• :
  • :
Cùng nhau làm việc chưa từng có, cả trăm người dân nhìn đường lo lấp ló mà vui Giới thiệu Nghị định số 15/2023/NĐ-CP quy định về thí điểm thưởng hợp đồng đối với gói thầu xây lắp thuộc các dự án giao thông trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Đoàn viên thanh niên và thiếu niên nhi đồng huyện Ngọc Hồi hưởng ứng Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam năm 2024 Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho đoàn viên tại các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2024 Công an giúp dân tìm lại gần 1,2 tỷ đồng vứt nhầm trong thùng rác Nâng cao cảnh giác trước hành vi lợi dụng việc tổ chức “Học kỳ trong Quân đội” để lừa đảo trên địa bàn tỉnh Kon Tum Người lính biên phòng giúp dân vùng biên đuổi nghèo Giới thiệu Thông tư số 03/2023/TT-NHNN quy định ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN Hơn 200 cán bộ chiến sĩ công an Hà Tỉnh hiến máu tình nguyện CSGT nhặt được xấp tiền, trao trả cho người đánh rơi Giới thiệu Thông tư số 02/2023/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn Nhóm bạn trẻ tái sinh rừng, trồng cây giống tạo sinh kế cho bà con
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Tài liệu sinh hoạt chi đoàn tháng 03/2021

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

  

SỔ TAY NGHIỆP VỤ

 

Trong tài liệu sinh hoạt chi Đoàn số tháng 03 năm 2021, chúng tôi xin gửi đến các bạn đoàn viên thanh niên, tổ chức Đoàn trên địa bàn tỉnh Hướng dẫn Tổ chức sinh hoạt chi đoàn chủ điểm kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2021) với chủ đề “Tự hào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”:

Nhằm tạo đợt sinh hoạt chính trị trong toàn Đoàn, giúp đoàn viên nhận thức sâu sắc hơn về truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh qua 90 năm rèn luyện, trưởng thành, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn hướng dẫn tổ chức sinh hoạt chi đoàn chủ điểm với chủ đề “Tự hào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”

* Chủ điểm tháng 03 năm 2021 “Tự hào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”

- Tuyên truyền về Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXIII của Đảng; vềbầu cửđại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

- Tuyên truyền về  lịch sử, truyền thống 90 năm xây dựng, cống hiến vàtrưởng thành của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; làm nổi bật vai trò, vị trí vànhững đóng góp quan trọng của tổchức Đoàn, đoàn viên thanh niên trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Tổchức các hoạt động hưởng ứng Tháng Thanh niên, phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của tuổi trẻ tham gia giải quyết các nhiệm vụ chính trị tại địa phương, đơn vị, các hoạt động vì cộng đồng.

- Tuyên truyền, giới thiệu về Đoàn cho thanh niên; tổ chức bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện và kết nạp “Lớp đoàn viên 90 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”.

- Tổ chức cho đoàn viên tham gia cuộc thi tìm hiểu truyền thống 90 năm Đoàn TNCS HồChí Minh; hành trình “Tự hào tuổi trẻ Việt Nam”đến với 90 địa chỉ đỏ gắn với tổ chức Đoàn trên cả nước.

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN

Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

(26/3/1931 - 26/3/2021)

 

I. SỰ RA ĐỜI CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH

1. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập tổ chức Đoàn

Ngày 05 tháng 6 năm 1911 người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành từ bến cảng Sài Gòn ra đi tìm đường cứu nước. Với nhiệt huyết của tuổi thanh niên, năm 1917, Người sáng lập “Nhóm những người Việt Nam yêu nước” tại Paris (Pháp), thành phần chủ yếu là thanh niên, mục đích chuẩn bị cho cuộc đấu tranh chính trị chống thực dân Pháp ngay tại Pháp mà hoạt động tiêu biểu là gửi bản yêu sách 08 điểm đòi quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và tự quyết của dân tộc Việt Nam. Dư luận Pháp coi đây là quả bom chính trị nổ ngay giữa Paris. Đến tháng 7 năm 1920, khi được đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã sáng rõ con đường giải phóng dân tộc, từ đó Người quyết định đi theo con đường cách mạng tháng Mười Nga và sau đó tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế III (tháng 12 năm 1920). Năm 1921, tại Paris (Pháp), Nguyễn Ái Quốc thành lập ra “Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa”, thành viên chủ yếu là thanh niên, mục đích đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân, thông qua tổ chức này truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin đến các dân tộc thuộc địa. Đây chính là loại hình Quốc tế thanh niên thuộc địa theo quan điểm của Lênin mà Nguyễn Ái Quốc bước đầu bắt tay thực hiện.

Tháng 6 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc là đại diện ưu tú của các dân tộc bị áp bức, đại biểu chính thức tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V tại Matxcơva (Nga), Người đã đề nghị với Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản về việc thành lập “Nhóm châu Á” tại trường Đại học Phương Đông nhằm tạo điều kiện cho thanh niên có cơ hội nghiên cứu tình hình, đặc điểm các nước thuộc địa phụ thuộc. Khi tham gia Đại hội Quốc tế thanh niên cộng sản lần thứ IV tại Matxcơva vào tháng 7 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì soạn thảo và trình bày tại Đại hội “Luận cương về thanh niên thuộc địa”, trong đó nêu lên yêu cầu cấp bách phải tổ chức, tập hợp lực lượng thanh niên cách mạng và hình thành các đoàn thể thanh niên, xây dựng các tổ chức Thanh niên cộng sản ở thuộc địa.

Tháng 12 năm 1924, tại Quảng Châu, Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đã tìm hiểu tình hình, tìm cách tiếp cận và làm việc với nhóm thanh niên trong tổ chức Tâm Tâm xã. Người đã nêu lên những thiếu sót trong nhận thức, hành động của nhóm này và khâm phục tinh thần yêu nước đối với các chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi. Dưới hình thức mở các lớp bồi dưỡng về chủ nghĩa xã hội khoa học và học thuyết Mác - Lênin, Cách mạng tháng Mười Nga, Quốc tế Cộng sản… Nguyễn Ái Quốc đã tạo nên niềm tin mạnh mẽ cho số thanh niên yêu nước và đưa họ dần đến với chân lý cách mạng. Tháng 02 năm 1925, Nguyễn Ái Quốc tổ chức một nhóm thanh niên bí mật gồm 09 người (Lý Thụy, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong, Lê Quảng Đạt, Lâm Đức Thụ, Vương Thúc Oánh, Lưu Quốc Long và Lâm Văn Dĩnh). Đây là sự kiện đặc biệt quan trọng mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển các tổ chức thanh niên cách mạng theo xu hướng cộng sản cũng như sự ra đời của Đoàn Thanh niên Cộng sản ở nước ta.

Tháng 6 năm 1925, “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên” với nòng cốt là Cộng sản Đoàn đã chính thức tuyên bố thành lập và bắt đầu mở rộng các hoạt động, tạo ra bước ngoặt quan trọng trong phong trào yêu nước của Nhân dân ta, đặc biệt là của thanh niên. Cơ quan ngôn luận của Hội là báo “Thanh niên”, với mục đích truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam và chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã đặt nền tảng đầu tiên để chuẩn bị cho sự ra đời tổ chức thanh niên sau này.

Cuối năm 1925 đầu năm 1926, Nguyễn Ái Quốc cử đồng chí Hồ Tùng Mậu về Thái Lan để củng cố cơ sở cách mạng của bà con Việt kiều, đồng thời lựa chọn một số thiếu niên ưu tú là con em Việt kiều yêu nước đang học tại trường Hoa - Anh học hiệu (của một nhà yêu nước người Trung Quốc) bí mật đưa sang Quảng Châu đào tạo để chuẩn bị cho đội ngũ kế cận cách mạng sau này và chuẩn bị cho việc xây dựng Thanh niên cộng sản Đoàn ở trong nước.

2. Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam với việc thành lập tổ chức Đoàn

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất (tháng 10 năm 1930) đã đặt nền móng cho sự ra đời của Đoàn Thanh niên cộng sản. Hội nghị đã thông qua: “Án nghị quyết về tình hình Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng”. Đặc biệt là thông qua “Án nghị quyết về Cộng sản thanh niên vận động”. Trong Án nghị quyết có ghi: “Đảng phải thi hành ngay Án nghị quyết của Quốc tế cộng sản Đoàn và giúp cho Đoàn có tính độc lập…”. “Đảng Cộng sản phải cần kíp công tác trong quần chúng thanh niên, phải lãnh đạo quần chúng thanh niên… Muốn vậy, chỉ có thể tổ chức ra một đoàn thể của thanh niên mới được”. “Trung ương, các xứ ủy, các tỉnh, thành, đặc ủy phải phái ra một số đồng chí trẻ tuổi phụ trách tổ chức ra Thanh niên cộng sản Đoàn và giúp cho Đoàn có tánh chất độc lập”. “Án nghị quyết về Cộng sản thanh niên vận động” là văn kiện nền tảng về lý luận vận động thanh niên đầu tiên của Đảng, đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của phong trào yêu nước trong thanh niên đang phát triển và thực sự tạo nên những chuyển biến quan trọng trong sự nghiệp xây dựng tổ chức Đoàn.

Thực hiện Án nghị quyết tháng 10 năm 1930 về công tác thanh niên của Trung ương Đảng, các cơ sở Đoàn được xây dựng trên hầu hết các địa phương cả nước, nhưng hệ thống tổ chức của Đoàn vẫn chưa được thống nhất và Đoàn chưa có sinh hoạt riêng. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 2 diễn ra tại Sài Gòn từ ngày 20 đến ngày 26 tháng 3 năm 1931 do Tổng Bí thư Trần Phú chủ trì đã dành nhiều thời gian bàn về công tác xây dựng Đảng và xây dựng Đoàn. Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ cần kíp mà Đảng phải làm, trong đó có việc phải nhanh chóng thành lập tổ chức Đoàn: “Cần kíp tổ chức ra Cộng sản thanh niên Đoàn, Đảng cần kíp đánh tan cái thái độ hờ hững lãnh đạm với vấn đề đó. Lập tức các Đảng bộ địa phương phải mau mau tổ chức những ủy viên tổ chức ra Đoàn, đốc xuất cho chi bộ tổ chức; tổ chức cơ quan báo chương về việc vận động của Đoàn và phải chỉ đạo cho các chi bộ mới thành lập của Đoàn bắt đầu hoạt động trong quần chúng thanh niên... Trong một thời gian ngắn ngủi tới đây, Đảng bộ các địa phương phải gây ra cơ sở của Đoàn...”.

Sau khi có Nghị quyết của Đảng và Chỉ thị của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, các chi bộ đảng ở địa phương đã cử ngay các cấp ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào thanh niên ngày càng lớn mạnh, đã xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, một số địa phương đã hình thành hệ thống tổ chức đoàn xã, huyện lên đến tỉnh. Đến cuối năm 1931, số lượng đoàn viên trong cả nước lên đến khoảng hơn 2.500 đoàn viên. Qua cao trào cách mạng 1930 - 1931, với những đóng góp to lớn của đoàn viên, thanh niên cả nước, Ban Chấp hành Quốc tế thanh niên cộng sản đã công nhận Đoàn Thanh niên cộng sản Đông Dương là một bộ phận của Quốc tế thanh niên cộng sản.

Theo đề nghị của Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, được sự đồng ý của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 3 (tháng 3 năm 1961) đã quyết định lấy ngày 26 tháng 3 năm 1931 (một trong những ngày cuối của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai đã bàn và quyết định những vấn đề quan trọng đối với công tác vận động thanh niên) làm ngày kỷ niệm thành lập Đoàn hằng năm.

3. Ý nghĩa sự ra đời của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Sự ra đời của Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương (nay là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) đáp ứng kịp thời đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta lúc bấy giờ. Đây là sự vận động khách quan phù hợp với quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam; đồng thời thể hiện quan điểm sáng suốt, tầm nhìn chiến lược của Đảng ta và Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về vị trí, tầm quan trọng của thanh niên và công tác thanh niên. Sự ra đời của Đoàn Thanh niên Cộng sản ở Việt Nam trở thành một dấu mốc lịch sử trọng đại của thế hệ trẻ Việt Nam, từ đây những người cộng sản trẻ tuổi đã có tổ chức riêng của mình đặt dưới sự lãnh đạo, rèn luyện thường xuyên, trực tiếp, toàn diện về mọi mặt của Đảng; luôn sắt son niềm tin với Đảng, trở thành đội dự bị tin cậy của Đảng, lực lượng đông đảo, đội quân xung kích cách mạng, trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên Việt Nam; luôn phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

II. ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH - 90 NĂM RÈN LUYỆN VÀ TRƯỞNG THÀNH

1. Các tên gọi của Đoàn qua các thời kỳ lịch sử

Trải qua các giai đoạn lịch sử, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã mang nhiều tên gọi khác nhau, cụ thể:

- Từ 1931 - 1936: Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương.

- Từ 1936 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương.

- Từ 1939 - 1941: Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương.

- Từ 1941 - 1956: Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam.

- Từ 1956 - 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam.

- Từ 1970 - 1976: Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh.

- Từ 1976 đến nay: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

2. Những cống hiến của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh qua 90 năm rèn luyện và trưởng thành

Ngay sau khi thành lập, Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương đã phát triển được nhiều đoàn viên trong cao trào cách mạng 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô - Viết Nghệ Tĩnh. Từ phong trào cách mạng giai đoạn này đã xuất hiện nhiều gương thanh niên đấu tranh, hy sinh vì Tổ quốc, tiêu biểu là người đoàn viên thanh niên cộng sản Lý Tự Trọng với câu nói nổi tiếng trước tòa án kẻ thù: “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác”.

Tháng 7 năm 1936, Hội nghị Trung ương Đảng đã đề ra đường lối chuyển hướng nhiệm vụ từ đấu tranh bí mật, bất hợp pháp sang đấu tranh công khai hợp pháp và nửa hợp pháp. Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương tiếp nối truyền thống của Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương, tích cực vận động thanh niên đấu tranh chống thực dân, đế quốc, phản động tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. Tháng 9 năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ, trong tình hình mới, Tổ chức Đoàn phải chuyển vào hoạt động bí mật và xây dựng tổ chức chặt chẽ với tên mới là Đoàn Thanh niên Phản Đế Đông Dương.

Mùa xuân năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở ngước ngoài, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 5 năm 1941, Người đã chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 tại Pác Bó (Cao Bằng). Dưới ánh sáng của Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8, Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam ra đời tiếp nối sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của các tổ chức thanh niên trước đó do Đảng, Bác Hồ tổ chức, giáo dục và rèn luyện. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cứu quốc cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiến hành Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, mở ra kỷ nguyên độc lập tự do cho dân tộc, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ cách mạng, đoàn viên, thanh niên là lực lượng hăng hái đi đầu trong phong trào chống “giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm”. Thời gian độc lập không được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, cả dân tộc lại bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ đầy gian khổ, hy sinh. Tiêu biểu cho những ngày đầu kháng chiến là tuổi trẻ Sài Gòn - Chợ Lớn đã thành lập các Đội Thanh niên xung phong cảm tử, thanh niên tự vệ kiên quyết đánh trả kẻ thù. Tại Thủ đô Hà Nội trong suốt 60 ngày đêm, nhiều chiến sĩ với tuổi đời còn rất trẻ đã ôm bom ba càng chặn xe tăng giặc ngay trên đường phố...

Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I được tổ chức tại Đại Từ, Thái Nguyên (từ ngày 07 đến ngày 14 tháng 2 năm 1950) với chủ đề “Chiến đấu và xây dựng tương lai”. Phát huy tinh thần của Đại hội, hàng vạn nam, nữ thanh niên hăng hái xung phong tham gia phục vụ các chiến dịch, phong trào “Tòng quân giết giặc lập công” phát triển khắp mọi nơi. Sau chín năm trường kỳ kháng chiến, tháng 5 năm 1954, quân và dân ta đã làm nên một Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Trong cuộc trường kỳ kháng chiến ấy đã xuất hiện nhiều tấm gương tuổi trẻ kiên cường, dũng cảm như: Trần Văn Ơn, Võ Thị Sáu, La Văn Cầu, Cù Chính Lan, Nguyễn Thị Chiên, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện... Họ thật xứng đáng đại diện cho một lớp trẻ “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

Ngày 19 tháng 10 năm 1955, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết đổi tên Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam thành Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam. Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II từ ngày 25 tháng 10 đến ngày 04 tháng 11 năm 1956 Bác Hồ đã ân cần căn dặn: “Đảng và Chính phủ ta có thể tự hào đã tạo nên một thế hệ thanh niên dũng cảm như các cháu, và mong các cháu tiếp tục phấn đấu hăng hái cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nước nhà”. Từ sau Đại hội, tuổi trẻ miền Bắc đã dấy lên phong trào thi đua lao động sản xuất để khôi phục kinh tế, cải tạo và xây dựng xã hội mới. Hàng vạn thanh niên tham gia xây dựng các công trình thủy lợi, khai hoang phục hóa đất đai; hàng triệu thanh niên hăng hái theo học các lớp bổ túc văn hóa... Ở miền Nam, phong trào đấu tranh chính trị của thanh niên, học sinh, sinh viên tuy bị đế quốc Mỹ và tay sai đàn áp dã man song không hề nao núng. Trong những ngày đồng khởi, các đội “Trung kiên”, “Xung phong” do thanh niên đảm nhận đã được thành lập ở khắp mọi nơi, tiến hành vây đồn, lấy bốt, trừ gian, phá ấp chiến lược...

Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III được tổ chức tại Hà Nội (từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 3 năm 1961), đã phát động phong trào “Xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất”. Tháng 8 năm 1964, đế quốc Mỹ leo thang gây chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân, tuổi trẻ Thủ đô đã phát động phong trào “Ba sẵn sàng”. Được sự chỉ đạo kịp thời của Trung ương Đoàn, phong trào đã phát triển sâu rộng trong cả nước, ở miền Bắc, hàng triệu đoàn viên, thanh niên đăng ký tham gia phong trào “Ba sẵn sàng” nêu cao quyết tâm chi viện cho chiến trường miền Nam với tinh thần “Chưa thắng giặc Mỹ, chưa về quê hương”.

Tháng 02 năm 1965, Đại hội Đoàn Thanh niên toàn miền Nam đã phát động phong trào “Năm xung phong”, sau một thời gian ngắn, có hàng vạn đoàn viên, thanh niên tham gia phong trào này. Từ phong trào “Ba sẵn sàng” và “Năm xung phong” đã xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân với những chiến công xuất sắc như: 10 cô gái thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc, Bảy dũng sĩ Điện Ngọc (Quảng Nam) anh dũng đánh trả một tiểu đoàn địch; Tạ Thị Kiều tay không đoạt bốt giặc; Lê Thị Hồng Gấm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng không chịu đầu hàng giặc; Nguyễn Văn Trỗi “Còn giặc Mỹ thì không có hạnh phúc”; Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân “Nhằm thẳng quân thù mà bắn!” đã trở thành hiệu lệnh thúc giục quân và dân ta xông lên tiêu diệt quân thù.

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, thể theo nguyện vọng của cán bộ, đoàn viên, thanh niên cả nước, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra quyết định: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam được mang tên Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh. Thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã làm nên một Đại thắng mùa xuân năm 1975, cả nước thống nhất và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong chiến thắng vĩ đại ấy, có sự đóng góp to lớn của đoàn viên, thanh niên trên khắp các mặt trận. Sau ngày thống nhất nước nhà, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976) đã ra quyết định Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh mang tên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV đã được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội (từ ngày 20 đến ngày 22 tháng 11 năm 1980). Đại hội đã quyết định đẩy mạnh hơn nữa phong trào “Ba xung kích” thành cao trào thi đua hành động cách mạng của tuổi trẻ thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vào thời điểm này, hàng triệu lượt đoàn viên, thanh niên tham gia phong trào “Ba xung kích làm chủ tập thể”; gần 9 triệu đoàn viên, thanh niên tham gia phong trào “Thanh niên xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; hàng chục vạn thanh niên gia nhập lực lượng vũ trang, góp phần tích cực bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc và làm tròn nghĩa vụ quốc tế. Tiếp đó là các phong trào “Hành quân theo bước chân những người anh hùng” đã thu hút gần 6 triệu đoàn viên, thanh thiếu nhi tham gia và “Hành quân theo chân Bác” đã có 10 triệu thiếu niên nhi đồng tham gia.

Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V được tổ chức tại Hà Nội (từ ngày 27 đến ngày 30 tháng 11 năm 1987), Đại hội đã phát động phong trào “Tuổi trẻ xung kích, sáng tạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI diễn ra từ ngày 15 đến 18 tháng 10 năm 1992; tại Hội nghị lần thứ 2, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa VI (tháng 02 năm 1993) đã quyết định triển khai 2 phong trào lớn là: “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước”.

Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII từ ngày 26 đến ngày 29 tháng 11 năm 1997 đã quyết định tiếp tục phát triển và nâng hai phong trào trên lên một tầm cao mới. Năm 2000, Bộ Chính trị và Chính phủ quyết định chọn là “Năm thanh niên Việt Nam”. Từ thời điểm này phong trào “Thanh niên tình nguyện” có bước phát triển mới, đi vào thực tiễn, được đông đảo các cấp bộ Đoàn và đoàn viên, thanh niên tham gia, tạo nên ấn tượng tốt đẹp về lớp thanh niên Việt Nam của thời kỳ mới.

Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII từ ngày 08 đến ngày 11 tháng 12 năm 2002 với tinh thần “Đoàn kết, sáng tạo, xung kích, tình nguyện” đã mở ra một trang mới trong lịch sử phát triển của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đại hội đã phát động phong trào lớn “Thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” và kêu gọi tuổi trẻ Việt Nam cùng xiết chặt tay dưới lá cờ vinh quang của Đoàn, nguyện đi theo con đường cách mạng của Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn, nắm chắc thời cơ, vượt qua thách thức, góp phần to lớn vào sự nghiệp đổi mới đất nước.

Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX diễn ra tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 17 đến 21 tháng 12 năm 2007. Đại hội đã khẳng định: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tiếp tục đổi mới toàn diện, phấn đấu thực sự trở thành người bạn thân thiết của thanh niên, định hướng cho thanh niên đến với lý tưởng cách mạng và những giá trị cao đẹp, đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp, xung kích trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Các phong trào, các cuộc vận động và các hoạt động của Đoàn đều phải hướng tới mục tiêu tập hợp, đoàn kết, giáo dục thanh niên, tạo môi trường lành mạnh, an toàn cho thanh niên rèn luyện và tự khẳng định, vì sự tiến bộ của thanh niên và sự phát triển của đất nước. Mục tiêu chung của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2007 - 2012 là: Tăng cường bồi dưỡng lòng yêu nước và ý thức công dân, lý tưởng và đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị và văn hoá cho thanh thiếu nhi; xây dựng Đoàn vững mạnh; tích cực chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thanh thiếu nhi; phát huy tiềm năng to lớn của thế hệ trẻ Việt Nam xung kích “Sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”, phấn đấu cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Nhằm cụ thể mục tiêu trên, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tập trung triển khai hai phong trào lớn là “Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”.

Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, nhiệm kỳ 2012 - 2017 là Đại hội của khát vọng tuổi trẻ. Đại hội được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 14 tháng 12 năm 2012 tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đã quyết định tiếp tục triển khai 02 phong trào “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” (có điều chỉnh, bổ sung các nội dung của hai phong trào để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới) nhằm tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò xung kích, tinh thần tình nguyện, khơi dậy tiềm năng to lớn của thanh niên tham gia thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.

Trong nhiệm kỳ Đại hội, nhiều phong trào lớn của Đoàn được triển khai mạnh mẽ, thu hút sự tham gia của đông đảo đoàn viên, thanh niên và tạo được hiệu ứng tốt đẹp trong cộng đồng xã hội như phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, “Thanh niên tham gia xây dựng văn minh đô thị”, các phong trào học sinh, sinh viên như: “Học sinh 3 rèn luyện”, “Khi tôi 18”, “Sinh viên 5 tốt”; hay phong trào thi đua “3 trách nhiệmSáng tạo trẻ... Phong trào “Thanh niên tình nguyện” có bước phát triển cả về chất lượng và số lượng với các hoạt động nổi bật, ý nghĩa như Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè, Tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo, các hoạt động tình nguyện mùa đông, xuân tình nguyện, các hoạt động tình nguyện của y, bác sĩ trẻ, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn... Nhiều chương trình, cuộc vận động hướng về biển đảo thu hút sự quan tâm, tham gia của tuổi trẻ cả nước như: “Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương”, “Đồng hành với ngư dân trẻ ra khơi”... với nội dung có nhiều đổi mới, sáng tạo đã thu hút được đông đảo thanh niên tham gia, được xã hội ghi nhận, ủng hộ và đánh giá cao. Ngoài ra, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cũng tích cực tham gia vào nhiều sự kiện, hoạt động chính trị, đối ngoại quan trọng của tuổi trẻ trong khu vực và trên thế giới, góp phần vun đắp tình hữu nghị, sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa thế hệ trẻ Việt Nam với các nước trên thế giới, trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho việc tham gia vào quá trình hội nhập của đất nước.

Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI diễn ra từ ngày 10 đến ngày 13 tháng 12 năm 2017 tại Thủ đô Hà Nội, với khẩu hiệu hành động “Tiên phong - bản lĩnh - đoàn kết - sáng tạo - phát triển”. Đại hội biểu thị quyết tâm thực hiện mục tiêu công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2017 - 2022: “Xây dựng lớp thanh niên thời kỳ mới có lý tưởng cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng, giàu lòng yêu nước; có đạo đức, lối sống văn hóa, trách nhiệm, tuân thủ pháp luật, yêu chuộng hòa bình; có tri thức, sức khỏe, hoài bão, khát vọng vươn lên. Xây dựng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực sự vững mạnh, tập hợp đoàn kết đông đảo thanh niên, xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nâng cao trách nhiệm phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và tích cực tham gia bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Phát huy thanh niên xung kích, tình nguyện, sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

Nhiệm vụ trọng tâm trong Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI là tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi, trọng tâm là giáo dục, bồi đắp lý tưởng cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị cho thanh niên. Tập trung triển khai 3 phong trào hành động cách mạng: “Thanh niên tình nguyện”; “Tuổi trẻ sáng tạo”; “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc” trong từng nhóm đối tượng, tiếp tục duy trì các phong trào đặc thù. Toàn Đoàn triển khai 3 chương trình đồng hành với thanh niên: “Đồng hành với thanh niên trong học tập”;“Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”; “Đồng hành với thanh niên rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần”, góp phần phát triển thanh niên toàn diện, khẳng định vai trò của Đoàn trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên. Thu hút, tập hợp, giáo dục thanh niên qua phong trào góp phần phát huy tính tích cực chính trị - xã hội của thanh niên, tạo môi trường thực tiễn rộng lớn, phong phú để giáo dục, rèn luyện, phát huy thanh niên.

III. PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG VẺ VANG, XÂY DỰNG ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH VỮNG MẠNH TOÀN DIỆN, GÓP PHẦN XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC NGÀY CÀNG GIÀU MẠNH, VĂN MINH

1. Những truyền thống vẻ vang của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Một là, truyền thống yêu nước nồng nàn, gắn bó thiết tha, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Nhân dân, với chế độ xã hội chủ nghĩa. Truyền thống quý báu này đã tạo nên động lực tinh thần vô giá xuyên suốt các thời kỳ lịch sử được thể hiện trong hành động cách mạng, nhất là ở những bước ngoặt của lịch sử gần 90 năm qua.

Hai là, truyền thống của đội quân xung kích cách mạng, dám đón lấy những nhiệm vụ nặng nề, dám đi đến những nơi khó khăn, gian khổ, dám suy nghĩ sáng tạo...để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, thế hệ trẻ nước ta luôn nêu cao tinh thần hăng hái, sẵn sàng xung phong đến những nơi Tổ quốc cần, dù đó là biên cương hay hải đảo, dù công việc đó là mới mẻ hay khó khăn.

Ba là, truyền thống gắn bó đoàn kết trong lớp người cùng lứa tuổi, trong các tổ chức Đoàn, Hội; đoàn kết gắn bó với Nhân dân; thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn, đặc biệt là những thời điểm phải đối mặt với kẻ thù hay thiên tai. Đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế luôn hòa quyện vào nhau, đồng cảm và đồng tâm hợp lực vì những mục tiêu cao cả của dân tộc và thời đại.

Bốn là, truyền thống hiếu học, ham hiểu biết để tự mình nâng cao trình độ, chính trị văn hóa, khoa học, kỹ thuật, quản lý và quân sự... say mê sáng tạo trong hoạt động thực tiễn, để cống hiến cho sự nghiệp của dân tộc và của Đảng. Học ở nhà trường, học trong cuộc sống, học để làm người có ích cho xã hội, luôn được các thế hệ thanh niên phấn đấu, thực hiện ngày càng tốt hơn.

Với những cống hiến to lớn trong 90 năm qua, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam đã vinh dự được nhận nhiều danh hiệu, hình thức khen thưởng của Đảng và Nhà nước: 02 lần nhận Huân chương Sao Vàng, 02 lần nhận Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Nhì, 13 Huân chương Lao động, 10 Huân chương Kháng chiến và nhiều phần thưởng cao quý khác. Điều đó khẳng định sự ghi nhận, đánh giá cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với những cống hiến xứng đáng của thế hệ trẻ nước nhà và sự phát triển, lớn mạnh của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

2. Xây dựng Đoàn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh

Từ khi ra đời tới nay, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động; chủ động tìm tòi những hướng đi mới, phù hợp với tiến trình cách mạng của dân tộc, đáp ứng sự kỳ vọng của Đảng, Bác Hồ và Nhân dân dành cho thế hệ trẻ; phù hợp với quy luật phát triển của thời đại và nhu cầu, nguyện vọng của thanh thiếu nhi. Tổ chức Đoàn đã nghiên cứu phát triển lý luận, tổng kết thực tiễn, đề ra nhiều nghị quyết, kết luận, chương trình, kế hoạch để triển khai các mặt công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi. Công tác chỉ đạo luôn đổi mới, sáng tạo, kiên trì, quyết liệt, trong đó luôn ưu tiên tập trung hướng về cơ sở, chăm lo giải quyết những vấn đề bức thiết của thanh thiếu niên, góp phần quan trọng của toàn Đảng, hệ thống chính trị, cộng đồng và toàn xã hội chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.

Để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã ban hành 10 đề án, 6 kết luận và nhiều chương trình, kế hoạch cụ thể khác để triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi giai đoạn 2017 - 2022. Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí minh đã ký kết Nghị quyết liên tịch về Quy chế phối hợp với Chính phủ giai đoạn 2017 - 2022. Ban Bí thư Trung ương Đoàn ký kết chương trình phối hợp với gần 40 bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và nhiều tổ chức khác…; được cụ thể hóa hiệu quả ở cấp cơ sở, tạo ra cơ chế, chính sách đồng bộ cho công tác thanh thiếu nhi trong tình hình mới.

Với những bước đi và cách mới, quyết liệt, công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI đã đạt được những kết quả rất tích cực, toàn diện trên các mặt công tác.

- Nội dung, phương thức giáo dục được triển khai đồng bộ, đổi mới theo hướng chất lượng, hiệu quả hơn. Việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW được xác định là nội dung xuyên suốt, nhiệm vụ căn bản, bao trùm trong công tác giáo dục của Đoàn, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của tuổi trẻ. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng được tăng cường. Công tác giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc cho thanh thiếu nhi được tổ chức thường xuyên, bám sát các sự kiện lịch sử, chính trị, văn hóa của đất nước. Các cấp bộ Đoàn duy trì hiệu quả các kênh thông tin truyền thống, phát huy vai trò mạng xã hội nhằm kịp thời cung cấp thông tin, định hướng dư luận xã hội trong đoàn viên, thanh niên. Việc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, nhất là trên không gian mạng có nhiều kết quả tích cực thông qua việc thành lập và duy trì mô hình “Câu lạc bộ lý luận trẻ” và Cuộc vận động “Mỗi ngày một tin tốt - Mỗi tuần một câu chuyện đẹp”. Các sản phẩm tuyên truyền trên Internet và mạng xã hội như infographic, video clip, bộ ảnh, video ca nhạc, poster cổ động, phóng sự, phim ngắn... do các cấp bộ Đoàn xây dựng nhân các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị quan trọng được thanh thiếu niên yêu thích, đón nhận. Hình thức thi tìm hiểu trực tuyến phát huy hiệu quả trong công tác giáo dục của Đoàn.

- Các phong trào có sự đổi mới trong phương thức tổ chức, phát triển về quy mô, hiệu quả từng bước được nâng lên, qua đó đã phát huy vai trò xung kích, tinh thần tình nguyện, sáng tạo, khơi dậy tiềm năng to lớn của thanh niên. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh, thiên tai diễn biến phức tạp, nhất là dịch Covid-19, các cấp bộ đoàn đã chủ động đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức triển khai phong trào, kịp thời cập nhật các nội dung mới theo tình hình thực tế và theo chỉ đạo của Đảng, Chính phủ đã mang lại hiệu quả tích cực. Phong trào “Thanh niên tình nguyện” tiếp tục được đoàn viên, thanh niên đón nhận, được thẩm thấu đến cơ sở thông qua việc thiết kế và tổ chức triển khai phong trào rộng khắp, toàn diện từ Trung ương đến cơ sở; các số liệu thống kê đã cho thấy sự tăng trưởng về diện rộng và tác động của phong trào. Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” được đẩy mạnh thực hiện ngay từ đầu nhiệm kỳ đã thúc đẩy tinh thần sáng tạo trong đoàn viên, thanh thiếu nhi. Phong trào “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc” tiếp tục được triển khai hiệu quả, thể hiện vai trò xung kích của tuổi trẻ trong bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Các chương trình đồng hành với thanh niên được quan tâm, đẩy mạnh đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu, lợi ích chính đáng của thanh niên, đặc biệt trong học tập, tư vấn, hướng nghiệp, khởi nghiệp, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần và các kỹ năng trong cuộc sống cần thiết đối với thanh niên.

- Công tác phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Chương trình “Rèn luyện đội viên” giai đoạn 2018 - 2022 được triển khai với nhiều điểm đổi mới, phù hợp hơn với điều kiện học tập, rèn luyện và sự trưởng thành của thiếu nhi. Phong trào “Thiếu nhi Việt Nam thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy” tiếp tục được xác định là trọng tâm, xuyên suốt của nhiệm kỳ. Công tác bảo vệ, chăm lo cho trẻ em và thực hiện nhiệm vụ đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em có nhiều chuyển biến tích cực, dần đi vào thực chất.

- Công tác quốc tế thanh niên tiếp tục có những bước phát triển mới về chiều sâu, chất lượng được nâng lên, đóng góp tích cực vào thành công chung của công tác đối ngoại nhân dân. Các hoạt động nâng cao năng lực ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh cho thanh thiếu niên Việt Nam được quan tâm triển khai hiệu quả.

- Công tác xây dựng Đoàn; mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên tiếp tục được coi trọng và triển khai quyết liệt để thực hiện các chủ trương mới, tiêu biểu: chủ trương 1+2; chủ trương 1+1; xây dựng cơ sở Đoàn 3 chủ động; thực hiện sắp xếp lại bộ máy Đoàn cấp tỉnh được thực hiện quyết liệt, có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, qua đó, chất lượng cán bộ đoàn, đoàn viên, tổ chức cơ sở Đoàn từng bước được nâng cao. Công tác kiểm tra, giám sát của Đoàn có chuyển biến tích cực. Nội dung và phương thức đoàn kết tập hợp thanh niên được đổi mới theo hướng đáp ứng với nhu cầu, sở thích của thanh niên, tỷ lệ đoàn kết tập hợp thanh niên tăng so với đầu nhiệm kỳ.

- Công tác Đoàn tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và hệ thống chính trị có nhiều chuyển biến tích cực; Cuộc vận động “Đoàn viên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam” tiếp tục được triển khai có hiệu quả, chất lượng giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét, kết nạp ngày càng được nâng cao. Các cấp bộ Đoàn tích cực tham mưu xây dựng và triển khai các chủ trương, chính sách về thanh niên và công tác thanh niên. Các hoạt động phản biện xã hội được tham mưu, triển khai dưới nhiều hình thức, tạo môi trường để cán bộ, đoàn viên, thanh niên tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên, đặc biệt tập trung vào góp ý dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi). Các cấp bộ Đoàn phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp thực hiện việc phản biện các dự thảo văn bản của cấp ủy, chính quyền địa phương về các vấn đề phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội tại địa phương.

IV. ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1. Những thành quả nổi bật của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh tham gia vào sự phát triển của Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1945 đến nay

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tại Thành phố Sài Gòn - Gia Định được tổ chức và hoạt động theo tinh thần Hội nghị lần thứ hai của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (từ ngày 20 đến ngày 26 tháng 3 năm 1931) họp Thành phố Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh).

Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử, cho đến năm 1967, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) là Khu Đoàn Sài Gòn - Gia Định mới được thành lập do Khu ủy Sài Gòn - Gia Định, sau này là Thành ủy Sài Gòn - Gia Định trực tiếp lãnh đạo. Tiền thân của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh là các lớp sinh viên học sinh hoạt động chống Mỹ và chế độ Ngụy quyền Sài Gòn dưới danh nghĩa công khai là Hội Liên hiệp Thanh niên - học sinh - sinh viên giải phóng khu Sài Gòn - Gia Định. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục hoạt động và tổ chức nhiều phong trào, vận động, tập hợp và tổ chức cho thanh thiếu nhi tham gia công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với tính chất lịch sử nêu trên, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh không có quyết định thành lập.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ thành phố, được Nhân dân đùm bọc, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh là ngọn cờ tập hợp và tổ chức nhiều phong trào đấu tranh của thanh niên, sinh viên, học sinh, công nhân, nông dân, trí thức trẻ… rất sôi nổi, liên tục, mạnh mẽ, bền bỉ ngay trong hang ổ đầu não của đội quân viễn chinh xâm lược và chế độ tay sai. Vừa đấu tranh công khai, vừa đấu tranh bí mật, đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang, vũ trang tuyên truyền, đấu tranh trong các xóm lao động, các xưởng thợ, trên đường phố, tại giảng đường, ở bưng biền, ở vùng ven, trong nhà tù Mỹ - Ngụy…

Dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Thành ủy Sài Gòn - Gia Định, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh còn chủ động tấn công vũ trang bằng các đội cảm tử quân, biệt động thành, góp sức làm nên cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 tại đầu não của chính quyền Sài Gòn, làm lung lay cả hệ thống chính trị của Mỹ - Ngụy, phát động thành phong trào “Đốt xe Mỹ” những năm 70 làm quân thù kinh sợ. Và ở trận quyết chiến chiến lược cuối cùng trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, lực lượng của Thành Đoàn được Thành ủy tin cậy giao nhiều nhiệm vụ quan trọng khác nhau: Chi viện cho Bộ chỉ huy tiền phương của Thành ủy Sài Gòn - Gia Định với nhiệm vụ “hoa tiêu”, dẫn đường cho các cánh quân vào giải phóng Sài Gòn; trực tiếp tổ chức lãnh đạo 05 điểm khởi nghĩa tại nội thành; chi viện lực lượng nòng cốt về các quận, huyện lãnh đạo lực lượng địa phương giành chính quyền... Người trước ngã xuống, người sau đứng lên, góp phần cùng toàn quân, toàn dân ta làm nên chiến thắng vĩ đại của Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong cuộc chiến tranh nhân dân cho đến ngày đại thắng lịch sử, tuổi trẻ Sài Gòn - Gia Định luôn là mũi xung kích đi đầu trên cả các mặt trận chính trị, quân sự, binh vận trên khắp các chiến trường: rừng núi, nông thôn, đô thị; từ vùng giải phóng cho đến nổi dậy trong lòng địch tận hang ổ của kẻ thù. Với vai trò là đội hậu bị tin cậy của Đảng, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đã được Thành ủy Sài Gòn - Gia Định tin cậy, giao cho lãnh đạo toàn diện phong trào thanh niên thành phố, cùng quân và dân Sài Gòn - Gia Định tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, góp phần làm nên chiến thắng mùa xuân lịch sử năm 1975. Trong đó, tổ chức Đoàn luôn là hạt nhân đoàn kết, lãnh đạo toàn diện phong trào thanh niên Sài Gòn - Gia Định, được đồng bào đô thị, quần chúng thanh niên tin yêu, cảm mến, tạo được những thành quả tốt và có ảnh hưởng lâu dài, với truyền thống về sự “dấn thân” sẵn sàng làm lực lượng xung kích trong các phong trào quần chúng nhân dân, bất chấp mọi khó khăn thử thách, mọi hy sinh gian khổ. Tuổi trẻ Sài Gòn - Gia Định đã thể hiện vai trò ngòi pháo xung kích trong phong trào đô thị và trong cuộc đấu tranh của cả thành phố, với truyền thống cách mạng tiến công không ngừng, không nhường địch một bước, không bỏ lỡ một thời cơ, luôn luôn xông lên, xốc tới giành thắng lợi, thắng lợi sau cao hơn thắng lợi trước. Đó còn là truyền thống về sự đoàn kết lực lượng, tập hợp mọi tầng lớp thanh niên vào mặt trận rộng rãi dưới sự lãnh đạo của Đảng để đấu tranh không ngừng vì mục tiêu hòa bình, độc lập, tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội cùng với tinh thần đoàn kết gắn bó với mọi tầng lớp Nhân dân, đấu tranh vì ấm no, hạnh phúc của đồng bào.

Từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tuổi trẻ thành phố bước vào thời kỳ mới, ra sức khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng cuộc sống mới, tiếp tục tinh thần và khí thế của những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó là thế hệ lên rừng, xuống biển, rèn giũa con người qua lao động, với các đại công trường thủ công Lê Minh Xuân, Trần Quang Cơ, xung kích, đi đầu trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và 10 năm thực hiện nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia, các phong trào thanh niên lập nghiệp và tuổi trẻ giữ nước. Đông đảo thanh niên thành phố đã nhanh chóng khẳng định lý tưởng cộng sản, tình nguyện phấn đấu hết lòng vì cuộc sống yên vui hạnh phúc, ấm no của đồng bào. Thanh niên có mặt trên các tuyến đầu của mọi lĩnh vực hoạt động xã hội. Thanh niên, công nhân thi đua sản xuất làm thêm nhiều sản phẩm cho thành phố. Thanh niên xung phong lăn lộn giữa rừng già miền Đông, giữa cánh đồng sình lầy và đỉa vắt U Minh, trong cái khô cằn của Tây Nguyên để khai thác vùng đất mới làm giàu cho Tổ quốc. Các thế hệ trẻ của thành phố đã xông pha trên mọi lĩnh vực hoạt động xã hội và sáng tạo khoa học công nghệ. Các phong trào lao động sáng tạo, lao động sản xuất lập thân lập nghiệp, phong trào thanh niên tình nguyện, chiến dịch “Mùa hè xanh”, “Hành quân xanh”, “Hoa phượng đỏ”, “Kỳ nghỉ hồng” không ngừng phát triển. Khi chủ quyền Việt Nam trên biển đảo bị đe dọa, đoàn viên, thanh niên thành phố đã thể hiện ý chí bất khuất, xác định quyết tâm sẵn sàng lên đường bảo vệ Tổ quốc, thiết thực phát động các phong trào “Vì biển đảo quê hương”, Góp đá xây Trường Sa” để thể hiện tình yêu với biển đảo quê hương… Tiếp bước cha anh, thế hệ mới luôn năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm và dám chịu trách nhiệm. Cái khó không bó cái khôn, trong chiến đấu cũng như trong xây dựng kinh tế, tuổi trẻ không chùn bước trước mọi khó khăn, xung kích hiến kế tháo gỡ khó khăn và góp phần tích cực vào nhiệm vụ phát triển sản xuất, chăm lo cho đời sống nhân dân lao động.

Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới (năm 1986 đến nay), Thành phố Hồ Chí Minh đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và tuổi trẻ thành phố không đứng ngoài những quyết định lịch sử đó, đã tự đổi mới mình và vận động thanh niên tích cực tham gia quá trình đổi mới. Hoạt động của Đoàn diễn ra đều và mạnh mẽ trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, nhiều mô hình hoạt động xuất phát từ phong trào thanh thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành mô hình chung của cả nước, nhân rộng ra toàn quốc để phát huy sức trẻ phát triển xã hội, như phong trào thanh niên tình nguyện mà nổi bật là từ chiến dịch “Ánh sáng văn hóa hè” đến chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh đi trước cả nước đến tận 7 năm (thành phố phát động từ năm 1994, cả nước phát động từ năm 2000) và được phát triển thành chương trình “Tiếp sức mùa thi”, chiến dịch tình nguyện “Hoa phượng đỏ”, chiến dịch tình nguyện “Kỳ nghỉ hồng”, chiến dịch tình nguyện “Hành quân xanh” và tên gọi lẫn cách thức triển khai được nhân rộng cả nước. Từ phong trào “Sinh viên 3 tốt” đến “Sinh viên 5 tốt”, giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu”, mô hình Câu lạc bộ Lý luận trẻ, liên hoan “Búp sen hồng”, các phong trào sáng tạo khoa học kỹ thuật như giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka, liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo, các hoạt động khởi nghiệp của thành phố đã có tác động rộng lớn toàn quốc.

Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đã đăng cai nhiều hoạt động quốc tế như chương trình Tàu Thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản - SSEAYP (17 lần), Trại hè thiếu nhi ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia (05 lần), từ Festival Thanh niên Việt - Xô (1983) đến diễn đàn thanh niên Nga - Việt Nam (2019), diễn đàn Doanh nhân trẻ ASEAN+3… Tổ chức các hoạt động tình nguyện tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Vương quốc Campuchia; hoạt động tình nguyện của sinh viên Malaysia, Thái Lan tại Việt Nam. Bên cạnh các mối quan hệ truyền thống, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục mở rộng các mối quan hệ mới với các tổ chức thanh niên trên thế giới, góp phần vào công tác đối ngoại nhân dân của Đảng và Nhà nước trong tình hình mới.

Từ thời kỳ kháng chiến đến khi xây dựng, phát triển thành phố và đất nước, lực lượng thanh niên luôn xung kích, tình nguyện trong mọi nhiệm vụ, mọi hoàn cảnh. Tinh thần ấy luôn được hun đúc, giữ gìn, phát huy và được biểu hiện cụ thể, sinh động trong các hoạt động của tuổi trẻ thành phố theo từng bước phát triển mới của Thành phố Hồ Chí Minh - một thành phố sáng tạo đi đầu, "cùng cả nước, vì cả nước". Bước phát triển mới đó không thể không kể đến Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025” và Đề án quy hoạch xây dựng “Khu đô thị sáng tạo phía Đông”. Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và thanh thiếu nhi thành phố sẽ tiếp tục tự đổi mới, sáng tạo mình và phát huy đội hình trí thức trẻ tình nguyện, vận động thanh thiếu nhi tích cực chủ động góp ý, hiến kế cho sự phát triển của thành phố, tích cực tham gia có hiệu quả vào quá trình đổi mới, sáng tạo dưới sự khởi xướng, chỉ đạo của lãnh đạo thành phố.

Với những đóng góp quan trọng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cứu nước, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân. Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh có ba đồng chí nguyên Bí thư Khu Đoàn - Thành Đoàn được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân là Liệt sĩ Hồ Hảo Hớn, Liệt sĩ Trang Văn Học và Liệt sĩ Trần Quang Cơ.

Phát huy truyền thống anh hùng, suốt những năm qua, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh luôn thể hiện vai trò xung kích, năng động, sáng tạo, tổ chức thành công các phong trào hành động cách mạng của thanh niên, đạt được những thành tích xuất sắc trong công tác thanh niên, góp phần đắc lực trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, phát triển thành phố và đất nước. Với những thành tích đạt được, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Huân chương Độc lập hạng I, II, Huân chương Lao động hạng I, III và nhiều Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Lịch sử của Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - Thành phố Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò tích cực của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên thành phố: Đó là vai trò xung kích đi đầu trong đấu tranh cách mạng cũng như trong lao động sáng tạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần quan trọng vào thành quả chung của Thành phố. Sau một chặng đường dài ấy, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh luôn không ngừng đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, cả về giáo dục, rèn luyện tuổi trẻ lẫn phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ; lựa chọn nội dung phong trào gắn với đặc thù, nhu cầu, nguyện vọng chính đáng và hợp pháp của từng đối tượng thanh thiếu nhi, đồng thời đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc trong từng giai đoạn cách mạng.

2. Những công trình, chương trình trọng điểm Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện trong đợt hoạt động kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2021)

Ban Thường vụ Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch số 270-KH/TĐTN-BTG ngày 05 tháng 01 năm 2021 về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, theo đó xác lập các tuyến công trình, chương trình trọng điểm, cụ thể như sau:

a. Các công trình kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2021), chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XI

- Ra mắt ứng dụng thông tin về căn cứ Thành Đoàn thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước và các hoạt động chăm lo cho Nhân dân vùng căn cứ dịp Tết Nguyên đán. Thời gian thực hiện: Tháng 03 năm 2021.

- Thực hiện công trình nâng cấp phòng truyền thống Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian thực hiện: Từ tháng 01 đến tháng 03 năm 2021.

- Triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học về những yếu tố tác động đến sự tham gia hoạt động Đoàn - Hội - Đội của thanh thiếu nhi thành phố trong giai đoạn tới. Thời gian bắt đầu thực hiện: Trong năm 2021.

-  Lễ công bố dự án công trình xây dựng văn phòng Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Công nhân Thành phố Hồ Chí Minh tại phường Hiệp Thành, Quận 12. Thời gian thực hiện: Tháng 3 năm 2021.

- Trao tặng 10 căn nhà tình bạn cho cán bộ đoàn có hoàn cảnh khó khăn. Thời gian thực hiện: Trong năm 2021.

b. Các hoạt động giáo dục, tuyên truyền truyền thống vẻ vang 90 năm của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

- Tổ chức Lễ tuyên dương “Công dân trẻ tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh” năm 2020, kỷ niệm 15 năm triển khai cuộc vận động giới thiệu, bình chọn và phát huy “Công dân trẻ tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh” (2006 - 2021) và phát động đợt hoạt động kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931- 26/3/2021). Thời gian thực hiện: Ngày 01 tháng 01 năm 2021.

- Tổ chức các hành trình về thăm căn cứ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, chương trình giao lưu nghệ thuật “Căn cứ Thành Đoàn: Nghĩa Nhân dân - Tình đồng chí”. Thời gian thực hiện: Từ tháng 01 đến tháng 3 năm 2021.

- Phối hợp với Đài truyền hình thành phố, Đài tiếng nói Nhân dân thành phố thực hiện các chương trình truyền thanh, truyền hình về tổ chức Đoàn, về đoàn viên, thanh thiếu nhi thành phố; Thực hiện các sản phẩm tuyên truyền, sản phẩm báo chí kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2021). Thời gian thực hiện: Từ tháng 02 đến tháng 03 năm 2021.

- Tham mưu tổ chức chương trình Lãnh đạo thành phố gặp gỡ cán bộ Đoàn, đoàn viên tiêu biểu. Thời gian thực hiện: Tháng 03 năm 2021.

- Tổ chức hành trình “Ngọn lửa tuổi trẻ”: về quê hương Anh hùng liệt sĩ Lý Tự Trọng - người Đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên. Thời gian thực hiện: Tháng 10 năm 2021.

-  Công chiếu phim tư liệu về căn cứ cách mạng Núi Dinh. Thời gian thực hiện: Tháng 3 năm 2021.

-  Ra mắt quyển sách “Đoàn Thanh niên vùng ven và nông thôn Sài Gòn - Gia Định trong chống Mỹ cứu nước, 1954 - 1975”. Thời gian: Tháng 3 năm 2021.

- Tổ chức chương trình họp mặt Ban Chấp hành Thành Đoàn các thời kỳ. Thời gian thực hiện: Tháng 3 năm 2021.

- Tổ chức chương trình “Những người bạn của Đoàn”: tri ân những cá nhân, tập thể, tổ chức trong và ngoài nước đã có nhiều đóng góp tích cực, đồng hành cùng công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi thành phố. Thời gian thực hiện: Tháng 03 năm 2021.

- Tổ chức Chương trình kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; đón nhận các danh hiệu cao quý do Đảng, Nhà nước trao tặng cho các tập thể, cá nhân của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh; trao giải thưởng Hồ Hảo Hớn năm 2021. Thời gian: Ngày 26 tháng 3 năm 2021.

- Ban hành kế hoạch về việc triển khai hành trình về với bảo tàng, các địa chỉ đỏ gắn với tổ chức Đoàn và truyền thống cách mạng của Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian thực hiện: Năm 2021.

- Phối hợp với Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố triển lãm ảnh với chủ đề “Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh - tự hào 90 năm truyền thống Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh” và “45 năm truyền thống xây dựng - phát triển Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố” tại các tuyến đường trung tâm thành phố và Nhà Văn hóa Thanh niên thành phố. Thời gian thực hiện: Tháng 3 năm 2021.

c. Tổ chức các hoạt động phong trào, thi đua, học tập, lao động, sản xuất chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

- Tổ chức “Ngày Lao động Cộng sản” với chủ đề “Xuân và tuổi trẻ” gắn với ra quân chiến dịch Xuân tình nguyện năm 2021. Thời gian thực hiện: Ngày 17 tháng 01 năm 2021.

- Tổ chức chương trình Gala 10 năm ngày hội “Mùa xuân biển đảo” năm 2021. Thời gian thực hiện: Tháng 01 năm 2021.

- Thực hiện chương trình trực tuyến về công việc của người cán bộ Đoàn trong giai đoạn hiện nay. Thời gian thực hiện: Từ tháng 02 đến tháng 03 năm 2021.

- Hoạt động khởi động Tháng thanh niên, ra quân đội hình “Trí thức, khoa học trẻ tình nguyện Thành phố Hồ Chí Minh, ra quân Chương trình “Gia sư áo xanh” năm 2021. Thời gian thực hiện: Ngày 28 tháng 02 năm 2021.

-  Tổ chức “Lễ hội thanh niên” lần 1 năm 2021. Thời gian thực hiện: Tháng 03 năm 2021.

- Ra quân Tiếp sức người lao động năm 2021. Thời gian thực hiện: Ngày 06 tháng 03 năm 2021.

-  Tổ chức ngày hội “Thiếu nhi vui, khỏe” và “Tiến bước lên Đoàn”. Thời gian thực hiện: Tháng 03 năm 2021.

 - Trao tặng 90 tủ sách Chắp cánh ước mơ. Thời gian thực hiện: Từ tháng 01 đến tháng 03 năm 2021.

- Ra mắt Không gian sáng tạo Innovation Space. Thời gian thực hiện: Ngày 26 tháng 3 năm 2021.

- Ra mắt chương trình “Chuyến xe tri thức” năm 2021. Thời gian thực hiện: Ngày 26 tháng 03 năm 2021.

- Thực hiện chương trình “Tri thức khoa học trẻ tình nguyện”; các hành trình “Chung tay xây dựng nông thôn mới”, thực hiện chuyển giao, tư vấn khoa học kỹ thuật cho thanh niên nông thôn. Thời gian thực hiện: Trong năm 2021.

- Tổ chức chuỗi chương trình “Thầy thuốc trẻ Thành phố làm theo lời Bác” với chủ đề “Trái tim hồng - Tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng”. Thời gian thực hiện: Năm 2021.

d. Công tác xây dựng Đoàn - Đoàn tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và hệ thống chính trị

-  Phát triển 30.000 đoàn viên “Lớp đoàn viên 90 năm Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh”; giới thiệu ít nhất 900 đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét, kết nạp. Thời gian thực hiện: Từ tháng 01 đến tháng 03 năm 2021.

- Thành lập 50 tổ chức Đoàn ngoài nhà nước, khu chung cư, khu nhà trọ và khu lưu trú thanh niên công nhân. Thời gian thực hiện: Từ tháng 01 đến tháng 3 năm 2021.

-  Tổ chức “Ngày đoàn viên” gắn với Ngày Chủ nhật xanh lần thứ 140. Thời gian thực hiện: Ngày 21 tháng 03 năm 2021.

- Tổ chức chương trình điện đàm, giao lưu trực tuyến, chia sẻ về kinh nghiệm trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên quốc tế. Thời gian thực hiện: Tháng 03 năm 2021.

- Tổ chức hội thảo kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/2/2021). Thời gian thực hiện: Tháng 03 năm 2021.

- Tuyên dương Chi đoàn Khu phố, ấp tiêu biểu. Thời gian thực hiện: Năm 2021.

- Phối hợp tổ chức Chương trình tuyên dương Chi đoàn mạnh và gặp mặt Bí thư Chi đoàn tiêu biểu toàn quốc năm 2021 cụm miền Đông Nam Bộ. Thời gian thực hiện: Tháng 02, tháng 03 năm 2021.

-  Nâng cao chất lượng Chi đoàn, sắp xếp và ổn định tổ chức Đoàn tại Thành phố Thủ Đức và các quận có sắp xếp lại bộ máy tổ chức. Thời gian thực hiện năm 2021, theo tiến độ chung của thành phố.

- Đẩy mạnh triển khai học tập các bài lý luận chính trị theo chương trình mới cho đoàn viên; tổ chức các hoạt động học tập, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp trong đoàn viên, thanh niên.

Phát huy truyền thống vẻ vang trong 90 năm qua, các cấp Đoàn và tuổi trẻ cả nước giữ vững niềm tin sắt son với Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, biến những khó khăn, thách thức thành động lực, kiên trì, kiên định thực hiện vị trí, chức năng, vai trò của mình trong hệ thống chính trị; phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế; khơi dậy khát vọng dựng xây đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong các tầng lớp thanh thiếu niên và nhi đồng. Luôn tiên phong đi đầu, phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, xung kích, sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XI.

 

 

THEO DÒNG LỊCH SỬ

 

TUỔI TRẺ VỚI CÔNG NGHỆ

 

TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 110 NĂM NGÀY SINH ĐỒNG CHÍ

 LÊ THANH NGHỊ (6/3/1911 – 6/3/2021)

Đ/c Lê Thanh Nghị

 

I. KHÁI LƯỢC TIỂU SỬ VÀ QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA ĐỒNG CHÍ LÊ THANH NGHỊ

Đồng chí Lê Thanh Nghị, tên thật là Nguyễn Khắc Xứng, sinh ngày 6/3/1911, trong một gia đình nho giáo, có truyền thống yêu nước, tại làng Thượng Cốc, nay thuộc xã Gia Khánh, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.

Năm 16 tuổi, Nguyễn Khắc Xứng ra Hải Phòng làm thợ điện ở Nhà máy Điện Cửa Cấm. Sau khi bị thất nghiệp, cậu thanh niên Nguyễn Khắc Xứng ra vùng mỏ làm ở Nhà máy Điện Cọc 5, rồi trở về Vàng Danh làm phu mỏ. Tại đây, năm 1928, Nguyễn Khắc Xứng được đón nhận ánh sáng thời đại qua sách báo của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Năm 1929, đồng chí gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Năm 1930, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 5/1930, đồng chí bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam tại nhà tù Hải Phòng, tuyên án tù chung thân và đày ra Côn Đảo. Trong nhà tù, Đồng chí vẫn tiếp tục rèn luyện ý chí, phẩm chất của người cộng sản, học tập chủ nghĩa Mác, văn hoá và ngoại ngữ, chờ thời cơ trở về hoạt động.

Năm 1936, đồng chí Lê Thanh Nghị cùng một số chiến sĩ cách mạng được trả tự do, nhưng vẫn bị quản thúc tại quê nhà. Đồng chí đã xin làm ở Nhà máy nước Ninh Giang để có điều kiện tiếp tục hoạt động cách mạng. Không bao lâu sau, Đồng chí bắt được liên lạc với tổ chức Đảng, hoạt động bí mật ở Hải Dương và Hải Phòng, xây dựng nhiều cơ sở Đảng, tham gia Thành uỷ Hà Nội. Cuối năm 1937, Đồng chí được cử về hoạt động ở Hải Dương. Giữa năm 1939, Đồng chí công tác ở Xứ uỷ Bắc Kỳ, tham gia Ban Cán sự Liên tỉnh B.

Cuối năm 1939, đồng chí Lê Thanh Nghị bị bắt lần thứ hai, toà án thực dân kết án 5 năm tù, đầy tại nhà tù Sơn La. Đầu năm 1945, Đồng chí ra tù, được chỉ định vào Thường vụ Xứ uỷ Bắc Kỳ. Ngày 9/3/1945, tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng, Đồng chí được giao trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng An toàn khu II (gồm Bắc Giang, Phúc Yên, Vĩnh Yên, Phú Thọ và một phần Thái Nguyên).

Tháng 4/1945, Đồng chí được cử làm Ủy viên thường trực Uỷ Ban Quân sự Bắc Kỳ, trực tiếp phụ trách chiến khu Trần Hưng Đạo (còn gọi là chiến khu Đông Triều).

Sau Cách mạng tháng Tám, đồng chí Lê Thanh Nghị là Xứ uỷ viên Xứ uỷ Bắc Kỳ, phụ trách miền duyên hải; năm 1946 là Thường vụ Xứ uỷ Bắc Kỳ. Khi toàn quốc kháng chiến, Đồng chí làm Bí thư Khu uỷ khu III, kiêm Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Khu III. Đầu năm 1948, đồng chí làm Phó Bí thư Liên Khu III, cuối năm 1948 được giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng. Cuối năm 1949, Đồng chí trở về làm Phó Bí thư Liên Khu uỷ Khu III.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (năm 1951), đồng chí Lê Thanh Nghị được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trực tiếp làm Bí thư Liên khu uỷ, kiêm Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Khu III và Chính uỷ Bộ Tư lệnh Liên khu III, năm 1953 – 1954 kiêm Bí thư Thành uỷ Hà Nội. Cuối năm 1954, lần thứ hai Đồng chí được cử làm Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, cuối năm 1955, Đồng chí giữ chức Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp. Tháng 10/1956, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 10 mở rộng, đồng chí Lê Thanh Nghị được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.

Tại Đại hội toàn quốc lần thứ III và IV của Đảng, đồng chí Lê Thanh Nghị được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Uỷ viên Bộ Chính trị. Năm 1960, Đồng chí được cử làm Phó Thủ tướng Chính phủ, kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Công nghiệp; năm 1967 kiêm Trưởng Ban Công nghiệp Trung ương. Từ năm 1974 đến năm 1980, Đồng chí tiếp tục làm Phó Thủ tướng Chính phủ, kiêm Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước; năm 1980, được bầu làm Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng. Từ tháng 7/1981 đến tháng 12/1986, Đồng chí được Quốc hội bầu làm Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Nhà nước. Đồng chí là đại biểu Quốc hội từ khoá II đến khoá VII. Ngày 16/8/1989, đồng chí Lê Thanh Nghị mất tại Hà Nội.

Gần 60 năm hoạt động cách mạng (1928-1986), đồng chí Lê Thanh Nghị đã luôn nỗ lực vượt mọi khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Với những cống hiến to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, được công nhận là lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam.

II. ĐỒNG CHÍ LÊ THANH NGHỊ VỚI SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG VÀ DÂN TỘC

1. Đồng chí Lê Thanh Nghị – người chiến sĩ cộng sản kiên trung của Đảng

Xuất thân trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước, căm ghét chế độ thực dân phong kiến, Lê Thanh Nghị sớm hình thành ý chí cách mạng, đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược. Tháng 6 năm 1926, Lê Thanh Nghị xuống Hải Phòng làm thợ điện ở Xưởng hóa chất Simi, rồi sau đó ra làm ở vùng mỏ Đông Bắc, đời sống của người công nhân giúp Lê Thanh Nghị càng hiểu rõ hơn nguồn gốc những đau khổ, bất công trong xã hội thực dân; được giác ngộ cách mạng, Lê Thanh Nghị đã gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên năm 1929 và tích cực hoạt động,  trở thành một trong những chiến sĩ cách mạng ưu tú trong phong trào công nhân vùng mỏ Đông Bắc.

Mùa xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đồng chí Lê Thanh Nghị trở thành đảng viên lớp đầu tiên của Đảng. Thời gian này, cao trào cách mạng những năm 1930 – 1931 lên cao, thực dân Pháp tăng cường đàn áp các cuộc đấu tranh, lùng bắt những cán bộ cốt cán. Tháng 5/1930, đồng chí Lê Thanh Nghị bị mật thám Pháp bắt. Chúng kết án Đồng chí bị tuyên án tù chung thân và đày ra Côn Đảo. Năm 1936, Đồng chí được ân xá và bị đưa về quản thúc tại quê nhà Hải Dương. Không quản hiểm nguy, Đồng chí lên Hà Nội bí mật tìm bắt liên lạc với tổ chức Đảng. Dưới sự chỉ đạo của Ủy ban sáng kiến – cơ quan đóng vai trò như Xứ ủy lâm thời ở Bắc Kỳ, Đồng chí đã tích cực tham gia hoạt động khôi phục lại hệ thống tổ chức Đảng và phong trào cách mạng ở Hà Nội, Hải Dương, góp phần vào phong trào cách mạng dân chủ sôi nổi trong những năm 1936-1939.

Giữa năm 1939, đồng chí Lê Thanh Nghị được Xứ ủy Bắc Kỳ cử tham gia Liên tỉnh ủy B (gồm Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Kiến An và vùng mỏ Quảng Ninh), được giao trực tiếp phụ trách tổ chức Đảng ở Hải Dương và vùng mỏ, Đồng chí đã chỉ đạo phát triển đội ngũ cán bộ làm nòng cốt cho sự phát triển của phong trào cách mạng ở khu vực này. Với những đóng góp quan trọng đối với phong trào cách mạng ở Hải Dương và vùng mỏ, giữa năm 1939, đồng chí Lê Thanh Nghị được Xứ ủy Bắc Kỳ điều lên Xứ ủy giúp việc đồng chí Bí thư Xứ ủy Hoàng Văn Thụ.

Cuối năm 1939, đồng chí Lê Thanh Nghị bị thực dân Pháp bắt lần thứ hai, chúng đưa Đồng chí ra tòa, kết án 5 năm tù, đày lên nhà tù Sơn La. Đầu năm 1945, đồng chí Lê Thanh Nghị được trả tự do, tiếp tục hoạt động cách mạng và được chỉ định vào Thường vụ Xứ ủy Bắc KỳNgày 9/3/1945, tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng, Đồng chí được giao trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng An toàn khu II (gồm Bắc Giang, Phúc Yên, Vĩnh Yên, Phú Thọ và một phần Thái Nguyên). Dưới sự chỉ đạo của Đồng chí, chỉ trong thời gian ngắn, phong trào cách mạng ở các địa phương trong An toàn khu II, nhất là Bắc Giang phát triển mạnh mẽ, chính quyền cách mạng được thành lập ở nhiều xã. Tháng 4/1945, tại Hội nghị quân sự Bắc Kỳ, Trung ương Đảng quyết định thành lập Ủy ban Quân sự Bắc Kỳ – Bộ chỉ huy lực lượng vũ trang cách mạng khu vực phía Bắc và có nhiệm vụ giúp đỡ về quân sự cho toàn quốc, đồng chí Lê Thanh Nghị được cử làm Ủy viên thường trực Ủy ban quân sự Bắc Kỳ, trực tiếp phụ trách chiến khu Trần Hưng Đạo (còn gọi là chiến khu Đông Triều) – một trong 7 chiến khu cách mạng trên cả nước khi đó gồm một số tỉnh miền Duyên hải và Đông Bắc, đồng thời vẫn trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng ở Bắc Giang đến ngày Cách mạng tháng Tám 1945 thành công.

2. Đồng chí Lê Thanh Nghị – một cán bộ lãnh đạo uy tín, tài năng của Đảng, Nhà nước

Sau ngày chính quyền cách mạng được thành lập, đồng chí Lê Thanh Nghị được cử phụ trách vùng duyên hải Bắc Bộ, trong đó có thành phố Hải Phòng. Bám sát đường lối, chủ trương của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đồng chí đã tập trung chỉ đạo xây dựng chính quyền cách mạng, xây dựng đội ngũ cán bộ gắn bó với Nhân dân, chăm lo cho lợi ích của Nhân dân, đồng thời tích cực chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược.

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, đồng chí Lê Thanh Nghị là Bí thư Khu ủy, kiêm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến – hành chính khu III (gồm thành phố Hải Phòng, các tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Kiến An). Tháng 1/1948, Liên khu III, gồm hầu hết các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, được thành lập, Đồng chí được cử là Phó Bí thư Liên khu ủy III. Tháng 2/1951, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Đồng chí được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được cử làm Bí thư Liên khu ủy, kiêm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến – hành chính Liên khu III, Chính ủy quân khu III. Năm 1953-1954, Đồng chí được giao kiêm Bí thư Thành ủy Hà Nội. Trên các cương vị công tác này, Đồng chí luôn gắn bó mật thiết với Nhân dân, thường xuyên xuống cơ sở nắm bắt tình hình, tuyên truyền, động viên và đôn đốc, chỉ đạo phong trào cách mạng, góp phần xây dựng thành công thế trận chiến tranh nhân dân, vừa kháng chiến vừa kiến quốc ở địa bàn có ý nghĩa hết sức chiến lược. Dưới sự chỉ đạo của Đồng chí, dù thực dân Pháp luôn tìm cách đánh phá, bình định ác liệt song cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân các địa phương đồng bằng Bắc Bộ đã làm thất bại âm mưu của chúng, vừa bảo vệ và mở rộng vùng giải phóng, vừa chi viện tích cực cho Trung ương ở liên khu Việt Bắc, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, đồng chí Lê Thanh Nghị được cử làm Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Tháng 10 năm 1956, Đồng chí được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị. Năm 1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, Đồng chí được bầu lại vào Bộ Chính trị, sau đó được Quốc hội bầu làm Phó Thủ tướng Chính phủ. Những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đồng chí được Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng giao kiêm nhiệm nhiều công việc: Phụ trách ngành công nghiệp, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước; phụ trách công tác thi đua – khen thưởng của Trung ương; phụ trách việc vận động các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ, giúp đỡ về vật chất, trang thiết bị cho cuộc kháng chiến của Nhân dân ta.

Thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, trên cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, phụ trách chung về kinh tế và đặc trách về công nghiệp, Đồng chí đã chỉ đạo khôi phục và xây mới ở miền Bắc nhiều cơ sở công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng, như nhà máy Dệt Nam Định, Cao su Sao Vàng, Đường Vạn Điểm, Điện Yên Phụ, Cơ khí Trần Hưng Đạo, Gang thép Thái Nguyên…. Những cơ sở công nghiệp này vừa góp phần cung cấp sản phẩm, hàng hóa cho người dân, vừa tạo niềm tin vững chắc cho Nhân dân cả nước về sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Trên cương vị Phó Thủ tướng Chính phủ, cùng Chính phủ lo đáp ứng nhu cầu của các địa phương và nhất là quân đội, đồng chí Lê Thanh Nghị nhận thức rõ, để tăng cường sức mạnh cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, sự viện trợ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa là hết sức quan trọng. Đồng chí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Trung ương Đảng, Chính phủ giao là dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ Việt Nam sang thăm Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa để Đảng, Chính phủ và nhân dân các nước bạn hiểu rõ hơn về cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, ủng hộ cả về vật chất và tinh thần cho cuộc kháng chiến.

Được giao kiêm nhiệm cả công tác thi đua – khen thưởng Trung ương, đồng chí Lê Thanh Nghị xác định trước hết tự mình phải là tấm gương thi đua yêu nước để động viên, thuyết phục những người khác tham gia thi đua và đã thực hiện tốt điều đó. Đồng chí thường xuyên xuống cơ sở nắm bắt thực tiễn phong trào thi đua yêu nước ở các địa phương, các ngành, từ đó kiến nghị với Đảng, Nhà nước những chủ trương đúng đắn về phong trào thi đua yêu nước.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi (1975), cùng Trung ương Đảng và Chính phủ, đồng chí Lê Thanh Nghị tiếp tục tham gia lãnh đạo Nhân dân cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược bảo vệ vững chắc Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Năm 1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, Đồng chí tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị, tiếp tục được cử phụ trách chung về kinh tế và đặc trách về công nghiệp. Đầu năm 1980, Đồng chí được cử làm thường trực Ban Bí thư. Trên cương vị công tác mới, Đồng chí thường trăn trở về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta – một nước nông nghiệp lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá trong thời gian dài; không ngừng chú trọng nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn xây dựng kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp nước nhà.

Năm 1982, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, đồng chí Lê Thanh Nghị tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, sau đó được Quốc hội cử làm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Nhà nước. Lúc này, tuy sức khỏe đã giảm sút nhưng Đồng chí vẫn dành nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu, tìm hiểu công tác Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó. Ngoài những công việc thường xuyên như xem xét, dự thảo và thông qua nội dung các chương trình nghị sự tại các kỳ họp của Hội đồng Nhà nước, Đồng chí còn giúp Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh xây dựng một số luật và pháp lệnh về quản lý kinh tế, xã hội. Đồng chí cũng thường xuyên đến thăm và làm việc với các địa phương, nhất là những nơi căn cứ cách mạng trước đây, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, từ đó kiến nghị với Đảng và Chính phủ ban hành những chính sách quan tâm thiết thực đến đời sống đồng bào những nơi này.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng lâu dài của mình đồng chí Lê Thanh Nghị được Đảng, Nhà nước giao cho nhiều trọng trách. Dù ở bất cứ trên cương vị nào, dù trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ nào, Đồng chí cũng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong suốt những năm kháng chiến gian khổ, Đồng chí đã cùng Ban Chấp hành Trung ương Đảng cùng Bộ Chính trị lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giành độc lập hoàn toàn cho Tổ quốc.

III. ĐỒNG CHÍ LÊ THANH NGHỊ – NGƯỜI HỌC TRÒ GƯƠNG MẪU CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

1.Tấm gương mẫu mực, trung với Đảng, hiếu với dân

Gần 60 năm kiên trung phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và cách mạng Việt Nam, đồng chí Lê Thanh Nghị đã nêu tấm gương sáng của người đảng viên Cộng sản, suốt đời trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng.

Từ người yêu nước trở thành người chiến sĩ cộng sản, đồng chí Lê Thanh Nghị suốt đời phấn đấu cho mục tiêu là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, luôn chấp hành sự phân công của Đảng, đem hết trí tuệ, tài năng và tìm cách hoàn thiện năng lực bản thân để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ Đảng giao trên nhiều cương vị khác nhau.

Đồng chí Lê Thanh Nghị hai lần bị thực dân Pháp bắt, bị tra tấn và đày ải tại những nhà tù của chế độ thực dân. Nhưng cả hai lần, Đồng chí đều giữ vững khí tiết của người chiến sỹ cộng sản kiên trung, bất khuất.

Ba mươi năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc, Đồng chí cũng luôn chấp hành kỷ luật của Đảng, sự phân công, điều động của tổ chức và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao với tinh thần đặt lợi ích của Đảng và dân tộc lên trên hết. Trong hoàn cảnh đất nước nghèo nàn lại bị chiến tranh tàn phá và trong bối cảnh hết sức phức tạp của quan hệ quốc tế, đồng chí Lê Thanh Nghị đã đem hết nhiệt huyết và khả năng để hoàn thành nhiệm vụ, góp phần củng cố hậu phương miền Bắc vững chắc, nâng cao đời sống đem lại niềm tin cho Nhân dân về chế độ mới và tăng cường tiềm lực cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Khi đất nước thống nhất, cả nước bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng chí Lê Thanh Nghị luôn trăn trở, tiến hành nghiên cứu và tổng kết thực tiễn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nước lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá. Đồng chí đã góp phần quan trọng vào bước đầu đổi mới kinh tế trong nông nghiệp. Là người có nhiều đóng góp trong việc xây dựng, hoàn thiện luật pháp về quản lý kinh tế, xã hội khi tham gia công tác của Quốc hội và Hội đồng Nhà nước.

Dù trên cương vị nào, đồng chí Lê Thanh Nghị không chỉ nêu tấm gương “Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng” có hiệu quả mà còn luôn đặt lợi ích của Đảng và của Nhân dân lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân; hết lòng phục vụ Nhân dân, vì Đảng, vì Nhân dân mà đấu tranh, gương mẫu trong mọi việc.

2.Tấm gương không ngừng học tập, sáng tạo, đổi mới

Xuất thân là một công nhân, với trình độ văn hóa tiểu học, Đồng chí luôn tìm tòi, học hỏi để trở thành một cán bộ có trình độ, một cán bộ lãnh đạo chiến lược, vững vàng, kiên định. Thời kỳ hoạt động ở Hải Phòng, Đồng chí đã học anh em đồng nghiệp, tự học thêm văn hóa, ngoại ngữ để có thể đọc được tài liệu. Trong ngục tù đế quốc, Đồng chí đã cùng các chiến sỹ cộng sản biến “nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng” tổ chức học văn hóa, ngoại ngữ, lý luận, lịch sử, tác phẩm kinh điển Mác – Lênin, học qua tấm gương của các chiến sỹ cộng sản.

Mỗi khi được phân công thêm nhiệm vụ mới, Đồng chí lại học hỏi thêm để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhất là khi được giao phụ trách công tác thi đua – khen thưởng, Đồng chí đã đọc và tìm hiểu thêm kinh nghiệm tổ chức phong trào thi đua của các địa phương trên cả nước. Khi được giao đi đàm phán viện trợ kinh tế, Đồng chí đã nghiên cứu, tìm hiểu khả năng kinh tế, khoa học, công nghệ của các nước để đưa ra yêu cầu phù hợp với từng nước và để xin viện trợ phù hợp…

3. Tấm gương về phong cách lãnh đạo tập thể, dân chủ, quần chúng

Đối với đồng chí Lê Thanh Nghị, trong bất cứ hoàn cảnh nào, Đồng chí luôn giữ vững nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Trong các cuộc họp của Bộ Chính trị, Đồng chí chuẩn bị báo cáo ngắn gọn, nêu các vấn đề cơ bản để Bộ Chính trị cho ý kiến, trên cơ sở ý kiến Bộ Chính trị, Đồng chí tiếp tục đưa ra bàn trong tập thể lãnh đạo, tạo nên sự đồng thuận, đoàn kết trong lãnh đạo, từ đó xây dựng kế hoạch triển khai.

Đồng chí có phong cách làm việc dân chủ, cởi mở, biết lắng nghe, biết lựa chọn nhiều ý kiến khác nhau để đưa ra những ý kiến khả thi nhất. Đồng chí luôn bình tĩnh, thận trọng, thẳng thăn đi liền với ý thức tổ chức kỷ luật cao. Chính phong cách làm việc đó đã mang lại sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, mang lại nhiều thành quả trong công tác.

Trong công tác cán bộ, Đồng chí luôn công tâm, khách quan, biết quý trọng mọi tài năng, dùng người đúng việc, không có thành kiến, thiên vị, giúp cán bộ biết phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Về đề bạt cán bộ, căn cứ vào hiệu quả công việc, vào việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, vào việc giữ vững kỷ luật, phẩm chất đạo đức cách mạng, vào đoàn kết nội bộ mà đề bạt, cất nhắc cán bộ.

Đồng chí có phong cách lãnh đạo quần chúng, luôn đặt lợi ích quần chúng lên trên, lên trước, sẵn sàng hy sinh lợi ích của cá nhân, chăm lo cho quần chúng cả về vật chất và tinh thần, luôn đi sâu, đi sát với quần chúng. Đồng chí luôn nêu gương trong mọi công việc, nói ít làm nhiều, nói đi đôi với làm. Làm bất cứ việc gì, Đồng chí không nghĩ đến mình trước mà luôn nghĩ tới đồng bào, đồng chí. Đồng chí luôn quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, thường có những chuyến đi khảo sát thực tiễn đến các nhà máy, các địa phương, vùng biên giới, thăm hỏi, động viên anh chị em công nhân, bà con nông dân, khuyến khích, động viên Nhân dân phấn đấu thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao.

4. Tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, khiêm tốn, giản dị

Trên cơ sở tiếp thu truyền thống đạo đức của dân tộc, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đồng chí Lê Thanh Nghị đã thấm nhuần các chuẩn mực đạo đức của người cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Trong kháng chiến gian khổ, khốc liệt, cũng như trong thời bình, Đồng chí vẫn giữ nếp sống giản dị, trong sạch, trung thực, liêm khiết, gắn bó với Nhân dân, với cán bộ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước đã tin tưởng trao cho đồng chí Lê Thanh Nghị chịu trách nhiệm chính về các vấn đề kinh tế của đất nước, bao gồm nhiệm vụ bảo đảm đời sống của Nhân dân, phát triển kinh tế ở miền Bắc, cũng như kinh tế quân sự (vũ khí, quân trang, quân dụng, khí tài thông tin liên lạc, vận tải..) cho cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc và chi viện cho miền Nam. Bên cạnh đó, với bản lĩnh kiên định, bình tĩnh, Đồng chí được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng cử làm người thay mặt Đảng, Nhà nước làm công tác kinh tế đối ngoại và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Đồng chí Lê Thanh Nghị là tấm gương tiêu biểu của một người cộng sản ưu tú, trọn đời tận tụy, cần kiệm, liêm chính, khiêm tốn, giản dị, gần gũi với đồng bào, đồng chí, là một tấm gương tiêu biểu cho các thế hệ hôm nay và mai sau học tập, noi theo. Đồng chí đã để lại cho Đảng ta, Nhân dân ta và quân đội ta một tấm gương về tinh thần tận tụy hy sinh vì cách mạng, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, về phẩm chất cách mạng cao quý, về lối sống giản dị, về đức tính đôn hậu và tình thương yêu cán bộ, đồng chí đã sống tròn tình nghĩa thủy chung.

Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Lê Thanh Nghị, là dịp để chúng ta ôn lại cuộc đời, sự nghiệp và tôn vinh công lao, cống hiến to lớn của Đồng chí đối với Đảng và đất nước; qua đó giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc; cổ vũ, động viên các tầng lớp Nhân dân tích cực thi đua học tập, lao động, công tác và chiến đấu góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: