạch nhiều điểm trong đó có chủ trương tập trung quân Âu - Phi xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh và ra sức phát triển ngụy quân; tiến hành chiến tranh tổng lực, bình định vùng tạm chiếm, đánh phá ác liệt các căn cứ hậu phương của ta, đẩy mạnh thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh, nuôi chiến tranh".

Tình hình trong nước: Sau chiến thắng Biên giới 1950, quân và dân ta đã phát huy thế tiến công chiến lược, đẩy mạnh kháng chiến, tiến hành nhiều chiến dịch và giành được những thắng lợi liên tiếp, có ý nghĩa quan trọng, như: Chiến dịch Trần Hưng Đạo (25/12/1950 - 17/01/1951), Chiến dịch Hoàng Hoa Thám (20/3 - 07/4/1951), Chiến dịch Quang Trung (28/5 - 20/6/1951), Chiến dịch Hòa Bình (10/12/1951 - 25/02/1952), đã khẳng định thế tiến công chiến lược của quân và dân ta tiếp tục giành và giữ vững quyền chủ động trên chiến trường, đẩy địch vào thế phòng ngự, đối phó.

Tháng 9/1952, Trung ương Đảng chủ trương tránh chỗ mạnh, đánh vào chỗ yếu, tìm nơi sơ hở của địch mà đánh và quyết định mở chiến dịch tiến công Tây Bắc. Mục tiêu chiến dịch là tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng một phần đất đai và xây dựng căn cứ địa Tây Bắc, mở rộng, củng cố căn cứ địa Việt Bắc, giữ vững đường giao thông quốc tế (Lào Cai - Vân Nam) và tạo những điều kiện mới cho cách mạng Lào.

2. Đặc điểm tình hình và sự chuẩn bị của ta

a. Đặc điểm tình hình

 Tây Bắc là một vùng chiến lược quan trọng. Từ đây, địch có thể uy hiếp căn cứ địa Việt Bắc và che chở cho Thượng Lào. Lực lượng địch chiếm đóng ở Tây Bắc có 8 tiểu đoàn và 43 đại đội, 11 khẩu pháo bố trí phân tán trên 144 cử điểm, gồm phần lớn là quân ngụy. Lực lượng Âu – Phi có 3 tiểu đoàn chốt ở Sơn La, Lai Châu làm nhiệm vụ cơ động; ngoài ra có tiểu đoàn dù ở Hà Nội khi cần, dùng đường không cơ động đến tăng viện.

Vùng Tây Bắc thời kỳ này gồm 5 tỉnh là Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái và Nghĩa Lộ là vùng rừng núi rộng lớn, hiểm trở, đất rộng, người thừa. Phía Tây giáp với 2 tỉnh của Lào (Phong Xa Lý, Sầm Nưa), phía Đông giáp với căn cứ địa Việt Bắc, phía Bắc là biên giới Việt Nam - Trung Quốc (đối diện tỉnh Lào Cai là tỉnh Vân Nam), phía Nam giáp với tỉnh Hòa Bình, thông với Liên khu 3 và Liên khu 4. Sông Thao, sông Mã, sông Đà là ba con sông lớn, quanh năm nước chảy xiết và chia cắt Tây Bắc thành các khu vực, Đường vào Tây Bắc chỉ có hai trục lớn là đường số 41 từ Hòa Bình đi Mộc Châu (Sơn La) và đường số 13 từ Yên Bái vào Nghĩa Lộ. Các cộng đồng tộc người vùng Tây Bắc chủ yếu là Mông, Dao, Thái, Mường và Kinh có lịch sử phát triển lâu đời, có truyền thống yêu nước, cách mạng nhưng kinh tế phân tán, văn hóa xã hội chậm phát triển.

b. Sự chuẩn bị của ta

Thực hiện chủ trương chuyển hướng tiến công chiến lược, từ tháng 4/1952, Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị toàn quân và toàn dân ta xúc tiến công tác chuẩn bị chiến dịch với quyết tâm tiêu diệt địch, giải phóng Tây Bắc.

Ngày 06/9/1952, Bộ Tổng Tư lệnh mở Hội nghị cán bộ phổ biến quyết tâm chiến dịch. Ngày 09/9/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm, động viên và nói chuyện với Hội nghị phổ biến kế hoạch chiến dịch Tây Bắc, Người căn dặn “Trung ương Đảng và Tổng Quân ủy đã cân nhắc kỹ chỗ dễ, chỗ khó của chiến trường sắp đến và quyết tâm là chiến dịch này phải đánh cho thắng lợi", “gặp thuận lợi thì phải quyết tâm phát triển, gặp khó khăn thì phải quyết tâm khắc phục". Cùng ngày, Trung ương Đảng đã quyết định thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch, chỉ định đồng chí Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp làm Chỉ huy trưởng; đồng chí Hoàng Văn Thái làm Tham mưu trưởng chiến dịch; đồng chí Nguyễn Chí Thanh làm Chủ nhiệm Chính trị; đồng chí Nguyễn Thanh Bình làm Chủ nhiệm Cung cấp.

Lực lượng tham gia chiến dịch của ta gồm các đại đoàn 308, 312, 316 (thiếu), tiểu đoàn 910 (Trung đoàn 148), 6 đại đội Sơn pháo 75 ly, 3 đại đội súng cối 120 ly, 1 Trung đoàn công binh và 11 đại đội bộ đội địa phương thuộc các tỉnh: Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai. Dân công cần huy động phục vụ chiến dịch khoảng 35.000 người. Về nhân lực, vật lực, Trung ương giao các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc trực tiếp phục vụ hướng Nghĩa Lộc các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nam... trực tiếp phục vụ hướng Sơn La.

Trên địa bàn Liên khu 3 và Việt Bắc, Bộ Tổng Tư lệnh có kế hoạch nghi binh lớn, Trung đoàn 238 ở Bắc Ninh, Bắc Giang mang tên mới là Đại đoàn 316, Trung đoàn 246 ở Vĩnh Yên, Phúc Yên lấy bí danh Đại đoàn 308, Trung đoàn 91 ở Sơn Tây, Phú Thọ được gọi là Đại đoàn 312... Các đơn vị trên đều có phương án hoạt động, liên lạc công khai với Bộ Tổng Tư lệnh bằng điện đài làm cho dịch rất khó phán đoán hướng tiến công.

3. Diễn biến và kết quả chiến dịch

a. Diễn biến chiến dịch (diễn ra ba đợt, từ ngày 14/10 đến 10/12/1952)

- Đợt 1 (từ ngày 14-23/10), tiến công tiêu diệt phân khu Nghĩa Lộ, đập tan tuyến phòng thủ vành đai ngoài Tây Bắc của địch

Ngày 14/10/1952, chiến dịch mở màn. Để tạo thế cho Đại đoàn 308, Trung đoàn 174 (Đại đoàn 316) tiến công trước vị trí Ca Vịnh; Trung đoàn 141 (Đại đoàn 312) đánh trước vị trí Sài Lương, bố trí lực lượng đánh viện binh trên đường Gia Hội. Do bị đánh bất ngờ, địch nhanh chóng rút về Ca Vịnh, Sài Lương, Làng Nhì và điều động Tiểu đoàn 3 lê dương từ đồng bằng lên Nà Sản, Tiểu đoàn dù số 6 xuống Tú Lệ để chặn đường tiếp tế của ta, giữ Sơn La và giải tỏa cho Nghĩa Lộ.

Ngày 17/10/1952, Đại đoàn 308 sử dụng 2 trung đoàn (88 và 102) đánh Nghĩa Lộ phố và Nghĩa Lộ đồi, san bằng một loạt vị trí then chốt, phá vỡ một bộ phận tuyến phòng thủ vùng ngoài của địch, tiêu diệt toàn bộ sở chỉ huy địch tại phân khu Nghĩa Lộ và tiêu diệt hoàn toàn Nghĩa Lộ phố, diệt hơn 400 tên, bắt 412 tên, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng, buộc địch phải rút Tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 ở Tú Lệ về Nà Sản.

Đêm 18/10/1952, Trung đoàn 36 (Đại đoàn 308) tiến công tiêu diệt dịch ở Cửu Nhì, diệt và bắt 214 tên. Từ ngày 19/10 đến 23/10/1952, Đại đoàn 312 đã tiến hành truy kích, đánh tan quân địch rút chạy, đánh thiệt hại nặng Tiểu đoàn dù số 6, diệt và bắt gần 200 tên, thu nhiều vũ khí.

Trên hướng thứ yếu, từ ngày 14/10 đến 23/10/1952, Trung đoàn 88 (Đại đoàn 308) tiến công tiêu diệt dịch ở Nha Phù, tiểu khu Phù Yên, Vạn Yên và làm chủ khu vực. Ở mũi vu hồi Đông Nam Lai Châu, Tiểu đoàn 910 (Trung đoàn 148) từ Lào Cai tiến công mãnh liệt vào Quỳnh Nhai, làm cho dịch ở Quỳnh Nhai và tả ngạn sông Thao phải rủi chạy về hữu ngạn sông Đà, Tiêu đoàn 17 Ta - bo đến ứng cứu cũng bị Tiểu đoàn 910 đánh, tiêu diệt một đại đội ở Pác Má. Bộ đội địa phương và du kích trên các địa bàn tác chiến đẩy mạnh tác chiến phối hợp với bộ đội chủ lực lùng, quét, gọi hàng số tàn bình, làm chủ các khu vực đã chiếm.

Như vậy, trong đợt một của chiến dịch, ta đã tiến công giành thắng lợi, diệt 500 tên địch, bắt sống trên 1000 tên, trong đó có 300 lính Âu - Phi và nhiều sĩ quan, chỉ huy phân khu Nghĩa Lộ, tiểu khu Phú Yên, thu 1.497 sàng các loại, 34 khẩu cối, 3 khẩu ĐKZ37, 2 khẩu pháo 105 ly, cùng nhiều trang bị, quân dụng; giải phóng vùng hữu ngạn sông Thao, tả ngạn sông Đà từ Vạn Yên đến Quỳnh Nhai, làm chủ đường số 13 nối Yên Bái với Nghĩa Lộ.

- Đời 2 (từ ngày 7-22/11), vượt sông Đà, tiêu diệt khu phòng thủ Mộc Châu, giải phóng tỉnh Sơn La, Điện Biên Phủ.

Bị thiệt hại nặng, bộ chỉ huy quân Pháp quyết định bỏ vùng tả ngạn sông Thao, rút sang hữu ngạn sông Đà, nhanh chóng thiết lập cầu hàng không Hà Nội - Ni Sản, điều 9 tiểu đoàn cơ động từ đồng bằng và nơi khác lên Tây Bắc, nâng tổng quân số ở đây lên 16 tiểu đoàn và 32 đại đội, lập tuyến phòng thủ sông Đà, xây dựng Nà Sản thành tập đoàn cứ điểm mạnh quyết giữ vùng Tây Bắc. Đồng thời, ngày 28/10/1932 dịch mở cuộc hành binh Loren đánh lên vùng hậu phương của ta ở Phú Thọ nhằm đỡ đòn cho Tây Bắc, lực lượng gồm 12 tiểu đoàn bộ binh và dù, 2 tiểu đoàn pháo binh, 3 tiểu đoàn công bình, 2 đại đội xe tăng, cơ giới, 2 thủy đội xung kích, cùng nhiều máy bay. Địch hành quân từ Trung Hà, Việt Trì theo đường sông và đường số 2 lên Phú Thọ và nhảy dù xuống Đoan Hùng. Ngày 13/11/1952, một mũi tiến đến Bến Hiên.

Trên cơ sở nhận định, đánh giá tình hình. Bộ Tổng Tư lệnh vẫn giữ quyết tâm tiến công Tây Bắc. Bộ Chỉ huy chiến dịch xác định quyết tâm tác chiến đợt 2, gồm: Hướng chủ yếu tiến công khu vực Tạ Khoa - Ba Lay - Mộc Châu phá vỡ khu phòng thủ chủ yếu của địch trên tuyến sông Đà, tạo điều kiện diệt địch ở Sơn La, Nà Sản; lực lượng gồm 6 trung đoàn thuộc đại đoàn 308, 312 316 và Đại đoàn Công binh - Pháo binh 351. Hướng phối hợp mang bí danh mặt trận Y13, được tăng cường lực lượng đánh sâu vào phía sau đội hình chiến dịch. Nhiệm vụ vừa tiêu diệt dịch, vừa nghi binh làm cho địch phán đoán sai hướng tiến công chủ yếu là Lai Châu.

+ Trên hướng phối hợp:

Thực hiện kế hoạch nghi binh ngày 07/11/1952 Tiểu đoàn 910 (Trung đoàn 148) tiến công mở đầu đánh tan tiểu đoàn ngụy ở Nậm Dín. Ngày 16/11/1952, Tiểu đoàn 910 tiến công Tiểu đoàn dù ở Nậm Dín, tiêu hao 3 đại đội. Ngày 17/11/1952, các tiểu đoàn 910, 542, 564 tổ chức vượt sông Đà tiến công vào Lai Châu. Tiểu đoàn 542 đánh địch ở Nong Bò, Cha Mong, diệt 1 đại đội thuộc Tiểu đoàn 56 ngụy, sau đó thọc sâu vào Nậm Dín, qua Thuận Châu tiến về Điện Biên Phủ, tổ chức tập kích, truy quét tàn binh đến đêm ngày 30/11 bắt 726 tên, thu 600 súng. Tiểu đoàn 564 tổ chức đánh chặn, truy kích địch, diệt và bắt gần như toàn bộ 4 đại đội ở Mường Sài và 2 đại đội ở Mường Piềng, phối hợp với Tiểu đoàn 115 truy kích địch đến tận Sơn La, buộc địch ở Sơn La phải rút về Nà Sản, ta tiếp quản Thuận Châu, thị xã Sơn La, lùng quét, bắt gần 400 tên.

Với tinh thần tiến công liên tục và cách đánh táo bạo, trên hướng phối hợp bộ đội ta đã phá vỡ hệ thống phòng ngự phía nam Lai Châu, diệt và bắt hơn 1400 tên địch. Tính cả đợt 1 trên hướng Lai Châu, quân và dân ta diệt 12 đại đội địch, bắt sống 1.750 tên, thu nhiều vũ khí, giải phóng huyện Than Uyên, Quỳnh Nhai, Tuần Giáo, Mường La, Thuận Châu, Điện Biên Phủ, rộng trên 3,000 km và 10 vạn dân.

+ Trên hướng chủ yếu:

Đêm ngày 17/11, Trung đoàn 209 (Đại đoàn 312) được tăng cường tiến công Bản Hoa, diệt hơn 300 tên.

Đêm ngày 18/11, Trung đoàn 141 (Đại đoàn 312) dùng 2 tiểu đoàn đánh Ba Lay diệt gần 1 tiểu đoàn địch. Cùng thời gian, Đại đoàn 308 tiến công nhiều vị trí ở Hát Tiêu, Mường Lụm, loại khỏi vòng chiến đấu 98 tên, diệt và bắt sống 149 tên, có 69 lính Âu - Phi.

Đêm ngày 19/11 đến 2 giờ 15 phút ngày 20/11/1952. Đại đoàn 316 tiến công Mộc Châu, loại khỏi vòng chiến đấu 309 tên, thu toàn bộ vũ khí, giải phóng hơn 1000 dân bị địch bắt giam. Sau khi các vị trí then chốt ở tuyến phòng thủ cao nguyên Mộc Châu bị tiêu diệt, địch ở Chiềng Pan, sông Con. Tạ Say, Sa Piệt, Tạ Khoa... rút chạy, ta tiếp tục truy kích diệt và bắt sống hơn 1 tiểu đoàn địch. Bị tiến công mạnh, địch ở Chiềng Đống, Cò Nòi, Yên Châu phải rút về Nà Sản. Những trận đánh vào tuyến phòng thủ Mộc Châu của ta đã giành thắng lợi lớn.

+ Trên hướng Phú Thọ (hậu phương của chiến dịch)

Ngày 17/11/1952, để đánh tan cuộc hành binh Loren, Trung đoàn B6 (Đại đoàn 308) phục kích địch trên đường Chân Mộng - Nàng Yên, Trạm Thản, tiêu diệt và bắt sống trên 400 tên, phá hủy 27 ô tô, 17 xe tăng, xe bọc thép.

Đêm ngày 23, rạng sáng ngày 24/11/1952, Trung đoàn 30 tiến công địch ở Núi Quyết (gần Cổ Tiết thuộc tỉnh Phú Thọ), diệt thêm 1 đại đội, làm thiệt hại nặng binh đoàn cơ động số 4 của địch.

Sau gần 1 tháng đánh lên Phú Thọ, cuộc hành quân của địch phản kích vào hậu phương chiến dịch của ta đã không đem lại kết quả và bị thiệt hại nặng 1.800 tên bị loại khỏi vòng chiến đấu, 175 tên bị bắt, 60 xe cơ giới bị phá hủy.

Kết quả toàn chiến dịch đến hết đợt 2, ta đã diệt và bắt sống hơn 30.000 tên địch, giải phóng 17.700 km, tỉnh Sơn La (trừ Nà Sản) và một phần tỉnh Loại Châu không còn giặc.

- Đợt 3 (30/11-10/12), tiền công Tập đoàn cứ điểm Nà Sản

Sau những thiệt hại nặng, trước nguy cơ mất còn ở Tây Bắc, bộ chỉ huy quân Pháp quyết định xây dựng Nà Sản thành cứ điểm mạnh, lực lượng phòng thủ gồm 12 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn pháo binh, tổng binh lực lên đến 12.000 tên, coi đây là "con đê ngăn sóng”. Tiểu khu Nà Sản thuộc xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Địa hình bằng phẳng, rộng, đồi núi nhấp nhô, ra xa có nhiều các điểm cao quan trọng. Ngày 30/11/1952, Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết định mở đợt tiến công thứ 3 tiêu diệt địch ở Nà Sản, lực lượng gồm 12 tiểu đoàn thiếu thuộc các đại đoàn 308, 312, 316.

Đêm ngày 30/11/1952, Trung đoàn 102 và Tiểu đoàn 322, Trung đoàn 88 (Đại đoàn 308) tiến công chiếm được Pú Hồng, nhưng sau đó địch phản kích chiếm lại; Tiểu đoàn 115, Trung đoàn 165 (Đại đoàn 312) tiến công làm chủ được Bản Hời (Bắc Nà Sản), diệt gần 1 đại đội địch. Đêm ngày 01/12, Trung  đoàn 209 (Đại đoàn 312) tiến công Bản Vây (Nam Nà Sản), Trung đoàn 174 (Đại đoàn 316) tiến công Nà Si. Cuộc chiến đấu của quân ta trên các hướng diễn ra vô cùng ác liệt, địch sử dụng không quân, pháo binh bắn phá dữ dội vào trận địa của ta, dùng hỏa lực tại chỗ ngăn chặn quyết liệt, bộ đội ta bị thương vong nhiều; trong khi đó, ngày 02/12 địch lại thả dù tăng cường cho Nà Sản 2 tiểu đoàn; thời gian chiến dịch đã dài, ta chưa chuẩn bị đầy đủ để đánh chắc thắng.

Ngày 10/12/1952, sau khi xem xét tình hình, Bộ Tư lệnh chiến dịch quyết định kết thúc chiến dịch.

Trong đợt 3 của chiến dịch tiến công tập đoàn cứ điểm Nà Sản, mặc dù đã tiêu diệt được Pú Hồng, Bản Hời, nhưng có 2 trận không thành công, sau khi xem xét kỹ thực lực giữa ta và địch, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã nhận thấy ta không có ưu thế binh lực hơn địch, do đó quyết định đình chỉ tiến công Nà Sản, kết thúc chiến dịch kịp thời, tránh thương vong ảnh hưởng đến lâu dài. Đây thực sự là chủ trương đúng đắn, linh hoạt, phù hợp với thực tế.

b. Kết quả chiến dịch

Sau 2 tháng mở chiến dịch, đã diệt, bắt sống và làm bị thương trên 6.000 tên địch; nhiều tiểu đoàn, đại đội thuộc các binh đoàn cơ động địch bị xóa số. Âm mưu củng cố “Xứ Thái”, “Xứ Nùng tự trị" của Pháp bị thất bại hoàn toàn. Tỉnh Sơn La (trừ Nà Sản), 4 huyện phía Nam tỉnh Lai Châu, 2 huyện phía Tây tỉnh Yên Bái, rộng 28.500 km với 25 vạn dân được giải phóng.

Kết quả chiến dịch Tây Bắc đã mở ra một thế chiến lược mới, rất thuận lợi cho ta. Vùng giải phóng đã nối liền Tây Bắc với Việt Bắc và Thượng Lào. 8/10 đất đai vùng Tây Bắc được giải phóng nối liền với phía Tây căn cứ địa Việt Bắc; đường giao thông quốc tế từ Trung Quốc sang Lào Cai Việt Nam, từ Việt Nam sang Lào, từ Tây Bắc, Việt Bắc xuống Liên khu 3, Liên khu 4 vào Nam dễ dàng, thuận lợi hơn.

II NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ

1. Nguyên nhân thắng lợi

Chiến thắng Tây Bắc 1952 đã đi vào lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc, là một trong những chiến công oanh liệt, có ý nghĩa chiến lược, làm chuyển biến cục diện chiến tranh theo hướng có lợi cho ta, góp phần tạo thế và lực mới tiến tới giành thắng lợi cuối cùng trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954. Chiến thắng đó được xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên cơ bản sau:

- Thắng lợi của Chiến dịch Tây Bắc trước hết là do sự lãnh đạo đúng đắn sáng suốt, tài tình của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Tổng Quân ủy. Đó là chủ trương: Tránh chỗ mạnh, đánh chổ yếu, tìm nơi sơ hở của địch mà đánh và phương châm tác chiến là “Đánh điểm, diệt viện”. Xác định rõ mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, tranh thủ nhân dân, giải phóng một phần đất đai và xây dựng căn cứ địa Tây Bắc.

- Các cấp ủy đảng, chính quyền, quân và dân các địa phương, trực tiếp là các tỉnh trên địa bàn Tây Bắc đã phát huy tinh thần yêu nước, một lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Quân ủy, đoàn kết, khắc phục khó khăn vừa tích cực đánh giặc bảo vệ hậu phương, vừa tham gia phục vụ kháng chiến, cung cấp sức người, sức của đảm bảo cho chiến dịch thắng lợi.

- Thắng lợi xuất phát từ tài thao lược, chỉ đạo tác chiến của Tổng Quan ủy và Bộ Chỉ huy chiến dịch, sự đoàn kết, quyết tâm chiến đấu cao của các lực lượng tham gia chiến dịch mà nòng cốt là các đại đoàn chủ lực

- Công tác huy động lực lượng phục vụ, bảo đảm hậu cần chiến dịch được tiến hành chu đáo, khẩn trương với quy mô lớn; hoạt động phối hợp tác chiến giữa các chiến trường nhất là chiến trường sau lưng địch với chiến trường Tây Bắc được tiến hành đồng bộ, góp phần tạo thành sức mạnh tổng hợp để giành điều chiến thắng.

2. Ý nghĩa lịch sử

 Thứ nhất, Chiến thắng Tây Bắc 1952 đã đi vào lịch sử kháng chiến giành độc lập dân tộc, là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược cả về quân sự, chính trị, kinh tế, tạo ra thế và lực mới để tiến hành cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Về quân sự, Chiến thắng Tây Bắc đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tiêu diệt được nhiều sinh lực địch (diệt, bắt sống và làm bị thương trên 6.000 tên địch), thu nhiều vũ khí trang bị. Đập tan thế bố trí lực lượng của địch tại vùng Tây Bắc và các cuộc hành quân, chi viện của địch, đẩy địch vào thế co cụm, phòng ngự bị động trên một số khu vực (Nà Sản).

Về chính trị, kinh tế, Chiến thắng Tây Bắc đã giải phóng được một vùng rộng lớn đất đai ở địa bàn chiến lược. Những cánh đồng rộng lớn như Điện Biên, Nghĩa Lộ, Than Uyên, Quang Huy, Phù Yên lắm thóc, nhiều lâm thổ sản đã thuộc về ta, góp phần tạo thuận lợi cho việc xây dựng, củng cố chính quyền nhân dân, cơ sở Đảng, cơ sở chính trị và tiềm lực cho kháng chiến, mở rộng hậu phương kháng chiến, tạo điều kiện thuận lợi cuộc tiến công chiến lược Đông xuân 1953 - 1954, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Tạo ra thế và lực mới cho cách mạng Việt Nam đó là giành và giữ vững được quyền chủ động trên chiến trường. Ta hoàn toàn chủ động lựa chọn chiến trường, mục tiêu và cách đánh với những lực lượng, quy mô khác nhau. Việc mở rộng được các vùng giải phóng, đặc biệt là kết nối thủ đô kháng chiến Việt Bắc với Tây Bắc, với Thượng Lào, Trung Quốc và kết nối với chiến trường vùng đồng bằng ở Liên khu 3, Liên khu 4 đã góp phần tăng thêm tiềm lực và tương quan sức mạnh giữa ta và địch, từng bước làm suy yếu và đẩy Pháp vào thế ngày càng bất lợi.

Thứ hai, Chiến thắng Tây Bắc đã làm phá sản các chính sách quân sự, chính trị của thực dân Pháp tại Việt Nam, đẩy Pháp vào thế bị động về chiến lược, đồng thời giáng một đòn mạnh mẽ vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp: Đập tan âm mưu củng cố “Xứ Thái”. “Xứ Nùng tự trị” và từng bước làm thất bại chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”; đẩy thực dân Pháp vào thế bị động, lúng túng về chiến lược (phân tán, mắc kẹt trong mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán; giữa tiến công ra vùng tự do và phòng ngự ở vùng đã kiểm soát; giữa bảo vệ đồng bằng Bắc Bộ và bảo vệ Thượng Lào...).

Thứ ba, Chiến thắng Tây Bắc đã khẳng định sự phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam, khả năng tác chiến, hiệp đồng binh chủng với quy mô lớn ở địa hình rừng núi, xa hậu phương, làm kinh nghiệm quý để ta tổ chức các chiến dịch với quy mô lớn hơn.

Thứ tư, Chiến thắng Tây Bắc 1952 là nguồn động viên to lớn đối với quân và dân ta, qua đó góp phần củng cố niềm tin vào sự nghiệp cách mạng, đường lối kháng chiến của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tăng cường đoàn kết, đẩy mạnh công cuộc kháng chiến, kiến quốc thắng lợi.

Thứ năm, Chiến thắng Tây Bắc một mặt góp phần giải phóng phần lớn đất đai, dân số trên địa bàn chiến lược, mặt khác tạo điều kiện cho cách mạng Lào, đặc biệt là vùng Thượng Lào phát triển, góp phần thúc đẩy cuộc kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương Việt Nam - Lào - Campuchia từng bước phát triển tiến tới thắng lợi hoàn toàn.

III. PHÁT HUY TINH THẦN CHIẾN THẮNG TÂY BẮC 1952 TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY

70 năm đã trôi qua, song những bài học kinh nghiệm quý báu của Chiến thắng Tây Bắc 1952 vẫn còn nguyên giá trị, cần tiếp tục được phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đó là:

- Không ngừng phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc gắn với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

- Tiếp tục giữ vùng độc lập, tự chủ; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển đào, vùng trời của Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Tập trung chăm lo xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tình nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Đến năm 2025, cơ bản xây dựng Quân đội tình, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

- Chú trọng củng cố, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn thế trận an ninh nhân dân vững chắc, cốt lõi là xây dựng. “thế trận lòng dân” vững chắc; hoàn thiện và nâng cao hiệu quả cơ chế quản lý, điều hành và phát huy vai trò, sự phối hợp, hiệp đồng của các tổ chức, lực lượng trong tác chiến khu vực phòng thủ; nâng cao tình thần cảnh giác, phòng ngừa, xử lý hiệu quả các tình huống về quốc phòng, an ninh, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống,

- Thường xuyên chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, nòng cốt là Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Trong đó, tập trung nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của Quân đội; ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng và lực lượng; tổ chức, sắp xếp biên chế Quân đội theo hướng: tỉnh, gọn, mạnh, linh hoạt.

- Tiếp tục nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm chiến đấu trong các cuộc chiến tranh vừa qua, vận dụng nghiên cứu, phát triển nghệ thuật quân sự trong tình hình mới phù hợp với tổ chức trang bị, lực lượng và cách đánh của Việt Nam. Chủ động đẩy mạnh công tác huấn luyện; phấn đấu tạo được sự đột phá trong huấn luyện, đào tạo nâng cao trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu cho bộ đội. Tập trung xây dựng cho cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân; có tinh thần, ý chí, quyết tâm chiến đấu cao “dám đánh, biết đánh và quyết đánh thắng" nhất là trong điều kiện địch sử dụng vũ khí công nghệ cao.

- Tiếp tục thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương đối ngoại của Đảng, Nhà nước, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các nước trên thế giới đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Nhân dân ta.

- Tăng cường đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình", chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực thù địch và các âm mưu xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Tập trung quán triệt, triển khai thực hiện thắng lợi các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn Tây Bắc, trọng tâm là Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 96/NQ-CP ngày 01/8/2022 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Tây Bắc là dịp để ôn lại lịch sử cách mạng. tôn vinh và tri ân những cống hiến, hy sinh của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; tuyên truyền giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc; khơi dậy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tỉnh thần đại đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, góp phần đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, xây dựng, phát triển và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG - TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ QĐND VIỆT NAM

 

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN 8 “THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ CẤP THIẾT ĐỐI VỚI PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM”, CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021-2030, GIAI ĐOẠN I: TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2025

Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 07 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình);

Căn cứ Hướng dẫn số 04/HD-ĐCT ngày 28 tháng 7 năm 2022 của Đoàn Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam về hướng dẫn triển khai Dự án 8 Chương trình về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (Dự án 8);

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án 8 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Cụ thể hoá các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Dự án 8. Phát huy vai trò trách nhiệm của các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ trong triển khai thực hiện các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, góp phần thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”.

2. Yêu cầu

- Việc cụ thể hóa Dự án 8 phải bám sát nội dung Chương trình; Kế hoạch số 43/KH-ĐCT của Đoàn Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Nghị quyết số 21/2022/NQ-HĐND ngày 23 tháng 6 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh; các chương trình, kế hoạch thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025; các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh và tình hình thực tế của địa phương, đơn vị; xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp, phân công trách nhiệm, thời gian hoàn thành.

- Tăng cường sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các Sở, ngành và chính quyền các cấp trong thực hiện Dự án 8 tại địa phương. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ trong triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Việc triển khai thực hiện Dự án 8 phải đảm bảo hiệu quả, thực chất, phù hợp với đặc thù và điều kiện thực tế ở từng địa phương, đơn vị.

II. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI THỰC HIỆN

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung: Nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

- Xây dựng 274 nhóm truyền thông tiên phong thay đổi trong cộng đồng.

- Phát triển 91 tổ tiết kiệm vay vốn thôn bản, trong đó thí điểm hỗ trợ giới thiệu 15% thành viên tiếp cận các chế tài chính thức, hỗ trợ 15% thành viên của tổ phát triển sinh kế; thí điểm 55 tổ tiết kiệm vay vốn thôn bản áp dụng phương pháp học tập và hành động giới.

- Hỗ trợ 15 tổ sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã do phụ nữ làm chủ, đồng làm chủ ứng dụng khoa học công nghệ 4.0 để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số.

- Củng cố 151 mô hình địa chỉ tin cậy hiện có; thành lập mới 30 địa chỉ tin cậy hỗ trợ bảo vệ phụ nữ là nạn nhân bạo lực gia đình.

- Thí điểm 10 mô hình và nhân rộng 10 mô hình hỗ trợ phát triển sinh kế cho nạn nhân bị bạo lực gia đình, nạn nhân bị mua bán (nếu có).

- Có 80% phụ nữ DTTS có tỷ lệ sinh con tại nhà cao được tuyên truyền, vận động, tư vấn kiến thức và tiếp cận với dịch vụ sinh đẻ an toàn.

- Thành lập 55 Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi của trẻ em, nâng cao năng lực năng lực và hỗ trợ tổ chức hoạt động.

- Tổ chức 134 cuộc đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn, làng tại địa bàn khó khăn.

- 50 cán bộ nữ DTTS cấp huyện, xã (gồm: Cán bộ nữ trong quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo, cán bộ nữ mới bổ nhiệm, cán bộ nữ mới trúng cử lần đầu) được nâng cao năng lực tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị.

2. Đối tượng thụ hưởng: Phụ nữ và trẻ em gái tại các xã và thôn đặc biệt khó khăn, ưu tiên phụ nữ và trẻ em gái là người DTTS trong các hộ nghèo, cận nghèo, nạn nhân bị mua bán, bị bạo lực gia đình, bị xâm hại tình dục, phụ nữ khuyết tật.

3. Phạm vi, thời gian thực hiện

- Thực hiện tại các xã thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong đó ưu tiên nguồn lực cho địa bàn đặc biệt khó khăn. Tổng số 371 thôn (gồm: 23 thôn);

17 thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK); 330 thôn ĐBKK; 01 thôn) thuộc 92 xã/10

huyện, thành phố.

- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2021-2025.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Nội dung 1: Hoạt động tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em.

- Xây dựng các nhóm truyền thông tiên phong thay đổi trong cộng đồng.

- Tổ chức các chiến dịch truyền thông xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em.

- Tổ chức hội thi, đợt liên hoan các mô hình sáng tạo và hiệu quả trong xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình và mua bán phụ nữ và trẻ em.

- Triển khai 04 gói hỗ trợ cho khoảng 80% phụ nữ DTTS sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khoẻ trẻ em.

* Cơ quan chủ trì thực hiện: Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh.

* Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở Y tế; Sở Thông tin và Truyền thông; Ban Dân tộc; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh.

* Thời gian thực hiện: Định kỳ hằng năm.

2. Nội dung 2: Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em.

- Phát triển và nhân rộng mô hình tiết kiệm và tín dụng tự quản để tăng cường tiếp cận tín dụng, cải thiện cơ hội sinh kế, tạo cơ hội tạo thu nhập và lồng ghép giới.

- Hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số.

- Thí điểm và nhân rộng mô hình địa chỉ an toàn hỗ trợ bảo vệ phụ nữ là nạn nhân bạo lực gia đình.

- Thí điểm và nhân rộng mô hình hỗ trợ phát triển sinh kế, hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người.

* Cơ quan chủ trì thực hiện: Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh.

* Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở Văn hóa thể thao và Du lịch; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ngân hàng Chính sác xã hội - Chi nhánh tỉnh Kon Tum.

* Thời gian thực hiện: Định kỳ hằng năm.

3. Nội dung 3: Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thốn chính trị

- Đảm bảo tiếng nói và vai trò của phụ nữ trong các vấn đề kinh tế - xã hội tại địa phương.

- Đảm bảo tiếng nói và vai trò của trẻ em gái trong phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng thông qua mô hình Câu lạc bộ “thủ lĩnh của sự thay đổi".

- Công tác giám sát và đánh giá về thực hiện bình đẳng giới trong thực hiện chương trình.

- Nâng cao năng lực của phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia ứng cử, vận động bầu cử vào các cơ quan dân cử, hệ thống chính trị.

* Cơ quan chủ trì thực hiện: Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh.

* Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Thông tin và Truyền thông.

* Thời gian thực hiện: Định kỳ hằng năm.

4. Nội dung 4: Trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín  trong cộng đồng

- Xây dựng chương trình phát triển năng lực thực hiện bình đẳng giới cho cán bộ các cấp trong hệ thống chính trị.

- Xây dựng đội ngũ giảng viên nguồn về lồng ghép giới.

- Thực hiện các hoạt động phát triển năng lực cho các cấp.

- Đánh giá các hoạt động phát triển năng lực và điều chỉnh phương pháp, nội dung các hoạt động nâng cao năng lực trong quá trình thực hiện Dự án.

 

INFORGRAPHIC CHUYỂN ĐỔI SỐ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA XÃ HỘI VÌ MỘT CUỘC SỐNG TỐT ĐẸP HƠN CHO NGƯỜI DÂN

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: