• :
  • :
Nữ Hiệu trưởng dùng đồng lương ít ỏi để mua đồ dùng học tập, xin quần áo cho học sinh nghèo Cùng nhau làm việc chưa từng có, cả trăm người dân nhìn đường lo lấp ló mà vui Giới thiệu Nghị định số 15/2023/NĐ-CP quy định về thí điểm thưởng hợp đồng đối với gói thầu xây lắp thuộc các dự án giao thông trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Đoàn viên thanh niên và thiếu niên nhi đồng huyện Ngọc Hồi hưởng ứng Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam năm 2024 Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho đoàn viên tại các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2024 Công an giúp dân tìm lại gần 1,2 tỷ đồng vứt nhầm trong thùng rác Nâng cao cảnh giác trước hành vi lợi dụng việc tổ chức “Học kỳ trong Quân đội” để lừa đảo trên địa bàn tỉnh Kon Tum Người lính biên phòng giúp dân vùng biên đuổi nghèo Giới thiệu Thông tư số 03/2023/TT-NHNN quy định ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN Hơn 200 cán bộ chiến sĩ công an Hà Tỉnh hiến máu tình nguyện CSGT nhặt được xấp tiền, trao trả cho người đánh rơi Giới thiệu Thông tư số 02/2023/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 08/2021.

 

TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 91 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG

NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG (01/8/1930 - 01/8/2021)

 

1. Lịch sử Ngày truyền thống Ngành Tuyên giáo của Đảng

Lịch sử Ngày truyền thống Ngành Tuyên giáo của Đảng gắn liền với quá trình ra đi tìm con đường cứu nước và truyền bá con đường cứu nước đó vào Việt Nam của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Ngày 5-6-1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước. Vượt qua sự hạn chế về tư tưởng cứu nước của các sĩ phu yêu nước và các nhà cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, mà sự kiện có ý nghĩa quyết định chính là khi Người đọc được của Lênin đăng toàn văn trên báo ngày 16 và 17-7-1920. Từ đó, Người ra sức truyền bá con đường cứu nước vào Việt Nam.

            Công tác tuyên truyền được Nguyễn Ái Quốc và các chiến sĩ cách mạng tiền bối lúc bấy giờ trực tiếp tiến hành bằng các hình thức in ấn, xuất bản, phát hành tài liệu, sách, báo, truyền đơn, tổ chức lớp huấn luyện cán bộ… Đồng thời, các tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã lập ra những bộ phận chuyên phụ trách công tác tuyên truyền như đội ngũ những người làm công tác lý luận, những người làm công tác tuyên truyền, cổ động chính trị, những biên tập viên và phóng viên, những văn nghệ sĩ… Những hoạt động đó đã góp phần tích cực tiến tới sự kiện trọng đại trong lịch sử dân tộc: thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3-2-1930.

           Sau Hội nghị thành lập Đảng, nhiệm vụ công tác tư tưởng của Đảng ta là tuyên truyền những văn kiện của Hội nghị thành lập Đảng, cổ vũ động viên các tầng lớp nhân dân giác ngộ cách mạng, hiểu Đảng, ủng hộ Đảng, tin và đi theo Đảng làm cách mạng. Xuất phát từ yêu cầu đó, Đảng đã thành lập của Đảng ngày 3/2/1930, đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động công nhân, nông dân mít tinh, biểu tình chống khủng bố, đòi độc lập dân tộc, dân chủ.

           Đặc biệt, vào ngày 1-8-1930, Ban cổ động và Tuyên truyền của Đảng cộng sản Việt Nam đã cho xuất bản tài liệu “Ngày Quốc tế đỏ 1/8” nhân kỷ niệm ngày Quốc tế đỏ 1/8, ngày đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hòa bình, bảo vệ Liên Bang Xô Viết, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, kêu gọi binh lính đoàn kết với nhân dân hưởng ứng cuộc đấu tranh chống chiến tranh đế quốc. Đây là tài liệu duy nhất, sớm nhất còn lưu lại cho đến nay đề rõ: Ban cổ động và Tuyên truyền của Đảng cộng sản Việt Nam ấn hành, tài liệu này khi được phát hành đã gây được dư luận rất lớn trong xã hội đương thời và có sức cổ vũ to lớn đối với quần chúng công nông nước ta đứng lên đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ Liên Bang Xô Viết, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và bắt đầu từ ngày 1/8 đến tháng 10 năm 1930, trong cả nước đã nổ ra hàng trăm cuộc mít tinh, biểu tình của nhân dân ta chống chiến tranh đế quốc. Ở một số nơi, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng cộng sản Việt Nam, binh lính đã không bắn vào quần chúng khi bị đưa đi đàn áp các cuộc biểu tình, mít tinh của nhân dân. Từ đó ngày 1/8 trở thành một mốc lớn trong lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, gắn liền với sự ra đời của một tài liệu lịch sử quý giá, đánh dấu một hoạt động rất có ý nghĩa trong công tác tuyên giáo của Đảng.

Căn cứ vào những tài liệu và sự kiện lịch sử có ý nghĩa đặc biệt này, năm 2000, Bộ Chính trị (Khóa VIII) đã quyết định lấy ngày 1-8 hằng năm làm Ngày Truyền thống công tác tư tưởng- văn hóa của Đảng. Năm 2007, sau khi Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương hợp nhất thành Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) quyết định lấy ngày 1-8 hằng năm làm ngày truyền thống ngành Tuyên giáo. Và nhân kỷ niệm 72 năm ngày truyền thống, ngày 1-8-2002 Ngành Tuyên giáo đã được Nhà nước tặng phần thưởng cao quý "Huân chương Sao vàng".

Như vậy, Ngày 1-8-1930 được coi là Ngày thành lập hay còn gọi là Ngày truyền thống Ngành Tuyên giáo của Đảng. Nhưng trên thực tế, công tác tuyên giáo đã có từ trước khi thành lập Đảng, từ khi Nguyễn Ái Quốc bắt đầu các hoạt động truyền bá con đường cứu nước vào Việt Nam.

2. Ý nghĩa Ngày truyền thống Ngành Tuyên giáo của Đảng

Ngày truyền thống Ngành Tuyên giáo (1-8) mang ý nghĩa chính trị, tư tưởng, văn hóa sâu sắc, đó là một mốc son lịch sử đánh dấu sự ra đời, trưởng thành ngày càng vững mạnh của lĩnh vực công tác tuyên giáo của Đảng- lĩnh vực có lịch sử ra đời sớm nhất trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, khẳng định tầm quan trọng hàng đầu của công tác tư tưởng trong các hoạt động thành lập Đảng Cộng sản cũng như trong công tác lãnh đạo của Đảng.

Thông qua các hoạt động kỷ niệm Ngày truyền thống Ngành Tuyên giáo để ôn lại và phát huy truyền thống vẻ vang của Ngành Tuyên giáo, củng cố và tăng cường niềm tin vào mục tiêu lý tưởng, nền tảng tư tưởng của Đảng, bồi đắp thêm niềm tự hào về những đóng góp to lớn của Ngành Tuyên giáo và cuộc chiến đấu vinh quang của các thế hệ đi trước. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rằng: “Công việc thành hay bại một phần lớn là do nơi tư tưởng, đạo đức, thái độ và lề lối làm việc của các đồng chí” do đó “Toàn Đảng phải tư tưởng nhất trí, hành động nhất trí, đoàn kết nhất trí mới làm tròn nhiệm vụ của Đảng” và đó chính là một trong những vị trí trọng yếu của công tác tư tưởng. Mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam đều có phần đóng góp tích cực của công tác tư tưởng.

            Công tác tư tưởng đã góp phần quan trọng vào việc hình thành cương lĩnh, đường lối chính trị đúng đắn của Đảng, đề ra những khẩu hiệu hành động đúng lúc và sát hợp với nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn cách mạng, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính trị của Đảng, Nhà nước thành hành động tự giác của hàng triệu quần chúng, thành cao trào cách mạng, đưa cách mạng Việt Nam giành thắng lợi này đến thắng lợi khác. Công tác tư tưởng cũng góp phần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ các thế hệ cán bộ trung kiên, có đức, có tài của Đảng và Nhà nước để từ đội ngũ này mà giáo dục, giác ngộ, tập hợp, tổ chức, cổ vũ, động viên quần chúng tiến hành các hoạt động cách mạng, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chống lại sự tấn công của lực lượng thù địch và các phần tử cơ hội chính trị, bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng.

Trải qua lịch sử 91 năm xây dựng và phát triển, cơ quan chuyên trách làm công tác tuyên giáo của Đảng đã có những tên gọi khác nhau và có những lần chia tách, hợp nhất cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của mỗi giai đoạn cách mạng và đây là dịp để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các ngành và cán bộ làm công tác tuyên giáo nhận thức sâu sắc hơn về vai trò, vị trí của công tác tuyên giáo, coi đó là lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng. Công tác tuyên giáo bao gồm các lĩnh vực: lý luận chính trị, tư tưởng, văn hóa, khoa học, giáo dục... nó tác động đến tư tưởng, trí tuệ, tình cảm của con người một cách tinh tế, nhạy bén, đòi hỏi phải không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng với những yêu cầu ngày càng cao mới đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn.

Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta ôn lại và phát huy truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng trên lĩnh vực công tác tuyên giáo. Qua đó, góp phần củng cố, giữ vững trận địa tuyên giáo của Đảng, bảo đảm sự thống nhất về chính trị, tư tưởng, kiên định các nguyên tắc, nâng cao niềm tin trong Đảng và nhân dân.

           Các cấp ủy đảng tăng cường quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên giáo; cơ quan quản lý nhà nước các cấp tăng cường mối quan hệ, phối hợp công tác với ban tuyên giáo các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.

           Cán bộ ngành tuyên giáo và đông đảo cán bộ, chiến sĩ hoạt động trên các lĩnh vực tuyên giáo ra sức phấn đấu, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trau dồi phẩm chất đạo đức, biểu thị quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

           Như vậy, 91 năm qua kể từ ngày thành lập, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân liên tục đấu tranh vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng rất coi trọng công tác tư tưởng. Công tác của Đảng đã góp phần quan trọng vào thắng lợi vẻ vang của Đảng và nhân nhân.

Nguồn: hanoi.gov.vn

TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 76 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG 8 THÀNH CÔNG
(19/8/1945 - 19/8/2021)

 

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã nhất tề đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước công nông đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Cuộc Cách mạng này có ý nghĩa lịch sử to lớn, sâu sắc đối với dân tộc ta và quốc tế. Năm tháng có thể lùi xa vào chiều sâu lịch sử nhưng những bài học kinh nghiệm từ Cách mạng Tháng Tám đối với công cuộc hội nhập quốc tế hiện nay, vẫn giữ nguyên giá trị, cần được các cấp, các ngành và mỗi cán bộ, đảng viên nắm vững để vận dụng vào thực tiễn một cách thiết thực và hiệu quả cho quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng hiện nay.

          Cách mạng Tháng Tám là một trong những trang sử vẻ vang nhất, chói lọi nhất của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Bằng thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, nhân dân ta đã đập tan ách phát-xít Nhật, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp gần 100 năm, xóa bỏ chế độ phong kiến hàng nghìn năm, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Ðảng ta, mới 15 tuổi với 5.000 đảng viên đã trở thành đảng cầm quyền lãnh đạo toàn xã hội chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam tiến lên phía trước.

          Trở lại lịch sử chúng ta thấy rõ, từ cuối thế kỷ XIX, sau khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã thi hành chính sách thống trị vô cùng tàn bạo. Chúng chia cắt đất nước ta, xóa tên nước Việt Nam trên bản đồ thế giới, thẳng tay chém giết những người yêu nước, cướp đoạt ruộng đất, tài nguyên, bóc lột dân ta đến tận xương tủy, thực hiện chính sách ngu dân, dùng thuốc phiện, rượu cồn làm cho nòi giống ta suy nhược.

Khi phát-xít Nhật xâm lược Ðông Dương, thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, dân ta chịu ba tầng áp bức: quân phiệt Nhật, thực dân Pháp và chế độ phong kiến tay sai. Cuối năm 1944, đầu năm 1945, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói thảm thương.

          Kế thừa và nâng lên tầm cao mới truyền thống kiên cường bất khuất chống ngoại xâm của ông cha, nhiều bậc chí sĩ yêu nước đứng lên chống thực dân Pháp giành độc lập, nhưng đều thất bại vì không có một đường lối cứu nước đúng đắn. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin - lý luận cách mạng tiên tiến của thời đại - đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn và sáng lập ra Ðảng Cộng sản Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Ðảng, nhân dân ta đã tiến hành các cao trào cách mạng, vượt qua nhiều hy sinh, tổn thất để giành thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám, đem lại cuộc biến đổi xã hội chưa từng có và tạo ra bước ngoặt vĩ đại của lịch sử dân tộc. Không những thế, cuộc Cách mạng Tháng Tám, còn là đòn chí mạng đánh vào một mắt xích yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân đế quốc, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đứng lên giành độc lập tự do.

          Cách mạng Tháng Tám đã để lại cho chúng ta những kinh nghiệm lịch sử quý báu, mãi mãi soi sáng các chặng đường cách mạng Việt Nam, đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế hiện nay. Có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm quý báu sau đây:

          Một là, xây dựng một đảng Mác - Lênin có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trí tuệ sáng suốt, thường xuyên vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, gắn bó mật thiết với nhân dân, có đội ngũ cán bộ, đảng viên tiên phong, gương mẫu, chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

          Bài học này giữ vị trí hàng đầu, bởi vì, sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám, Đảng Cộng sản Việt Nam, được toàn dân tộc tôn vinh là đảng cầm quyền, hơn 70 năm qua, lãnh đạo nhân dân ta tiến hành các cuộc kháng chiến trường kỳ giải phóng đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, trong mọi thời kỳ phát triển của cách mạng nước ta, Đảng luôn luôn phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, trí tuệ sáng suốt, vững mạnh về chính trị tư tưởng và tổ chức, gắn bó mật thiết với nhân dân, có đội ngũ cán bộ, đảng viên tiên phong, gương mẫu, chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và hội nhập quốc tế hiện nay, là một công cuộc hết sức to lớn, toàn diện, sâu sắc và triệt để, trong khi tình hình kinh tế, chính trị và quân sự trên thế giới, trong khu vực đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng nước ta. Điều đó, làm cho bài học này càng có giá trị lý luận, thực tiễn hết sức sâu sắc.

          Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, xác định rõ: “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng”1. Các nội dung và biện pháp thực hiện trên từng lĩnh vực về chính trị, tư tưởng, tổ chức,... được Đại hội xác định rất sâu sắc và triệt để, các Hội nghị Trung ương Đảng sau Đại hội đã, đang triển khai thực hiện bài bản, toàn diện và mạnh mẽ trong toàn Đảng. Vấn đề đặt ra lúc này là, các cấp bộ Đảng, từng cán bộ, đảng viên cần quán triệt sâu sắc, tập trung mọi nỗ lực cùng toàn Đảng thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối đã được vạch ra. Bởi vì, xây dựng Đảng vững mạnh, trong sạch là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cấp bộ Đảng và từng cán bộ, đảng viên. Từng cán bộ, đảng viên, từng tế bào của Đảng có vững mạnh, trong sạch, thì toàn Đảng mới trong sạch, vững mạnh, mới có đủ năng lực để lãnh đạo toàn dân thực hiện thắng lợi công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế đang diễn ra hết sức sôi động.

          Hai là, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và phương châm “thêm bạn bớt thù” của Cách mạng Tháng Tám vận dụng cho quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.

Đây là bài học ông, cha đã thực hiện trong suốt mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, được Đảng và Bác Hồ kế thừa, phát triển, nâng lên tầm cao mới kể từ thời kỳ vận động, tiến hành Cách mạng Tháng Tám thành công cho đến ngày nay. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn khác nhau vận dụng bài học này, có sự uyển chuyển cho phù hợp với tình hình thời cuộc. Nhờ huy động sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân và phương châm chỉ đạo chiến lược “dĩ bất biến ứng vạn biến” cách mạng nước ta đã vượt qua thời kỳ “ngàn cân treo sợi tóc”, ra sức chống giặc đói, giặc dốt và thù trong, giặc ngoài ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công. Sau đó, tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, thu non sông về một mối, thống nhất đất nước.

          Có thể khẳng định, nhờ huy động sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc và đường lối đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, chúng ta đã đạt đươc nhiều thành tựu to lớn trong xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, trước bối cảnh quốc tế có nhiều biến đổi hết sức phức tạp, bất lợi cho cách mạng nước ta vào nửa cuối thế kỷ XX và những thập niên đầu thế kỷ XXI.

          Quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, bài học huy động sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và “thêm bạn bớt thù” càng có ý nghĩa sâu sắc. Bởi vì, cùng với hơn 90 triệu người dân ở trong nước, chúng ta có hơn 6 triệu kiều bào đang sinh sống trên khắp thế giới. Huy động được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thì không chỉ vốn và tri thức của trong nước, mà kiều bào ta ở nước ngoài cũng được đầu tư ngày càng to lớn, toàn diện cho sự nghiệp xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế. Trong thời gian gần đây, nhiều doanh nhân, trí thức Việt kiều đã về nước đầu tư, hàng năm lượng kiều hối thu về trên chục tỷ USD, nhiều tri thức khoa học, kinh nghiệm tổ chức quản lý kinh tế, xã hội của thế giới được chuyển giao phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước. Đó là những minh chứng về tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc đã được Đảng, Nhà nước vận dụng sáng tạo, phát huy mạnh mẽ trong giai đoạn mới của cách mạng nước ta, khởi nguồn từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

          Về đường lối đối ngoại trong thời gian tới, Đại hội XII của Đảng, chỉ rõ: “Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế,... nhằm phục vụ mục tiêu giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”2. Nghiên cứu Đường lối đối ngoại của Đảng, trong chặng đường tiếp theo của cách mạng nước ta, cho thấy, bài học kinh nghiệm từ Cách mạng Tháng Tám đã được nâng lên tầm cao mới. Đó là, sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa huy động sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc với thu hút các nguồn lực của quốc tế để phát triển đất nước trong tiến trình hội nhập. Triển khai thực hiện thắng lợi chủ trương chỉ đạo chiến lược của Đảng, nhất định đất nước ta sẽ ngày càng phồn thịnh sánh vai với các cường quốc năm châu. 

          Ba là, giữ vững độc lập dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình đẩy mạnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay.

Bài học kinh nghiệm này, bắt nguồn từ Phương hướng chiến lược của cách mạng nước ta được xác định trong Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng,  “Làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản”. Về thực chất đó là đường lối, giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, được thực hiện một cách nhất quán, sâu sắc và triệt để từ trong quá trình vận động tiến tới Cách mạng Tháng Tám, đồng thời được vận dụng một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

          Hội nhập quốc tế là quá trình nền kinh tế, xã hội nước ta mở rộng hợp tác, giao lưu với tất cả các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thế giới, mỗi quốc gia có trình độ kinh tế, chế độ chính trị khác nhau. Quá trình hội nhập càng sâu rộng, thì tính phức tạp, khó khăn càng lớn, nhất là trong thời gian gần đây, nước ta vừa ký và cam kết thực hiện các Hiệp định thương mại thế hệ mới, như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và một số hiệp định thương mại khác. Sự tác động tiêu cực của cơ chế kinh tế và các vấn đề phát sinh trong quá trình hội nhập quốc tế có tác động hết sức to lớn đối với vấn đề giữa vững độc lập dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính vì lẽ đó, giữ vững độc lập dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình đẩy mạnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trong giai đoạn hiện nay, vẫn giữ nguyên giá trị lý luận và thực tiễn. Cần lưu ý rằng, bài học chỉ được vận dụng một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo khi mọi cấp, mọi ngành, từng cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc.

          Cách mạng Tháng Tám năm 1945, có nghĩa lịch sử sâu sắc không những đối với mỗi người dân Việt Nam, mà còn có ý nghĩa quốc tế to lớn, đồng thời, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho Đảng, Nhà nước và mỗi chúng ta. Các bài học kinh nghiệm cơ bản được rút ra trên đây, có mối quan hệ nhân quả, bài học này là tiền đề, là điều kiện của bài học kia tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Quá trình vận dụng, cần nắm vững nội dung của từng bài học và kết hợp chặt chẽ giữa các bài học, thì hiệu quả đạt được cho công cuộc xây dựng đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế sẽ hết sức to lớn, toàn diện. Nhất định Tổ quốc Việt Nam, thân yêu của chúng ta sẽ ngày càng cường thịnh, sánh vai với các cường quốc năm châu, như lúc sinh thời Bác Hồ muôn vàn kính yêu hằng mong muốn./.

                                                            Đại tá, PGS. TS. Hoàng Minh Thảo
                                                  Viện Chiến lược quốc phòng, Bộ Quốc phòng.

Chú thích:

1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. CTQG, H, 2016, tr. 181.

2. Sđd, tr. 153.

TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 110 NĂM NGÀY SINH
ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP (25/8/1911-25/8/2021)

 

I. KHÁI LƯỢC TIỂU SỬ VÀ QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Đại tướng Võ Nguyên Giáp có tên khai sinh Võ Giáp, bí danh là Văn, sinh ngày 25/8/1911 ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho nghèo, giàu lòng yêu nước.

Từ năm 1925 đến 1926, Võ Nguyên Giáp tham gia phong trào học sinh ở Huế, năm 1927 tham gia Đảng Tân Việt cách mạng (một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam); năm 1930, bị địch bắt và kết án 2 năm tù. Sau khi ra tù, tiếp tục hoạt động tuyên truyền, gây dựng cơ sở cách mạng trong thanh niên, học sinh; năm 1936, hoạt động trong phong trào dân chủ bán hợp pháp của Đảng ở Hà Nội; là biên tập viên báo của Đảng như: “Tiếng nói của chúng ta”“Tiến lên”“Tập hợp”“Thời báo”“Tin tức”... Tham gia phong trào Đông Dương đại hội; được bầu làm Chủ tịch Ủy ban báo chí Bắc Kỳ.

Tháng 6/1940, Võ Nguyên Giáp được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và được cử sang Trung Quốc gặp Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

Đầu năm 1941, Đồng chí về nước, tham gia công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang ở căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng; năm 1942, phụ trách Ban xung phong Nam tiến, tuyên truyền giác ngộ Nhân dân, tổ chức con đường quần chúng từ Cao Bằng về Thái Nguyên.

Tháng 12/1944, Đồng chí được Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân - Đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 4/1945, tại Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ, Đồng chí được cử vào Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kỳ. Từ tháng 5/1945, là Tư lệnh các lực lượng vũ trang cách mạng mới, thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân; tháng 6/1945, được Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Ủy ban Chỉ huy lâm thời Khu giải phóng Việt Bắc.

Tháng 8/1945, được Hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản Đông Dương cử vào Ban Chấp hành Trung ương và là Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Tại Đại hội Quốc dân Tân Trào, Đồng chí được bầu vào Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam; là Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) và được bổ sung vào Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tháng 1/1946, Đồng chí được bầu là đại biểu Quốc hội khóa I; tháng 3/1946, là Chủ tịch Quân sự ủy viên Hội, Ủy viên trong Chính phủ Liên hiệp; khi thành lập Quân ủy Trung ương, được cử làm Bí thư Quân ủy Trung ương; tháng 10/1946, Đồng chí là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, được Chủ tịch Hồ Chí Minh ủy quyền làm Tổng Chỉ huy Quân đội Nhân dân và Dân quân tự vệ Việt Nam (Đồng chí làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng từ 10/1946 - 8/1947; 8/1948 - 12/1979).

Tháng 1/1948, Đồng chí được phong quân hàm Đại tướng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tháng 2/1951, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Đồng chí được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Từ tháng 9/1955 đến tháng 12/1979, Đồng chí là Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tháng 9/1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, Đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Tháng 12/1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, Đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, VI của Đảng, Đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương.

Từ tháng 1/1980, Đồng chí là Phó Thủ tướng thường trực; từ tháng 4/1981 đến tháng 12/1986, là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ).

Đồng chí liên tục được bầu làm Đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VII.

Đồng chí từ trần vào lúc 18 giờ 9 phút ngày 04/10/2013 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108; hưởng thọ 103 tuổi.

Do công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, uy tín lớn trong và ngoài nước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.

II. NHỮNG CỐNG HIẾN TO LỚN, ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÂN DÂN TA

1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Người chiến sĩ cách mạng kiên trung, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sinh ra từ vùng quê giàu truyền thống yêu nước, trực tiếp chứng kiến cảnh đồng bào bị bè lũ thực dân và tay sai đàn áp, bóc lột đã nung nấu trong Võ Nguyên Giáp ý chí sôi sục và quyết tâm đứng lên đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc. Năm 1925, khi còn là học sinh, do sớm được tiếp thu tư tưởng cách mạng của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Võ Nguyên Giáp đã tích cực tham gia phong trào đấu tranh, bãi khóa ở trường Quốc học Huế; tham gia Đảng Tân Việt cách mạng (năm 1927); tham gia phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, bị thực dân Pháp bắt giữ và bị giam ở nhà lao Thừa Phủ, Huế (năm 1930). Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế đỏ của Pháp, Đồng chí được trả tự do. Khi ra tù, mất liên lạc với tổ chức, Đồng chí ra Hà Nội dạy học ở Trường tư thục Thăng Long, viết báo tuyên truyền xây dựng cơ sở cách mạng trong thanh niên, học sinh, đồng thời tiếp tục học Đại học Luật và Kinh tế.

Năm 1940, đồng chí Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng với đồng chí Phạm Văn Đồng được cử sang Trung Quốc gặp Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Tháng 11/1941, trở về Cao Bằng, dưới sự lãnh đạo, dìu dắt của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đồng chí Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí khác xây dựng cơ sở cách mạng, tích cực tuyên truyền, giác ngộ quần chúng, lôi cuốn đồng bào các dân tộc tham gia các hoạt động cách mạng, tổ chức và phụ trách Ban xung phong Nam tiến, mở đường nối căn cứ địa cách mạng Cao Bằng với các tỉnh miền xuôi.

Tháng 12/1944, Đồng chí được Lãnh tụ Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ngay sau đó, Đồng chí đã chỉ huy Đội đánh thắng hai trận đầu ở Phai Khắt, Nà Ngần. Trên các cương vị là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, thành viên Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, thành viên Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam, Tư lệnh Việt Nam giải phóng quân, Đồng chí đã có những đóng góp quan trọng vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ; dưới sự chỉ đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với cương vị Tổng tư lệnh Quân đội kiêm Bí thư Quân ủy Trung ương, Đồng chí đã cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) giành thắng lợi. Với vai trò là Tổng Tư lệnh chiến dịch, Bí thư Đảng ủy, Đồng chí đã chỉ huy nhiều chiến dịch quan trọng, như: Chiến dịch Biên Giới (9-10/1950), Trung Du (12/1950), Đồng Bằng (5/1951), Hòa Bình (12/1951- 2/1952), Tây Bắc (10-12/1952), Thượng Lào (4-5/1953). Đặc biệt, năm 1954 được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng trao quyền trực tiếp chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đồng chí đã chỉ huy các đại đoàn của Quân đội và các lực lượng tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, đánh bại đội quân nhà nghề của thực dân Pháp, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến tranh, khôi phục hòa bình ở Đông Dương, giải phóng hoàn toàn miền Bắc nước ta.

Hiệp định Giơnevơ ký kết chưa được bao lâu thì đế quốc Mỹ đã nhanh tay hất cẳng Pháp, biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự Mỹ, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. Trước tình hình cách mạng mới, Đại tướng đã cùng Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân, toàn quân tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa và đẩy mạnh cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ xâm lược, làm nên những thắng lợi vẻ vang mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thu non sông về một mối, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đất nước hòa bình, thống nhất, trên cương vị là Bí thư Quân ủy Trung ương (đến năm 1978), Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đồng chí đã cùng tập thể lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội lãnh đạo toàn dân, toàn quân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tiến hành công cuộc đổi mới đất nước.

Năm 1980, Đại tướng thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhưng vẫn tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị (đến năm 1982) và Phó Thủ tướng phụ trách khoa học - kỹ thuật.

Năm 1991, Đại tướng nghỉ hưu ở tuổi 80. Từ năm 1992 đến lúc từ trần, Đại tướng là Chủ tịch danh dự Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Chủ nhiệm Đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam”, kiêm cố vấn chương trình khoa học cấp Nhà nước về “Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh”; Chủ tịch danh dự Hội khoa học lịch sử Việt Nam; Chủ tịch danh dự Hội khuyến học Việt Nam; Chủ tịch danh dự Quỹ hỗ trợ sáng tạo khoa học kỹ thuật Việt Nam; Chủ tịch danh dự Hội Cựu giáo chức Việt Nam.

Trọn cuộc đời gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, ở Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn sáng ngời phẩm chất cao quý của người chiến sĩ cách mạng kiên trung, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, suốt đời tận tụy hy sinh, một lòng, một dạ phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng cộng sản. Dù trong lúc cách mạng gặp thuận lợi hay khó khăn, Đồng chí vẫn tin tưởng, thủy chung, son sắt với Đảng, với Nhân dân, đúng như lúc sinh thời Đồng chí đã từng nói “Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó”. 

Đại tướng là người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước, trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong cuộc kháng chiến chín năm, Đại tướng được sống và làm việc bên cạnh Bác Hồ, được Bác Hồ giáo dục, rèn luyện và trao cho nhiều trọng trách trên các lĩnh vực quân sự, chính trị, ngoại giao... Đại tướng đã nỗ lực phấn đấu học tập ý chí, tư tưởng, đạo đức, tác phong, lối sống của vị Lãnh tụ thiên tài Hồ Chí Minh, luôn luôn tu dưỡng rèn luyện, nói và làm theo gương Bác Hồ vĩ đại.

Trong quá trình hoạt động cách mạng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp rất coi trọng tổng kết thực tiễn và chính từ đó Đồng chí càng hiểu sâu sắc hơn tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đồng chí là một trong những người sớm nghiên cứu và viết về Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh một cách cơ bản, toàn diện, hệ thống và đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt đã góp phần xây dựng nền móng cho bộ môn khoa học Hồ Chí Minh học. Với ba chuyên luận: “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam”, “Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh”, “Thế giới đổi thay, tư tưởng Hồ Chí Minh còn sống mãi”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã góp phần đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống, trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong thời kỳ mới.

Nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực quân sự là mạch xuyên suốt chủ đạo trong quá trình hoạt động cách mạng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tướng vẫn luôn nhắc nhở chúng ta điều có ý nghĩa quyết định trong việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh là phải làm theo và làm đúng tư tưởng của Người.

2. Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư lệnh - Người Anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có công lớn xây dựng một đội quân hùng mạnh, góp phần quyết định cùng toàn dân đánh thắng hai đế quốc là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược

Đồng chí Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng và trở thành vị Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đảm nhiệm trọng trách lớn lao khi tuổi đời còn khá trẻ (37 tuổi); song với sự học tập, rèn luyện, phấn đấu không ngừng nghỉ, Đồng chí luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xứng đáng với sự tin tưởng của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam. Với 30 năm là Tổng Tư lệnh Quân đội, Bí thư Quân ủy Trung ương, Đồng chí luôn tỏ rõ là nhà quân sự xuất chúng, nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta; được cán bộ, chiến sĩ Quân đội yêu mến, kính trọng, suy tôn là “Người anh Cả” của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị tướng có công lao, đóng góp to lớn trong xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam hùng mạnh, chính quy, tinh nhuệ, ngày càng hiện đại. Từ Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân - đội quân chủ lực đầu tiên chỉ với 34 chiến sĩ và vài chục khẩu súng trường, súng kíp thô sơ, rồi từng bước lớn lên thành những trung đoàn, đại đoàn thiện chiến, kiên cường chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược. Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là minh chứng sinh động về sự trưởng thành, lớn mạnh của Quân đội ta dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Đảng, Bác Hồ kính yêu và sự chỉ huy tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Lần đầu tiên trên thế giới, quân đội của một nước thuộc địa nhỏ ở châu Á đã đánh bại quân đội của một cường quốc châu Âu.

Bước sang cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp tục giữ cương vị là người đứng đầu Quân đội, cùng với Bộ Chính trị hoạch định những quyết sách chiến lược. Đại tướng là người sớm có kiến nghị và có nhiều công lao trong việc khẩn trương xây dựng Quân đội Nhân dân tiến lên chính quy, hiện đại, xây dựng các Quân chủng Phòng không - Không quân, Hải quân, Binh chủng Đặc công, xây dựng đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh trên bộ và đường Hồ Chí Minh trên biển chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam và tiến thẳng đến dinh lũy của kẻ địch vào ngày toàn thắng. Đặc biệt, gần cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề xuất ra việc khẩn trương thành lập các quân đoàn chủ lực (Quân đoàn 1, 2, 3 và 4) để nhân sức mạnh tổng hợp của các sư đoàn, đáp ứng yêu cầu tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng, thực hiện những trận đánh tiêu diệt lớn. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã chứng minh đề xuất trên của đồng chí Tổng Tư lệnh là sáng tạo và chính xác, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn chiến trường, đáp ứng nhạy bén yêu cầu của sự phát triển quân đội và quy luật phát triển của chiến tranh vào thời điểm đó.

3. Đại tướng Võ Nguyên Giáp - một thiên tài quân sự, đã cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, lập nên những chiến công hiển hách

Trong tất cả những bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 và những chiến dịch quân sự trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; dưới ngọn cờ bách chiến, bách thắng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã góp phần làm nên những chiến thắng vĩ đại, tác động mạnh mẽ vào dòng chảy lịch sử dân tộc; trở thành vị tướng huyền thoại, thiên tài quân sự thời đại… và nhận được sự ngưỡng mộ, kính trọng của nhiều nguyên thủ quốc gia, chính khách, học giả, nhà sử học, nhà báo, nhà văn và đông đảo Nhân dân thế giới.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là chuyên gia lỗi lạc hàng đầu về đường lối chiến tranh Nhân dân của phong trào giải phóng dân tộc trong nước và trên thế giới. Đó là nghệ thuật đánh lâu dài để chuyển hóa so sánh lực lượng khi lực lượng ban đầu của ta còn nhỏ yếu; đó là nghệ thuật chớp thời cơ để giành lấy thắng lợi có tính chiến lược làm xoay chuyển cục diện chiến tranh; đó là nghệ thuật xây dựng, tổ chức và sử dụng kết hợp lực lượng vũ trang ba thứ quân, nghệ thuật tổ chức, sử dụng quân đội, từ quy mô nhỏ bé ban đầu tới hình thành trên thực tế các quân, binh chủng, các binh đoàn chủ lực - những quả đấm thép quyết định thắng lợi trên chiến trường; đó là nghệ thuật luôn chủ động về chiến lược và chiến dịch, phân tích và đánh giá đúng tình hình với tư duy chiến lược sắc sảo, phán đoán đúng, dự báo sớm âm mưu và hành động của đối phương để chủ động về lực lượng, thế trận và cách đánh; đó là nghệ thuật tổ chức bảo đảm hậu cần chiến lược và chiến dịch…

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhà chỉ huy quân sự có tài thao lược kiệt xuất, bậc thầy về chiến lược, chiến thuật quân sự. Đại tướng là vị tướng tài ba, người cầm quân rất cẩn trọng trong so sánh tương quan lực lượng đôi bên, luôn chủ động bắt buộc đối phương bị động thay đổi thế cờ, đánh theo cách đánh của ta, vì thế mà phá sớm về chiến thuật, chiến dịch, chiến lược, dẫn đến thất bại hoàn toàn của địch. Điển hình, đó là quyết định chuyển phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” giành thắng lợi trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đó là quyết định chọn đúng hướng đột phá chiến dịch vào Buôn Ma Thuột - Tây Nguyên; kịp thời nắm bắt thời cơ chiến lược, đề nghị chuyển sang kế hoạch sớm giải phóng miền Nam trong năm 1975; kịp thời chỉ đạo mở các chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng và giải phóng quần đảo Trường Sa, phê chuẩn đề nghị thành lập cánh quân phía Đông và ra mệnh lệnh “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa…” cho toàn quân xốc tới; ra lệnh cho cánh quân phía Đông tiếp tục phát triển tiến công, không chờ đợi để nhanh chóng tiến vào giải phóng Sài Gòn, cùng với 4 cánh quân khác mãnh liệt đánh vào sào huyệt địch trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Trong các chiến dịch lớn có tính chất quyết định, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn thể hiện sự quyết đoán, sắc bén và có tư duy quân sự, chiến thuật, tài chỉ huy đặc biệt.

Những kiến thức và tài năng quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đều do tự học từ lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam và lịch sử quân sự thế giới; tự rèn luyện, tự đúc rút kinh nghiệm qua thực tế chiến đấu của Quân đội ta mà nên. Chính điều ấy đã làm nên sự khác biệt của Đại tướng, khiến thế giới khâm phục, suy tôn Võ Nguyên Giáp là danh tướng, một trong những thống soái kiệt xuất nhất trong lịch sử nhân loại... là một trong số ít những người có khả năng làm thay đổi dòng chảy lịch sử.  

4. Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Người có công lao to lớn góp phần vào việc hình thành và phát triển học thuyết quân sự - đường lối chiến tranh Nhân dân độc đáo của Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

          Không chỉ là một thiên tài quân sự, trực tiếp tổ chức, kiến tạo những trận đánh lớn, đánh bại những danh tướng hàng đầu của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp có công lao đóng góp to lớn trong việc hình thành, phát triển học thuyết quân sự Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, đó là đường lối chiến tranh Nhân dân, lấy chính nghĩa thắng bạo tàn. Học thuyết kế thừa và phát huy những bài học giá trị lịch sử của cha ông chống giặc ngoại xâm trong thời đại mới.

Đường lối chiến tranh của Đảng và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh đã nêu rõ nhiều luận điểm rất cơ bản, như: phải tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện; trường kỳ kháng chiến với tự lực cánh sinh là chính, viện trợ bên ngoài là quan trọng; xây dựng lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân (dân quân du kích, bộ đội địa phương, bộ đội chủ lực), lấy bộ đội chủ lực làm nòng cốt; tiến hành chiến tranh du kích kết hợp chiến tranh chính quy với quy mô thích hợp trong từng giai đoạn; toàn dân đánh giặc với nhiều hình thức linh hoạt, lấy yếu địch mạnh, lấy nhỏ đánh lớn, lấy chất lượng tinh thắng số lượng đông, tập trung và phân tán lực lượng linh hoạt, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, giữ nghiêm kỷ luật và tuyệt đối bí mật, đánh chắc thắng; giành thắng lợi từng phần tiến lên giành thắng lợi toàn bộ…

Không chỉ kiên định và quán triệt sâu sắc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người đã tiến hành đường lối chiến tranh Nhân dân hết sức độc đáo, sáng tạo, sinh động và đầy hiệu quả. Đồng chí hết sức coi trọng việc xây dựng tổ chức đảng “trong sạch, vững mạnh” trong các lực lượng vũ trang, đặc biệt quan tâm, chăm lo xây dựng bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu, chiến thuật quân sự, khả năng tác chiến; giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong cán bộ, chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Đại tướng kết hợp rất chặt chẽ, khéo léo đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, ngoại giao, tư tưởng, văn hóa; quốc phòng với kinh tế, an ninh… để đạt được kết quả toàn diện trên cả hai nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, đứng đầu là Lãnh tụ tối cao Hồ Chí Minh, cùng với Quân đội và Nhân dân Anh hùng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã điều hành cuộc chiến tranh toàn dân thần kỳ của dân tộc Việt Nam đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật quân sự. Đường lối ưu việt của cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, kháng chiến trường kỳ đã đánh bại và làm phá sản hoàn toàn đường lối chiến lược tốc chiến, tốc thắng và các chiến lược khác của những đế quốc hùng mạnh nhất (Pháp và Mỹ) ở thế kỷ XX. Đây là sự kiện có một không hai trong lịch sử quân sự thế giới.

5. Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà văn hóa lớn, có những đóng góp quan trọng trên các lĩnh vực giáo dục, báo chí, ngoại giao, lịch sử… và phong trào cách mạng thế giới

Không chỉ tỏa sáng rực rỡ trong lĩnh vực quân sự, Đại tướng còn là một trong những nhà văn hóa lớn của Việt Nam. Đại tướng đã dành nhiều tâm sức cho việc viết hồi ký và lịch sử. Những tác phẩm của Đại tướng, như: “Từ nhân dân mà ra”, “Những năm tháng không thể nào quên”, “Chiến đấu trong vòng vây”, “Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử”, “Tổng Hành dinh trong mùa xuân toàn thắng”, “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam”... đã giúp người đọc cả trong và ngoài nước càng hiểu sâu hơn về bản sắc, truyền thống văn hóa, nguồn gốc sức mạnh của dân tộc Việt Nam, càng thêm yêu mến, khâm phục đất nước và con người Việt Nam.  

Đồng chí Võ Nguyên Giáp không chỉ là một Đại tướng lừng lẫy của Quân đội Nhân dân Việt Nam mà trong các lĩnh vực khác, như giáo dục - đào tạo, khoa học - kỹ thuật, báo chí, ngoại giao, văn hóa, lịch sử…, Đồng chí đều có nhiều đóng góp quan trọng, thực sự là con người tài - đức vẹn tròn, văn - võ song toàn.

Khi là giáo viên dạy môn lịch sử tại trường tư thục Thăng Long, Hà Nội (5/1939), thầy giáo Võ Nguyên Giáp đã mang bầu nhiệt huyết cách mạng của mình để cùng với đồng nghiệp truyền thụ cho học sinh lòng yêu nước thương dân, khơi dậy lòng nhiệt tình và lối sống có trách nhiệm với bản thân, với quê hương, với dân tộc. Khi đất nước bước vào thời kỳ kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế, Đại tướng đã nhiều lần phát biểu những ý kiến tâm huyết của mình để chấn hưng nền giáo dục nước nhà.

Trên cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có nhiều đóng góp cho việc phát triển khoa học - kỹ thuật của đất nước.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một nhà báo chính luận sắc sảo từ khi còn rất trẻ. Bài báo đầu tiên của Đồng chí bằng tiếng Pháp được gửi đăng trên tờ báo L’Annam ngày 24/3/1927 do Luật sư Phan Văn Trường ở Sài Gòn làm chủ nhiệm với tựa đề “Đả đảo tên tiểu bạo chúa ở trường Quốc học!” đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với người làm báo lúc bấy giờ. Thời kỳ Mặt trận Dân chủ 1936 - 1939, Đồng chí thành lập báo “Hồn trẻ”; cùng một số đồng chí sáng lập và làm biên tập viên cho các tờ báo công khai hồi đó, như: “Tiếng dân”, “Tiếng nói của chúng ta”, “Lao động”, “Tiến lên”, “Tập hợp”…; cùng đồng chí Trường Chinh biên soạn tác phẩm “Vấn đề dân cày”, có giá trị lớn cho công tác chỉ đạo thực tiễn của Đảng ta lúc bấy giờ. Tại Đại hội báo giới Bắc Kỳ lần thứ nhất họp ngày 24/4/1937, Đồng chí được bầu là Chủ tịch Báo giới Bắc Kỳ.

Trên lĩnh vực nghiên cứu lịch sử, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhà tổng kết lịch sử hàng đầu của nền sử học đương đại Việt Nam. Từ những bài viết về dân cày, về cách mạng tư sản Pháp và nhiều vấn đề có liên quan đến lịch sử trên các tờ báo đến những bài dạy sử trên bục giảng trường Thăng Long cho đến hàng trăm bài nói về lịch sử vào những dịp kỷ niệm các danh nhân hoặc sự kiện lịch sử hay các hội thảo khoa học... tập hợp lại đó là những thông tin, tư liệu, tài liệu về lịch sử vô cùng quý giá. Từ các bài tổng kết chiến tranh đến những công trình lý luận về quân sự, về tư tưởng Hồ Chí Minh, về hai cuộc kháng chiến và đặc biệt là bộ Tổng tập hồi ký Đại tướng Võ Nguyên Giáp đều là những công trình khoa học về những sự kiện lịch sử quan trọng nhất của nửa sau thế kỷ XX.

Trên lĩnh vực ngoại giao, Đồng chí cũng có những đóng góp rất quan trọng. Sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) non trẻ đứng trước những khó khăn bộn bề, vận mệnh dân tộc được ví như “ngàn cân treo sợi tóc”, đồng chí Võ Nguyên Giáp trên cương vị Bộ trưởng Bộ Nội vụ (bao gồm Nội chính và Công an) được Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc này là Chủ tịch Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao) giao cho nhiều nhiệm vụ đối ngoại đặc biệt, như: tiếp xúc với Phái bộ Mỹ mới sang Việt Nam cùng những người Pháp trong máy bay, hay cuộc “chạm trán” với J. Xanh-tơ-ny tại phòng lớn của Phủ Toàn quyền, chuẩn bị tiến tới Hiệp định ngày 6/3/1946, cũng như gặp gỡ tướng Lơ-cléc sau khi ký Hiệp định Sơ bộ, hay cuộc đấu trí và đấu lý ở Hội nghị Đà Lạt… những cuộc gặp gỡ đó, Đồng chí đã không bỏ bất kỳ cơ hội đàm phán nào để đi đến hòa bình nhằm thực hiện mục tiêu cao cả: độc lập và thống nhất đất nước.

Với phong trào cách mạng thế giới, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có những đóng góp rất quan trọng, đặc biệt là trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội, chống áp bức, bóc lột, bất công ở các nước thuộc địa châu Á, châu Phi, châu Mỹ la tinh. Điều này đã được các nhân vật, lực lượng chính trị và xã hội ở nhiều nước các châu lục thừa nhận.

6. Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà lãnh đạo mẫu mực về đạo đức cách mạng, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước, Nhân dân, Quân đội và bạn bè quốc tế

Hơn 80 mươi năm hoạt động cách mạng, cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, dân tộc ta và Quân đội ta. Ở Đại tướng luôn sáng ngời những phẩm chất nhân cách của nhà văn hóa lớn, một tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; đặc biệt là 6 đức tính cần phải có của các vị tướng do Bác Hồ chỉ ra “Trí, Dũng, Nhân, Tín, Liêm, Trung” luôn được Đại tướng Võ Nguyên Giáp thực hiện đầy đủ, trọn vẹn. Đại tướng là tấm gương sáng về sự liêm khiết, giản dị, khoan dung, nhân hậu, khiêm tốn, ham học hỏi, đoàn kết, sống có tình nghĩa, hết lòng thương yêu đồng chí, đồng bào. Tình thương yêu con người của Đại tướng được hòa quyện với tình yêu quê hương, đất nước và đã để lại trong nhân dân Việt Nam cùng bạn bè quốc tế hình ảnh về một nhà lãnh đạo đức độ, tài năng, một nhà hoạt động thực tiễn xuất sắc, một chiến sĩ cách mạng kiên trung, suốt đời tận tụy hy sinh phấn đấu phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước, không màng chút danh, lợi riêng tư.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn ghi nhớ, noi gương và thực hành lời căn dặn của Lãnh tụ Hồ Chí Minh: Làm cách mạng là phải “Dĩ công vi thượng” (tức là phải đặt lợi ích chung lên trên hết), “Dĩ bất biến ứng vạn biến”, “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”… coi đó làm phương châm sống và phấn đấu trong suốt cuộc đời. Đại tướng không chỉ thể hiện rõ tư duy độc lập, sáng tạo của một nhà lãnh đạo ở tầm chiến lược mà còn là người tổ chức, hoạt động với tinh thần trách nhiệm cao, nghiêm túc, mẫu mực; phong cách làm việc khoa học, nguyên tắc nhưng hết sức linh hoạt; luôn đề cao vai trò của tập thể, phục tùng tổ chức; luôn coi trọng thực tiễn, chịu khó học tập, lắng nghe ý kiến hay của quần chúng, của các chuyên gia, nhà khoa học…; luôn tin tưởng vào sức mạnh của quần chúng Nhân dân, liên hệ và gắn bó mật thiết với Nhân dân; phấn đấu không mệt mỏi xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đem hết trí tuệ, sức lực để hoàn thành tốt mọi công việc của Đảng, Nhân dân và Quân đội giao phó.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp được Nhân dân hết lòng kính trọng, suy tôn là vị “Đại tướng của Nhân dân”. Cán bộ, chiến sĩ Quân đội mến phục, suy tôn là “Người anh Cả” duy nhất của Quân đội ta, xứng đáng là “Chính ủy của các Chính ủy, Tư lệnh của các Tư lệnh, Tướng của các Tướng”, “Tổng Tư lệnh biết quý từng giọt máu mỗi chiến binh”. Thế giới cũng rất nể phục nhân cách, đức độ của Đại tướng, tôn vinh Đại tướng là Anh hùng dân tộc của Nhân dân Việt Nam.

Với 103 tuổi đời, hơn 70 tuổi Đảng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có những cống hiến to lớn, đặc biệt xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Đồng chí là tấm gương sáng để đồng bào, cán bộ, chiến sĩ cả nước kính trọng, yêu quý, học tập và noi theo. Hình ảnh và những cống hiến của Đồng chí cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc luôn sống mãi với non sông, đất nước, sống mãi trong lòng Nhân dân và bạn bè quốc tế. Trong lời điếu trong Lễ quốc tang của Đại tướng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đánh giá cao công lao to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ quân đội ta suy tôn đồng chí là anh Cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Con người, nhân cách và những cống hiến to lớn của đồng chí in đậm trong lòng Nhân dân, là vị tướng của Nhân dân, mãi mãi lưu danh trong lịch sử dân tộc”.

***

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp diễn ra trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; tiến hành thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đây là đợt sinh hoạt chính trị có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc để tôn vinh và tri ân những cống hiến to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc, Quân đội ta và phong trào cách mạng thế giới; đồng thời, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, lòng yêu nước, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho các tầng lớp Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ Việt Nam.

Học tập và noi gương Đại tướng Võ Nguyên Giáp, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, thật sự là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành, gắn bó mật thiết với Nhân dân, lãnh đạo toàn dân ra sức thi đua đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, vững bước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

                                                                                   Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương

TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH

ĐỒNG CHÍ LÊ QUANG ĐẠO (8/8/1921 - 8/8/2021)

Tỉnh ủy Bắc Ninh phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Đồng chí Lê Quang Đạo với cách mạng Việt Nam và quê hương Bắc Ninh”.

 

I. KHÁI LƯỢC TIỂU SỬ, QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA ĐỒNG CHÍ LÊ QUANG ĐẠO

Đồng chí Lê Quang Đạo, tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyện, sinh ngày 8/8/1921 trong một gia đình có truyền thống yêu nước, cách mạng tại xã Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).

Năm 1930 - 1936, Nguyễn Đức Nguyện học và tốt nghiệp tiểu học ở trường làng. Từ năm 1937 - 1939, học Trường tư thục Gia Long, sau chuyển sang học ở Trường Trung học tư thục Thăng Long – Hà Nội. Trong thời gian này, Nguyễn Đức Nguyện đã tham dự những buổi nói chuyện chính trị ở trụ sở Đảng Xã hội tại Hội quán Trí Tri phố Hàng Quạt; tham gia Đoàn Thanh niên dân chủ Hà Nội, rồi Thanh niên phản đế.

Tháng 8/1940, Nguyễn Đức Nguyện được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương; cuối năm 1940, được phân công là Bí thư Chi bộ Đảng, Ủy viên Ban Cán sự Đảng phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Giữa năm 1941, Đồng chí tham gia hoạt động cách mạng và lấy tên là Lê Quang Đạo; cuối năm 1941 đến đầu năm 1942, được phân công làm Bí thư Ban cán sự Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh.

Từ tháng 4/1942 đến tháng 4/1943 là Bí thư Ban Cán sự đảng bộ tỉnh Phúc Yên, Xứ ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ.

Từ tháng 5/1943 đến tháng 10/1944, là Bí thư Ban Cán sự đảng bộ thành phố Hà Nội, Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ.

Từ tháng 5/1945 đến tháng 8/1945, phụ trách báo Quyết Thắng và mở các lớp huấn luyện cán bộ Việt Minh ở chiến khu Hoàng Hoa Thám (Bắc Giang).

Giữa tháng 8/1945, Đồng chí được cử làm chính trị viên Chi đội Giải phóng quân Bắc Giang, tham gia lãnh đạo tổng khởi nghĩa ở Bắc Giang.

Từ tháng 10/1945 đến tháng 6/1946, đồng chí Lê Quang Đạo tham gia thành lập Thành ủy Hải Phòng và trở thành Bí thư Thành ủy Hải Phòng.

Từ tháng 6/1946 đến tháng 12/1946 là Xứ ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ, Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Từ tháng 12/1946 đến cuối năm 1947, Đồng chí là Xứ ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ, Phó Bí thư Khu ủy đặc biệt Hà Nội (khu XI). Tháng 11/1947, là Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Năm 1948, đồng chí Lê Quang Đạo là Bí thư liên Tỉnh ủy Hà Nội - Hà Đông; cuối năm 1948 là khu ủy viên, rồi Ủy viên Thường vụ Liên khu III, phụ trách công tác tuyên huấn.

Từ năm 1949 đến tháng 8/1950, Đồng chí giữ chức Phó Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng.

Tháng 9 năm 1950, Đồng chí được điều động vào Quân đội nhân dân Việt Nam; giữa tháng 10/1950 được phân công làm Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ Chỉ huy chiến dịch Biên giới, phụ trách công tác tuyên huấn của chiến dịch.

Từ tháng 10/1950 đến năm 1953 làm Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Phó Chủ nhiệm chính trị Bộ chỉ huy chiến dịch, Chính ủy Sư đoàn 308 tham gia suốt chiến dịch.

Tháng 7/1954 là Phó Trưởng đoàn Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Ủy ban Liên hiệp đình chiến Việt - Pháp.

Tháng 5/1955 đến tháng 8/1978 là Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, trực tiếp chỉ đạo công tác tuyên huấn, địch vận, đối ngoại. Năm 1958, được phong quân hàm Thiếu tướng.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9/1960), Đồng chí được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng; tại Hội nghị lần thứ 20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III (tháng 3/1972) được bầu vào Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương.

Năm 1974, Đồng chí được thăng quân hàm Trung tướng.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (tháng 12/1976), Đồng chí tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Tháng 12/1978, Đồng chí rời Quân đội và được phân công là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (tháng 3/1982), đồng chí Lê Quang Đạo tiếp tục được bầu vào Ủy viên Trung ương Đảng và Bí thư Trung ương Đảng, trực tiếp làm Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương. Năm 1983, phụ trách công tác Dân vận của Trung ương và tham gia Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986), Đồng chí tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tháng 6/1987, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VIII, Đồng chí được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.

Tháng 11/1988, tại Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ III, Đồng chí được cử vào Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đầu năm 1993, thôi giữ chức Chủ tịch Quốc hội để chuyên trách về công tác Mặt trận với cương vị Bí thư Đảng ủy, Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc. Tháng 8/1994, tại Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IV, Đồng chí được bầu làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương    Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ngày 24/7/1999, đồng chí Lê Quang Đạo mất tại Hà Nội.

Hơn 60 năm hoạt động cách mạng, đồng chí Lê Quang Đạo đã có những công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Ghi nhận công lao to lớn của Đồng chí với dân tộc, Đảng, Nhà nước tặng Đồng chí Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Huân chương Đại đoàn kết dân tộc và nhiều Huân, Huy chương cao quý khác.

II. ĐỒNG CHÍ LÊ QUANG ĐẠO - NHÀ LÃNH ĐẠO CÓ UY TÍN LỚN CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN TA

1. Người thanh niên yêu nước, sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một Bí thư trẻ tuổi dũng cảm, năng động, hoạt động ở những địa bàn quan trọng

Sinh ra và lớn lên ở một quê hương giàu truyền thống cách mạng, căn cứ địa, an toàn khu cách mạng Việt Nam, đồng chí Lê Quang Đạo sớm giác ngộ và được kết nạp vào Đảng từ năm 19 tuổi, trực tiếp làm việc với các nhà hoạt động cách mạng như Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt..., được dự lớp huấn luyện chính trị ngắn ngày của đồng chí Nguyễn Văn Cừ. Năm 1941, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam; đồng chí Lê Quang Đạo được Trung ương Đảng và Bác Hồ giao nhiều trọng trách lần lượt làm Bí thư Ban cán sự Đảng các tỉnh, như: Bắc Ninh, Phúc Yên (tức Bí thư Tỉnh ủy hiện nay), Xứ ủy viên, rồi Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ với nhiệm vụ chủ yếu lúc này là xây dựng các cơ sở Đảng, tuyên truyền phát triển các tổ chức quần chúng ở vùng căn cứ địa Bắc Ninh - Vĩnh Phúc - Hà Nội giúp Trung ương đào tạo cán bộ cho phong trào quần chúng đấu tranh sâu rộng, mạnh mẽ, tạo những tiền đề và điều kiện thuận lợi cho khởi nghĩa thắng lợi ở vùng này.

Sau Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, Đồng chí được cử về tham gia thành lập Thành ủy Hải Phòng và được cử làm Bí thư. Trên cương vị Bí thư Thành ủy Hải Phòng trong lúc cách mạng đang ở thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Đồng chí đã tích cực đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức cứu quốc, củng cố chính quyền, xây dựng lực lượng vũ trang và chỉ đạo tổ chức thành công Tổng tuyển cử ở Hải Phòng, góp phần giữ vững chính quyền cách mạng, củng cố lòng tin của Nhân dân đối với Đảng.

Đối với Hà Nội, đồng chí Lê Quang Đạo có ba lần giữ cương vị Bí thư Thành ủy Hà Nội. Lần thứ nhất từ tháng 10/1943 đến tháng 10/1944, khi Hà Nội trong tình thế vô cùng khó khăn trước những cuộc khủng bố trắng của thực dân Pháp; trên cương vị Bí thư Thành ủy, Đồng chí đã thể hiện tài năng lãnh đạo, trực tiếp lăn lộn với giới trí thức, học sinh, sinh viên xây dựng các tổ chức quần chúng nhằm tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân Hà Nội ủng hộ và tham gia cách mạng. Cái tên “Đốc lý đỏ” mà thực dân Pháp đặt cho nói lên vai trò của Đồng chí trong việc gây dựng phong trào cách mạng ở Hà Nội. Lần thứ hai từ tháng 5/1946 đến tháng 12/1946, thời gian này tình hình Hà Nội vô cùng căng thẳng, thực dân Pháp chuẩn bị gây chiến, là Bí thư Thành ủy, Phó Bí thư Khu ủy đặc biệt Hà Nội (Khu XI), Đồng chí đã cùng cán bộ, chiến sĩ bảo vệ Trung ương rút khỏi Hà Nội an toàn, cùng Trung đoàn Thủ đô chiến đấu, cầm cự trong nội thành suốt hai tháng và cũng là một trong những người cuối cùng rút khỏi Hà Nội. Lần thứ ba, từ cuối năm 1947 đến đầu năm 1948, lúc này cơ quan của Thành ủy Hà Nội chuyển về đóng ở Chương Mỹ, Hà Đông; Đồng chí đã quyết định đưa cán bộ về cơ sở, tiến hành xây dựng và khôi phục các chi bộ Đảng, các tổ chức đoàn thể quần chúng, tổ chức lực lượng du kích, đào hầm bí mật, chiến đấu ngay trong lòng địch, gây cho địch nhiều khó khăn, tổn thất.

2. Đồng chí Lê Quang Đạo - Người có công lao, đóng góp quan trọng trên nhiều lĩnh vực

2.1. Người chỉ huy chính trị, quân sự - Anh cả của ngành Tuyên huấn Quân đội nhân dân Việt Nam

Năm1950, Đồng chí Lê Quang Đạo được điều động vào quân đội. Gần như suốt 30 năm chiến tranh, Đồng chí khoác áo lính và thường có mặt ở những chiến trường nóng bỏng với những trọng trách quan trọng. Trên cương vị Cục trưởng Cục Tuyên huấn (tháng 10/1950), Đồng chí sớm nắm bắt được những yêu cầu quan trọng đặt ra đối với công tác lãnh đạo chính trị, chủ động đề xuất những nội dung quan trọng của công tác giáo dục chính trị trong bộ đội và được phân công biên soạn, viết nhiều tài liệu về công tác chính trị, tư tưởng, xây dựng Đảng, đặc biệt là các tài liệu chỉnh huấn, chỉnh quân. Cùng với đó, Đồng chí còn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tuyên huấn cho các cấp, các đơn vị, góp phần xây dựng ngành tuyên huấn quân đội ngày càng hoàn thiện về tổ chức và giỏi về nghiệp vụ.

Trong những năm tháng ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đồng chí Lê Quang Đạo được Quân ủy Trung ương giao phụ trách công tác đảng, công tác chính trị trong các chiến dịch lớn, vào những thời điểm quyết liệt, như: Phó Chủ nhiệm chính trị chiến dịch Biên giới (1950); Phó Chủ nhiệm chính trị chiến dịch Điện Biên Phủ (1954); Bí thư Đảng ủy, Chính ủy chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh (1968), chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971), đường 9 – Quảng Trị (1972). Trên cương vị được giao, Đồng chí luôn đi sát mặt trận, bám sát chiến trường, nắm chắc diễn biến của từng trận đánh, gần gũi chiến sĩ, phát huy tinh thần tập thể, dân chủ, động viên bộ đội quyết tâm chiến đấu. Đồng chí đã cùng cán bộ, chiến sỹ quân đội ta lập nên những chiến thắng vẻ vang, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc.

Ngày 27/1/1973, Mỹ và chính quyền Sài Gòn buộc phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam. Giữa tháng 6/1973, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III được tổ chức tại Hà Nội, thay mặt Quân ủy Trung ương, đồng chí Lê Quang Đạo đã trình bày tham luận khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo độc lập, tự chủ của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến; đồng thời nêu rõ những ưu điểm, chỉ ra những hạn chế, thiếu sót trong quá trình chỉ đạo cuộc kháng chiến và nguyên nhân của những khuyết điểm đó. Bài phát biểu của đồng chí Lê Quang Đạo tại Hội nghị Trung ương lần thứ 21 khóa III đã góp phần vào thành công của Hội nghị lịch sử, quyết định đường lối chiến lược để kết thúc cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Qua kinh nghiệm chỉ đạo thực tiễn phong phú trên các chiến trường, Đồng chí đã viết nhiều bài, rút ra những kinh nghiệm về thực hiện công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội. 

Với những đóng góp to lớn và quan trọng đối với công tác chính trị, tư tưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam suốt hai cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc, đồng chí Lê Quang Đạo, được mệnh danh là “Anh cả của ngành tuyên huấn quân đội”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nhận xét: “Đồng chí Lê Quang Đạo là một cán bộ lãnh đạo có đức độ và tài năng của Đảng ta và quân đội ta… Suốt 28 năm trong quân ngũ, Lê Quang Đạo đã đem hết tài năng và sức lực, tâm hồn và trí tuệ xây dựng và chỉ đạo ngành Tuyên huấn quân đội. Anh là một nhà hoạt động tư tưởng và văn hóa xuất sắc của quân đội và của Đảng... Anh là một nhà lãnh đạo, chỉ huy ưu tú của quân đội, một vị tướng có đủ những đức tính trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung như Bác Hồ đã từng dạy. Anh coi trọng xây dựng quân đội về chính trị và tư tưởng, trực tiếp chỉ đạo công tác đảng, công tác chính trị trong chiến dịch, chiến đấu...”[1]

Để tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác giáo dục chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam, cuối năm 1973, đồng chí Lê Quang Đạo được cử giữ chức Giám đốc kiêm Bí thư Đảng ủy Học viện Chính trị quân sự. Trên cương vị này, Đồng chí cùng Ban Giám đốc Học viện đề ra những chủ trương, biện pháp nhằm nâng cao công tác giáo dục, đào tạo cán bộ chính trị cho quân đội, bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ và đơn vị cơ sở đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội nhân dân chính quy, hiện đại.

Với những hoạt động và đóng góp với ngành tuyên huấn quân đội trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, đồng chí Lê Quang Đạo đã được phong hàm Thiếu tướng năm 1958 và Trung tướng năm 1974.

2.2. Một nhà lý luận trên lĩnh vực khoa giáo của Đảng

Tháng 3/1982, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, đồng chí Lê Quang Đạo tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bí thư Trung ương Đảng, được phân công làm Trưởng ban Khoa giáo Trung ương. Trong những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, tình hình kinh tế - xã hội đất nước lâm vào tình trạng khó khăn, trên cương vị Trưởng ban Ban Khoa giáo Trung ương với tầm nhìn bao quát, đồng chí Lê Quang Đạo đã quan tâm đến tất cả các ngành khoa học cũng như công tác quản lý, hoạt động khoa học. Đồng chí đã đề xuất quan điểm đổi mới, dân chủ trong nghiên cứu khoa học, coi trọng bồi dưỡng và sử dụng nhân tài, nhất là đội ngũ trí thức, trí thức trẻ. Những năm tháng phụ trách công tác khoa giáo của Đảng, Đồng chí đã cùng với tập thể lãnh đạo, cán bộ Ban Khoa giáo Trung ương tổ chức nhiều buổi tọa đàm, hội thảo, gặp gỡ để lắng nghe ý kiến tâm huyết, trí tuệ của nhân sĩ, trí thức, nhà khoa học, góp phần tìm ra giải pháp tháo gỡ tình hình khó khăn, đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng. Thông qua gặp gỡ, tọa đàm, hội thảo đó, vấn đề đổi mới tư duy lý luận, tư duy kinh tế, kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, sử dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực lần đầu tiên được đề cập và đã được tổng hợp báo cáo trực tiếp với đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh. Nhiều vấn đề của báo cáo đã được thể hiện trong “Báo cáo chính trị đổi mới toàn diện đất nước” mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã thông qua.

2.3. Đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, mở rộng dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh

Ngày 17/6/1987, tại phiên họp thứ nhất Quốc hội khóa VIII, đồng chí Lê Quang Đạo được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Đảm nhận cương vị Chủ tịch Quốc hội trong thời điểm sau Đại hội VI của Đảng - Đại hội khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước, đòi hỏi Quốc hội - cơ quan lập pháp, quyền lực cao nhất của Nhà nước Việt Nam phải thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật, trên cương vị người đứng đầu Quốc hội, Đồng chí đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc đổi mới sâu sắc, toàn diện về tổ chức hoạt động của Quốc hội, trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, nhất là việc đẩy nhanh công tác lập hiến và lập pháp để thể chế hóa các nghị quyết của Đảng, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước bằng pháp luật. Đồng chí đã đóng góp nhiều công sức vào việc soạn thảo Hiến pháp năm 1992, phù hợp với cương lĩnh đổi mới của Đảng, đáp ứng đòi hỏi của cách mạng và Nhân dân trong giai đoạn mới; đồng thời ra sức thực hiện chương trình xây dựng pháp luật để Quốc hội và Hội đồng Nhà nước thông qua được nhiều bộ luật, luật và pháp lệnh. Bên cạnh đó, Đồng chí đã góp phần tích cực trong việc Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước, mở đầu thời kỳ đổi mới còn nhiều khó khăn phức tạp. Đồng chí cũng rất chú trọng đổi mới phong cách làm việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Việc điều hành Quốc hội thảo luận, chất vấn thực sự dân chủ, đổi mới đã phát huy trí tuệ của các đại biểu, tạo được không khí cởi mở, đoàn kết trong Quốc hội.

2.4. Lãnh đạo xây dựng Mặt trận Việt Nam, phát huy vai trò của Mặt trận, tăng cường đổi mới công tác Mặt trận, không ngừng nâng cao chất lượng khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế trong thời kỳ đổi mới đất nước

Với 17 năm tham gia Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và 5 năm giữ chức vụ Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1994 - 1999), Đồng chí đã có nhiều đóng góp trong xây dựng Mặt trận, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, như: giúp Trung ương Đảng xây dựng Chỉ thị 17-CT/TW, ngày 18/4/1983 “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”, đặc biệt năm 1993, Đồng chí đã cùng cán bộ, Đảng đoàn Mặt trận tham mưu Đảng ban hành Nghị quyết 07 ngày 17/11/1993 về “Đại đoàn kết dân tộc, tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất trong tình hình mới”, một nghị quyết tạo bước ngoặt cho đại đoàn kết dân tộc và công tác Mặt trận trong công cuộc đổi mới đất nước.

Với tư cách là Trưởng ban soạn thảo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đồng chí đã dốc sức cùng tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 5 nhất trí thông qua Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đây là công trình lớn cuối cùng của Đồng chí cống hiến cho Đảng, Nhà nước, Mặt trận và Nhân dân ta trước lúc ra đi, đã góp phần thiết thực nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước, góp phần thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Nhân dân với Đảng và Nhà nước, phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống đại đoàn kết dân tộc, bảo vệ vững chắc Tổ quốc và xây dựng chủ  nghĩa xã hội.

III. ĐỒNG CHÍ LÊ QUANG ĐẠO – TẤM GƯƠNG MẪU MỰC VỀ ĐẠO ĐỨC, PHẨM CHẤT CÁCH MẠNG

1. Tấm gương về ý chí kiên cường với tinh thần tiên phong quả cảm

Nét nổi bật ở đồng chí Lê Quang Đạo là niềm tin tất thắng, sự trung thành và sẵn sàng hy sinh quên mình cho lý tưởng của Đảng, vì thắng lợi của cách mạng, vì sự phát triển của đất nước và hạnh phúc của Nhân dân. Đồng chí là tấm gương của nhà lãnh đạo tận tụy và đầy trách nhiệm trước dân, trước Đảng, trước mọi nhiệm vụ, suốt đời hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ Nhân dân; tấm gương khiêm tốn, giản dị, liêm khiết, trung thực, chân thành, ghét thói xu nịnh, cơ hội chủ nghĩa, bè phái; tấm gương nói ít làm nhiều, luôn chí công vô tư và đặt lợi ích của Đảng, của dân lên trên hết, trước hết.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, là người chiến sĩ cách mạng hay khi trở thành nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước ta, Đồng chí luôn gần gũi đồng chí, đồng bào và sẵn lòng chia sẻ những khó khăn với tất cả mọi người. Đó là kết tinh chủ nghĩa nhân văn của một con người mang trong mình những tố chất đoàn kết dân tộc, một người cộng sản đầy bản lĩnh, một nhà lãnh đạo thấm nhuần sâu sắc tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh.

2. Tấm gương mẫu mực về thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư để các thế hệ sau mãi học tập, noi theo

Sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, đồng chí Lê Quang Đạo đã sớm giác ngộ và đến với cách mạng từ khi còn rất trẻ. Trên cơ sở tiếp thu truyền thống đạo đức của dân tộc, tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh, đồng chí Lê Quang Đạo đã thấm nhuần các chuẩn mực đạo đức của người cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Trong kháng chiến gian khổ, khốc liệt cũng như trong thời bình, Đồng chí vẫn giữ nếp sống giản dị, trong sạch, trung thực, liêm khiết, gắn bó với Nhân dân, với cán bộ.

Đồng chí Lê Quang Đạo được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước tin tưởng trao cho nhiều trọng trách quan trọng, ở địa bàn quan trọng và ở những thời điểm lịch sử. Dù ở bất cứ cương vị công tác nào, Đồng chí đều hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.

Đồng chí Lê Quang Đạo, nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, là tấm gương tiêu biểu của người chiến sĩ cộng sản mẫu mực, một nhà yêu nước chân chính, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là tấm gương tiêu biểu cho các thế hệ hôm nay và mai sau học tập, noi theo.

Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Lê Quang Đạo là dịp để chúng ta ôn lại cuộc đời, sự nghiệp và tôn vinh công lao, cống hiến to lớn của Đồng chí đối với Đảng, cách mạng Việt Nam; qua đó giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc; cổ vũ, động viên các tầng lớp Nhân dân tích cực thi đua học tập, lao động, công tác và chiến đấu góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng phát triển và bảo vệ đất nước./.

Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương

TUYÊN TRUYỀN MỘT SỐ NGÀY KỶ NIỆM KHÁC TRONG THÁNG 8/2020

1. Kỷ niệm 76 năm ngày truyền thống lực lượng công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2021)

 

Lực lượng Công an nhân dân Việt Nam (CAND) ra đời ngày 19/8/1945 trong khí thế thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, với 3 tổ chức đầu tiên ở 3 miền (Sở Liêm phóng Bắc Bộ; Sở Trinh sát Trung Bộ và Quốc gia tự vệ Cuộc Nam Bộ) thực hiện nhiệm vụ trấn áp phản cách mạng, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng, tính mạng, tài sản của nhân dân.

          Từ đó, ngày 19/8 được xác định là Ngày truyền thống CAND Việt Nam. Năm 2005, Đảng, Nhà nước đã quyết định lấy Ngày truyền thống Công an nhân dân là "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" nhằm tôn vinh vai trò to lớn của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự, khẳng định truyền thống đoàn kết, gắn bó máu thịt giữa lực lượng CAND.

          76 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, ở các giai đoạn, các sự kiện lịch sử trọng đại, trong chiến tranh cũng như hòa bình xây dựng đất nước, lực lượng CAND luôn một lòng, một dạ tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, kề vai sát cánh cùng các lực lượng cách mạng và nhân dân đấu tranh làm thất bại âm mưu đảo chính lật đổ chính quyền nhân dân, bảo vệ thành quả cách mạng của đất nước, bảo vệ tuyệt đối an toàn các cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng oanh liệt của quân và dân ta trong các cuộc kháng chiến.

          Đất nước hòa bình, thống nhất, với vai trò nòng cốt, CAND chủ động nắm, dự báo tình hình, thực hiện tốt chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước, đồng thời trực tiếp triển khai đồng bộ các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình để xây dựng đất nước. Đặc biệt, lực lượng CAND đã gương mẫu, tích cực triển khai thực hiện việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường đoàn kết, thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, đấu tranh có hiệu quả với hoạt động chống phá của các thế  lực thù địch, phản động, tội phạm, bảo vệ chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia và cuộc sống bình yên của nhân dân.

Ngày 19 Tháng Tám, Ngày truyền thống của lực lượng cũng trùng với ngày Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, sự sắp đặt của lịch sử đã chứng minh vị trí, vai trò và bản chất cách mạng của lực lượng CAND.

Kỷ niệm ngày truyền thống của lực lượng trong xu thế, bối cảnh đó, mỗi chúng ta vừa tự hào truyền thống vẻ vang, tri ân những hy sinh, cống hiến của các bậc tiền bối, vừa nhận thức rõ yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn mới để tiếp tục phấn đấu “giữ trọn lời thề”!

Nguồn: baochinhphu.com

2. Kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2021)

Đồng chí Tôn Đức Thắng, sinh ngày 20 tháng 8 năm 1888 trong một gia đình nông dân khá giả tại Cù lao Ông Hổ, làng Mỹ Hoà Hưng, Tổng Định Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang).

          Năm1906, sau khi học xong bậc sơ học ở trường tiểu học Long Xuyên, Tôn Đức Thắng rời quê lên Sài Gòn và đến với giai cấp công nhân đang trong quá trình hình thành. Truyền thống quật cường của quê hương đất nước và cuộc sống giai cấp công nhân đã sớm rèn luyện nhiệt tình yêu nước trong Tôn Đức Thắng. Từ đây, Tôn Đức Thắng đã hòa nhập trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp.

          Tại Sài Gòn, Tôn Đức Thắng học việc và làm thợ ở nhiều nơi. Năm 1912, tổ chức cuộc bãi khóa của học sinh trường Cơ khí Á Châu (còn gọi là trường Bá Nghệ- nay là trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng) đòi thực hành quy chế của trường, chống đánh đập học sinh, phong trào này đã được công nhân Ba Son hưởng ứng.

          Năm 1915 – 1917, học thợ máy ở trường Bá Nghệ, nhưng chưa học xong đã bị động viên sang Pháp làm lính thợ phục vụ chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Tôn Đức Thắng làm việc trên chiến hạm France, xưởng Arsenal, quân cảng Toulon.

          Năm 1919, Tôn Đức Thắng bị điều động tới một đơn vị hải quân được lệnh tiến công Xêvaxtôpôn trên bờ Hắc Hải trấn áp nước Nga Xô Viết mới ra đời. Tôn Đức Thắng đã cùng các bạn lính thợ tham gia phản chiến bằng hành động kéo lá cờ đỏ lên cột cờ chiến hạm.

          Năm 1920, sau cuộc binh biến, Tôn Đức Thắng bị trục xuất khỏi nước Pháp. Trở về Sài Gòn, Tôn Đức Thắng vận động những người có cùng chí hướng thành lập Công hội bí mật. Dưới sự lãnh đạo của Công hội mà đồng chí Tôn Đức Thắng là Hội Trưởng phong trào công nhân Sài Sòn- Chợ Lớn phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân ở Ba Son, tháng 8 năm 1925.

          Năm 1926, đồng chí tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên- tổ chức tiền thân của Đảng. Năm 1927, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Thành bộ Sài Gòn- Chợ Lớn và Kỳ bộ Nam Kỳ.

          Cuối năm 1929, đồng chí bị thực dân Pháp bắt trong vụ án Bac-bi-ê. Tòa án thực dân Pháp kết án 20 năm khổ sai, đày ra Côn Đảo.

          Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, đồng chí trở về đất liền trong lúc thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Đồng chí bắt tay ngay vào cuộc chiến đấu mới của đồng bào Nam Bộ và nhân dân cả nước.

          Ngày 06 tháng 01 năm 1946, trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên đồng chí được nhân dân Sài Gòn- Chợ Lớn bầu làm đại biểu Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

          Năm 1947, đồng chí được cử làm Tổng thanh tra của Chính phủ và quyền Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

          Năm 1948, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị phát động phong trào thi đua ái quốc, đồng chí được bầu làm Trưởng Ban vận động thi đua ái quốc Trung ương.

          Năm 1950, đồng chí được bầu làm Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Xô.

          Năm 1951, đồng chí được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Được cử làm Phó trưởng Ban Dân vận- Mặt trận Trung ương.

          Năm 1955, được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tháng 7, được bầu là Chủ tịch danh dự Ủy ban Bảo vệ Hòa bình thế giới của Việt Nam và được Đại hội Hòa bình thế giới bầu làm Ủy viên Hòa bình thế giới. Ngày 20/9, kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa I bầu làm Trưởng Ban Thường trực Quốc hội.

          Năm 1960 , tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa II, đồng chí được bầu làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

          Năm 1969, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, tại kỳ họp đặc biệt Quốc hội khóa III, đồng chí được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

          Năm 1976, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI- Quốc hội nước Việt Nam thống nhất, đồng chí được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

          Cả cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đồng chí Tôn Đức Thắng vinh dự được nhận Huân chương sao vàng- Huân chương cao quý của nước Việt Nam, Huân chương Lê-nin của nước Nga Xô Viết, Huân chương Soukhe - Bator của nước Mông Cổ và nhiều phần thưởng cao quý khác.

          Đồng chí Tôn Đức Thắng, hiến dâng cả đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc và cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, đồng chí là một hình ảnh trong sáng của tinh thần cách mạng bất khuất và đạo đức chí công vô tư, tác phong khiêm tốn, giản dị, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Đồng chí Tôn Đức Thắng là một gương mẫu đạo đức cách mạng: Suốt đời cần kiệm liêm chính, suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”.

          Do tuổi cao, sức yếu sau một thời gian bệnh nặng Người qua đời vào ngày 30/3/1980 tại Hà Nội, an táng tại nghĩa trang Mai Dịch.    

Nguồn: baotangtonducthang.com

        

3. Kỷ niệm Ngày Chống vũ khí hạt nhân (6/8) và Ngày Quốc tế chống thử nghiệm hạt nhân (29/8)

Hơn 60 năm trước, vào ngày 6 và 9-8-1945, Mỹ đã ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki, khiến 210 nghìn người thiệt mạng. Suốt một thời gian dài, nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý toàn thế giới luôn sống trong sự lo lắng về một cuộc chiến tranh hạt nhân. Sức phá hủy ghê gớm của bom nguyên tử hay các loại vũ khí hạt nhân nói chung đã dấy lên một làn sóng phản đối trên toàn thế giới. Nhằm hạn chế và tiến tới cấm sản xuất, thử nghiệm và sử dụng vũ khí hạt nhân, thế giới đã chọn ngày 6-8 hằng năm là Ngày Chống vũ khí hạt nhân.

Một tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Mỹ. Ảnh: NBC News

 

Xây dựng thế giới không có vũ khí hạt nhân

25 năm sau vụ ném bom nguyên tử ở Nhật Bản, Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) ra đời (1970) với sự phê chuẩn của 5 cường quốc hạt nhân là Anh, Trung Quốc, Pháp, Mỹ  và  Liên Xô. Mặc dù Hiệp ước NPT cho đến nay vẫn còn nhiều hạn chế, song không thể phủ nhận từ khi có hiệu lực, hiệp ước đã có những vai trò nhất định trong việc kìm hãm sự gia tăng số lượng những nước sở hữu vũ khí hạt nhân, cũng như đóng vai trò cho quá trình giải giáp hay giải trừ vũ khí hạt nhân.

Theo các nhà khoa học, vũ khí hạt nhân là loại vũ khí có sức công phá lớn hơn bất kỳ vũ khí quy ước nào. Năng lượng của vũ khí hạt nhân do các phản ứng phân hạch và nhiệt hạch gây ra. Năng lượng được giải thoát bởi vụ nổ bom hạt nhân được đo bằng ki-lô-tôn hoặc mê-ga-tôn - tương đương với hàng ngàn và hàng triệu tấn thuốc nổ TNT (trinitrotoluen). Vũ khí có sức công phá tương đương với 10 triệu tấn thuốc nổ có thể phá hủy hoàn toàn một thành phố. Ngoài ra, vũ khí hạt nhân còn gây ra những tác hại nghiêm trọng như đe dọa sức khỏe và tính mạng con người, hủy hoại môi trường…

Các loại vũ khí hạt nhân bao gồm: Bom nguyên tử (còn gọi là bom A), bom khinh khí (còn gọi là bom Hy-đrô-gen hay bom H), bom Nơ-trôn, tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và tên lửa vệ tinh viễn thám mang đầu đạn hạt nhân. Điều này đồng nghĩa với việc sản xuất vũ khí hạt nhân hay thử nghiệm hạt nhân có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức. Năm 1996, để ngăn chặn các nước tiến hành thử nghiệm hạt nhân, Hiệp ước cấm thử nghiệm hạt nhân toàn diện (CTBT)  được thông qua. Cho tới nay, đã có 183 quốc gia ký kết CTBT, trong số đó có 164 quốc gia đã phê chuẩn. Để Hiệp ước có hiệu lực, cần có sự phê chuẩn của các quốc gia nằm trong Phụ lục 2. Hiện còn 8 quốc gia trong Phụ lục 2 chưa phê chuẩn Hiệp ước, đó là Trung Quốc, Triều Tiên, Ai Cập, Ấn Độ, Iran, Israel, Pakistan và Mỹ. Đây là nỗ lực cần đạt được của cộng đồng quốc tế.

Thế giới tiếp tục thúc đẩy cuộc chiến nhằm bảo vệ thế giới không có vũ khí hạt nhân ký tại kỳ họp 64, ngày 2-12-2009, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết lấy ngày 29-8 làm Ngày Quốc tế chống thử nghiệm hạt nhân với mục đích nâng cao nhận thức và giáo dục về những tác động của các vụ thử hạt nhân và sự cần thiết phải chấm dứt những vụ thử như vậy, đồng thời xem đây là một trong những biện pháp để đạt được mục tiêu bảo đảm thế giới không có vũ khí hạt nhân.

Nguồn: bienphong.com

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: