• :
  • :
Cùng nhau làm việc chưa từng có, cả trăm người dân nhìn đường lo lấp ló mà vui Giới thiệu Nghị định số 15/2023/NĐ-CP quy định về thí điểm thưởng hợp đồng đối với gói thầu xây lắp thuộc các dự án giao thông trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Đoàn viên thanh niên và thiếu niên nhi đồng huyện Ngọc Hồi hưởng ứng Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam năm 2024 Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho đoàn viên tại các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2024 Công an giúp dân tìm lại gần 1,2 tỷ đồng vứt nhầm trong thùng rác Nâng cao cảnh giác trước hành vi lợi dụng việc tổ chức “Học kỳ trong Quân đội” để lừa đảo trên địa bàn tỉnh Kon Tum Người lính biên phòng giúp dân vùng biên đuổi nghèo Giới thiệu Thông tư số 03/2023/TT-NHNN quy định ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN Hơn 200 cán bộ chiến sĩ công an Hà Tỉnh hiến máu tình nguyện CSGT nhặt được xấp tiền, trao trả cho người đánh rơi Giới thiệu Thông tư số 02/2023/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn Nhóm bạn trẻ tái sinh rừng, trồng cây giống tạo sinh kế cho bà con
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 02/2022

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC,
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 

BÁC CÒN KHỎE BÁC CÒN ĐI ĐƯỢC

Có một số người có ngôi cao, chức cả, sống  trong sự trọng vọng, chiều chuộng của mọi người, thường xuyên được hưởng sự ưu đãi đặc biệt, lâu dần cũng quen đi mà không hề biết rằng mình đã nhiễm phải thói đặc quyền, đặc lợi.

Suốt đời tâm niệm là người công bộc của nhân dân, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, Bác Hồ của chúng ta luôn luôn hoà mình vào cuộc sống chung của đồng bào, đồng chí, không nhận bất cứ một sự ưu tiên nào người khác dành cho mình.

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, nhiều nhân sĩ, trí thức cao tuổi theo Bác lên Việt Bắc, đi kháng chiến, đèo cao, suối sâu, đường bùn lầy, nhiều vị phải nằm cáng. Anh em phục vụ lo Bác mệt cũng đề nghị Bác lên cáng, Bác gạt đi: Bác còn khoẻ, còn đi được, các chú có nhiệm vụ đưa Bác đi như thế này là tốt rồi.

Cuối năm 1961, Bác về thăm xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, một xã có phong trào trồng cây tốt. Tại một ngọn đồi thấp, Bác đứng nói chuyện với nhân dân trong xã. Trời đã gần trưa, tuy đã sang đông mà nắng còn gay gắt. Nhìn Bác đứng giữa nắng trưa, ai cũng băn khoăn. Đồng chí chủ tịch huyện cho tìm mượn được chiếc ô, định giương lên che nắng cho Bác, thì Bác quay lại hỏi:

– Thế chú có đủ ô che cho tất cả đồng bào không? Thôi, cất đi, Bác có phải là vua đâu?

Một lần, trong bữa ăn, đồng chí phục vụ dọn lên cho Bác một đĩa cá anh vũ, một loại cá sông quý hiếm thường chỉ có ở khúc sông Hồng đoạn Bạch Hạc – Việt Trì. Nhìn đĩa cá biết ngay là của hiếm, Bác khen và bảo:

– Cá ngon quá, thế mà chú Tô (tức đồng chí Phạm Văn Đồng) lại đi vắng. Thôi, các chú để đến chiều đồng chí Tô về cùng thưởng thức.

Miếng ngon không bao giờ Bác chịu ăn một mình. Chia sẻ ngọt bùi là thế, tưởng chuyện cũng sẽ qua đi. Nhưng đến bữa sau, trong mâm cơm lại có món cá hôm trước. Nhìn đĩa cá, Bác hiểu ngay và tỏ ra không bằng lòng.

– Bác có phải là vua đâu mà phải cung với tiến!

Rồi Người kiên quyết bắt mang đi không ăn nữa. Như Bác đã từng nói, ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì Bác đâu có chấp nhận.

Những anh em công tác trong Phủ Chủ tịch hàng ngày vẫn thường đi lại bằng xe đạp, thỉnh thoảng có gặp Bác đi bộ. Nhìn thấy Bác, mọi người đều xuống dắt xe cho Bác đi qua rồi mới lên xe đi tiếp. Thấy vậy, Bác thường khoát tay ra hiệu bảo anh em cứ đi tiếp, không cần xuống xe. Nhưng ai có thể cho phép mình ngồi trên xe khi Bác đi bộ. Một lần, Bác gọi đồng chí vừa xuống dắt xe lại gần và bảo:

– Các chú có công việc của mình nên cứ tiếp tục đạp xe mà đi. Bác đâu có phải là cái đền có biển “hạ mã” ở trước để ai đi qua cũng phải xuống xe, xuống ngựa?

Theo lời kể của các đồng chí từng được sống gần Bác, qua các tư liệu còn lưu giữ được, qua những câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta thấy rõ sự giản dị của Bác trong ăn mặc sinh hoạt hàng ngày. Bữa ăn của Bác luôn bình dị và tiết kiệm, thường là các món dân tộc như tương, cà, cá kho, canh cua… và phải ăn cho hết, không được để lãng phí. Nếu biết không thể ăn hết, Người thường san ra trước khi ăn để phần người khác dùng hoặc để lại cho bữa sau. Đặc biệt, sau các bữa ăn, Người thường tự mình sắp xếp gọn gàng bát đĩa trên bàn để các đồng chí phục vụ khi thu dọn đỡ vất vả.

Bác Hồ sống quên mình, không nghĩ đến mình mà lại trở thành sống mãi.

Nguồn: https://baophapluat.vn/dan-sinh/nhung-cau-chuyen-cam-dong-ve-bac-ho-517221.html

SỔ TAY NGHIỆP VỤ

 

Trong tài liệu sinh hoạt chi Đoàn số tháng 02 năm 2021, chúng tôi xin gửi đến các bạn đoàn viên thanh niên, tổ chức Đoàn trên địa bàn tỉnh Hướng dẫn Tổ chức sinh hoạt chi đoàn chủ điểm kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2021) với chủ đề “Tự hào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”:

Nhằm tạo đợt sinh hoạt chính trị trong toàn Đoàn, giúp đoàn viên nhận thức sâu sắc hơn về truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh qua 90 năm rèn luyện, trưởng thành, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn hướng dẫn tổ chức sinh hoạt chi đoàn chủ điểm với chủ đề “Tự hào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”

* Chủ điểm tháng 02 năm 2021 “Tuổi trẻ Việt Nam sắt son niềm tin với Đảng”

- Tuyên truyền, giáo dục đoàn viên thanh niên về truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc; truyền thống lịch sử vẻ vang của Đảng nhân kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2021). Tuyên truyền về quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Sự quan tâm, chăm lo của Đảng và Nhà nước đối với Đoàn và thế hệ trẻ.

- Thông tin về kết quả Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Tân Sửu 2021.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, bồi dưỡng, tạo nguồn phát triển đảng viên cho Đảng; tổ chức bình chọn đoàn viên ưu tú trao cho cấp ủy Đảng.

- Tuyên truyền, giới thiệu về Đoàn cho thanh niên; tổ chức bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện và kết nạp “Lớp đoàn viên 90 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”.

- Tổ chức cho đoàn viên tham gia cuộc thi tìm hiểu truyền thống 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; hành trình “Tự hào tuổi trẻ Việt Nam” đến với 90 địa chỉ đỏ gắn với tổ chức Đoàn trên cả nước.

 

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TỈNH KON TUM 

Từ một làng nhỏ của người Bana cạnh dòng sông Đăk Bla, đồng bào các dân tộc Xơ Đăng, Bana, Gia Rai, Jẻ - Triêng, Brâu, Rơ Măm,... đến tụ cư, sinh sống, cho đến vị thế quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của mảnh đất Tây Nguyên bao la, hùng vĩ,... mảnh đất Kon Tum đã trải qua biết bao biến động và thăng trầm với nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính. Ngược dòng thời gian, tìm hiểu về những giai đoạn lịch sử mà Kon Tum đã đi qua, càng thấy trân trọng hơn ý chí, nghị lực, lòng quả cảm và sức mạnh nội lực của đất và người nơi đây trong hành trình vươn lên cùng đất nước. 

Tên gọi Kon Tum

 Theo truyền thuyết của dân tộc Bana, Kon Tum ban đầu chỉ là một làng của người Bana. Thuở ấy, vùng đồng bào dân tộc Bana (nay thuộc thành phố Kon Tum) có làng người địa phương ở gần bên dòng sông Đăkbla với tên gọi Kon Trang - OR. Lúc ấy, làng Kon Trang - OR rất thịnh vượng với dân số khá đông. Bấy giờ, giữa các làng luôn gây chiến với nhau để chiếm đoạt của cải và bắt người về làm nô lệ. Hai con trai của Ja Xi - một trong số những người đứng đầu làng Kon Trang - OR tên là Jơ Rông và Uông không thích cảnh chiến tranh đã làm nhà ở riêng gần chỗ có hồ nước, cạnh dòng Đăkbla. Vùng đất này rất thuận lợi cho phương thức sống định cư, nên dần dần có nhiều người đến ở, mỗi ngày một phát triển thêm đông, lập thành làng mới có tên gọi là Kon Tum. Từ đó, Kon Tum trở thành tên gọi chính thức cho một làng mới lập của người Bana, cạnh dòng Đăkbla, nơi có nhiều hồ nước trũng. Theo tiếng Kinh, Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ (Kon là làng, Tum là hồ, ao, bàu nước,...).

 Do vị trí đặc biệt, Kon Tum là vùng đất bằng, được dòng Đăkbla uốn quanh bồi đắp phù sa màu mỡ. Trải qua những biến động, thăng trầm của lịch sử, vùng đất này có nhiều biến đổi, đồng bào các dân tộc tụ hội về đây ngày một đông. Người Kinh khi đến Tây Nguyên cũng chọn vùng đất Kon Tum làm nơi định cư. Từ đó, Kon Tum trở thành vùng đất cộng cư của nhiều dân tộc.

 Phát huy những thuận lợi về điều kiện tự nhiên với sự cần cù lao động của con người, vùng đất Kon Tum ngày càng phát triển thịnh vượng, không chỉ một làng mà nhiều làng, bao quát cả vùng đất đai rộng lớn. Vùng đất này khi thành lập thị xã cũng mang tên gọi chính thức là Kon Tum. Khi đơn vị hành chính cấp tỉnh được thành lập, Kon Tum vẫn chính thức được dùng làm tên gọi của tỉnh. Đây là vùng địa lý hành chính được hình thành sớm nhất ở Tây Nguyên.

 

Địa giới Kon Tum qua các thời kỳ lịch sử

 

Kon Tum thuở xưa còn rất hoang vắng, người thưa, đất rộng. Các dân tộc bản địa gồm Xơ Đăng, Bana, Gia Rai, Jẻ - Triêng, Brâu, Rơ Măm. Mỗi dân tộc gắn với một vùng cư trú khác nhau. Nét đặc biệt trong thiết chế xã hội cổ truyền của các dân tộc ở tỉnh Kon Tum là tổ chức xã hội duy nhất chỉ có làng. Làng được xem như đơn vị hành chính mang tính bao quát và cụ thể, chi phối mọi hoạt động trong đời sống xã hội. Mỗi làng mang tính độc lập riêng biệt, do một chủ làng là người có uy tín nhất trong làng đứng đầu.

 Trong giai đoạn khởi nghĩa Tây Sơn (1771 - 1786), ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đã xây dựng mối quan hệ đoàn kết với các dân tộc vùng này.

 Năm 1840, dưới thời vua Thiệu Trị, triều đình Huế lập Bok Seam - một người Bana làm quan cai trị các bộ tộc Tây Nguyên, đồng thời cho phép người Kinh và người các dân tộc được phép tự do quan hệ mua bán, trao đổi. Từ đây, những lái buôn người Kinh bắt đầu đến với Tây Nguyên để mua bán, trao đổi hàng hóa.

 Trong thời gian này, người Pháp cũng tìm đường đến Kon Tum để truyền đạo. Trong giai đoạn 1841 - 1850, thực dân Pháp đã đặt được cơ sở Thiên chúa giáo đầu tiên ở Kon Tum.

 Năm 1867, thực dân Pháp bắt đầu tấn công xâm lược Kon Tum - Tây Nguyên. Bằng những thủ đoạn thâm độc nhằm chia rẽ các dân tộc trong vùng, thực dân Pháp đã thôn tính Kon Tum và Tây Nguyên.

 Năm 1892, thực dân Pháp đặt tại Kon Tum một tòa đại lý hành chính đầu tiên do một cố đạo người Pháp là Vialleton, còn gọi là cha Truyền cai quản.

 Ngày 4-7-1904, thực dân Pháp thành lập tỉnh Plei Ku Der, bao gồm hai tòa đại lý hành chính: một tòa ở Kon Tum (trước đó thuộc tỉnh Bình Định) và một tòa ở Cheo Reo (trước đó thuộc tỉnh Phú Yên).

 Ngày 25-4-1907, thực dân Pháp chính thức bãi bỏ tỉnh Plei Ku Der. Toàn bộ đất đai của tỉnh Plei Ku Der gồm hai tòa đại lý hành chính Kon Tum và Cheo Reo được sáp nhập trở lại hai tỉnh Bình Định và Phú Yên như trước đó.

 Ngày 9-2-1913, thực dân Pháp chính thức thành lập tỉnh Kon Tum, bao gồm đại lý hành chính Kon Tum tách ra từ Bình Định, đại lý hành chính Cheo Reo tách ra từ Phú Yên, đại lý hành chính Buôn Ma Thuột (Buôn Ma Thuột trước đó là một tỉnh riêng, nhưng đến năm 1913 giảm từ tỉnh xuống thành đại lý hành chính, sáp nhập vào tỉnh Kon Tum).

 Năm 1917, thực dân Pháp thành lập tòa đại lý hành chính An Khê, gồm huyện Tân An và khu vực người dân tộc thiểu số đặt dưới quyền cai trị của công sứ tỉnh Kon Tum.

 Ngày 2-7-1923, đại lý Buôn Ma Thuột được tách khỏi tỉnh Kon Tum để thành lập tỉnh Đắk Lắk.

 Ngày 3-12-1929, thành lập thành phố Kon Tum (thực tế lúc đó chỉ là thị trấn, gồm tổng Tân Hương và một số làng dân tộc thiểu số phụ cận).

 Ngày 25-5-1932, tách đại lý Pleiku ra khỏi tỉnh Kon Tum, thành lập tỉnh Pleiku (nay thuộc tỉnh Gia Lai). Đến ngày 9-8-1943, đại lý hành chính An Khê được tách khỏi tỉnh Kon Tum, sáp nhập vào tỉnh Pleiku. Tỉnh Kon Tum lúc bấy giờ chỉ còn lại tổng Tân Hương và toàn bộ đất đai vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

 Tổng Tân Hương là tên gọi tiền thân của thành phố Kon Tum hiện nay. Tổng Tân Hương là nơi hội tụ của các làng người Kinh lên lập nghiệp tại Kon Tum. Theo thứ tự, các làng của tổng Tân Hương được thành lập theo thời gian và tên gọi như sau: Tân Hương (năm 1874); Phương Nghĩa (năm 1882); Phương Quý (năm 1887); Phương Hòa (năm 1892); Trung Lương (năm 1914); Phụng Sơn (năm 1924); Ngô Thạnh (năm 1925); Ngô Trang (năm 1925); Phước Cần (năm 1927); Lương Khế (năm 1927).

 Ngày 3-2-1929, theo nghị định của Khâm sứ Trung Kỳ, tổng Tân Hương được lập thành thị trấn Kon Tum, từ đó thị trấn Kon Tum trở thành trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum. Theo thời gian, mảnh đất nơi đây không ngừng được mở rộng và phát triển. Ngoài các làng của người Kinh lập nên, về sau có thêm nhiều làng của người dân tộc thiểu số vùng ven như các làng Kon Rbàng, KonM'nai, ChưHreng, cũng nằm trong phạm vi quản lý hành chính của thị trấn Kon Tum.

 Tháng 8-1945, cùng với cả nước, ngày 25-8-1945, nhân dân Kon Tum đã nổi dậy giành chính quyền. Chính quyền cách mạng tổ chức lại tỉnh Kon Tum thành 4 đơn vị hành chính gồm các huyện Đăk Glei, Đăk Tô, Konplong và thành phố Kon Tum. Chính quyền cách mạng lâm thời tỉnh Kon Tum được thành lập đóng trụ sở tại thành phố Kon Tum để lãnh đạo nhân dân bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới.

 Ngày 26-6-1946, thực dân Pháp tấn công và chiếm lại Kon Tum, thiết lập trở lại bộ máy cai trị vùng này. So với trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, bộ máy thống trị và chính sách cai trị của Pháp từ tỉnh tới làng không mấy thay đổi. Đứng đầu bộ máy hành chính cấp tỉnh là một công sứ người Pháp, bên dưới có các huyện thường do tên đồn trưởng người Pháp nắm giữ rồi đến làng. Thực dân Pháp đã tập hợp bọn tay sai người địa phương, đặc biệt là dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo các chủ làng để nắm giữ bộ máy quyền lực ở cơ sở.

 Về phía cách mạng, sau khi thực dân Pháp tái chiếm Kon Tum, chính quyền cách mạng lâm thời tan rã, tổ chức Đảng bị phân tán, thất lạc. Trong thời gian này, tỉnh Kon Tum chịu sự quản lý chỉ đạo về hành chính của xứ ủy Trung Kỳ và Phân ban vận động quốc dân thiểu số Nam Trung Bộ.

 Tháng 1-1947, thành lập Phân khu 15, trong đó nòng cốt là tỉnh Kon Tum và các huyện miền Tây của hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Trên thực tế, tổ chức hành chính của Kon Tum vẫn giữ nguyên, nhưng chịu sự quản lý và chi phối của Phân khu 15 về hoạt động quân sự. Tháng 8-1947, Khu 15 Tây Nguyên được thành lập, tỉnh Kon Tum là một trong những đơn vị hành chính trực thuộc Khu 15. Tháng 3-1950, theo chủ trương của Liên Khu ủy V, tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai được sáp nhập thành tỉnh Gia - Kon. Ban cán sự Gia - Kon ra quyết định thành lập 7 khu (huyện). Địa bàn tỉnh Kon Tum tổ chức thành 3 khu: khu 1 (Đăk Glei); khu 2 (Đăk Tô); khu 3 (Konplong).

 Tháng 10-1951, theo quyết định của Liên Khu uỷ V, tỉnh Kon Tum và các huyện phía tây Quảng Ngãi hợp nhất thành Mặt trận miền Tây.

 Tháng 2-1954, Kon Tum là tỉnh đầu tiên và duy nhất ở Tây Nguyên được hoàn toàn giải phóng. Một thời gian sau, Mặt trận miền Tây cũng được giải thể. Theo tinh thần Hiệp định Giơnevơ ký ngày 20-7-1954, tỉnh Kon Tum bước vào thời kỳ lịch sử mới.

 Về phía địch, sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, Mỹ - ngụy tiếp quản Kon Tum. Năm 1958, chúng chia bộ máy hành chính tỉnh Kon Tum thành tòa hành chính Kon Tum - bộ máy hành chính cấp tỉnh, bên dưới gồm các quận Kon Tum, Đăk Tô, Konplong và Đăk Sút.

 Năm 1958, nguỵ quyền thành lập quận Toumơrông. Năm 1959, nguỵ quyền thành lập thêm quận Chương Nghĩa. Năm 1960, quận Konplong bị xóa bỏ. Như vậy, thực tế quận Toumơrông và quận Chương Nghĩa chiếm gần trọn diện tích của quận Konplong trước đó. Một phần đất còn lại của quận Konplong không thuộc phạm vi của hai quận mới này được sáp nhập về quận Kon Tum.

 Năm 1961, quận Chương Nghĩa bao gồm phần đất phía đông sông Đăk Nghé, giáp với Ba Tơ (Quảng Ngãi) được cắt về tỉnh Quảng Ngãi. Tỉnh Kon Tum còn lại 4 đơn vị hành chính cấp quận: Kon Tum, Đăk Tô, Đăk Sút, Tumơrông.

 Sau năm 1965, phân cấp hành chính của Nguỵ quyền Sài Gòn tại Kon Tum có sự thay đổi. Đối với khu vực thị xã, thị trấn đông dân, chúng vẫn giữ nguyên cấp quận; những nơi xa xôi, ít dân cư hơn, chúng giảm quận đặt thành phái viên hành chính.

 Năm 1970, bộ máy hành chính của địch ngoài tòa hành chính và các ty, sở ở tỉnh, bên dưới có các cấp sau: quận Kon Tum, quận Đăk Tô, phái viên hành chính Đăk Sút, phái viên hành chính Măng Buk, phái viên hành chính Chương Nghĩa (quận Chương Nghĩa chuyển về Quảng Ngãi một thời gian sau đó được nhập trở lại tỉnh Kon Tum).

 Năm 1972, nguỵ quyền cải danh chi khu Đăk Pét thành quận Đăk Sút để mở rộng chức năng về hành chính.

 Sau chiến dịch xuân - hè năm 1972, quân cách mạng giải phóng Đăk Tô - Tân Cảnh và đại bộ phận các vùng nông thôn, vùng kiểm soát của địch bị thu hẹp đáng kể; quận lỵ Đăk Tô của địch phải lưu vong về đèo Sao Mai (đông nam thành phố Kon Tum); các chi khu Đăk Pét, Măng Đen, Măng Buk bị cô lập giữa vùng giải phóng của ta. Địch chỉ còn co cụm phần lớn tại khu vực thành phố Kon Tum.

Năm 1974, quân ta tấn công tiêu diệt hoàn toàn các chi khu Đăk Pét, Măng Đen, Măng Buk. Tận dụng thời cơ thắng lớn ở Buôn Ma Thuột, ngày 17-3-1975, quân và dân trong tỉnh đã nổi dậy tấn công vào đầu não của địch ở nội thị, giải phóng thành phố và toàn tỉnh Kon Tum.

 Về phía ta, đầu năm 1955, toàn tỉnh đuợc chia thành 6 khu nông thôn (tương đương huyện) và một thành phố.

 Khu 1: lúc đầu là vùng đông và bắc thành phố Kon Tum, từ bờ sông Pô Kô (phía tây) đến bờ sông Đăk Nghé (phía đông).

Khu 2: bao gồm toàn huyện Konplong ngày nay.

Khu 3: gồm một số vùng thuộc huyện Đăk Glei và một số vùng của Đăk Tô (nay thuộc huyện Đăk Hà) giáp với khu 6 và giáp với huyện Konplong ngày nay.

Khu 4: vùng tây huyện Đăk Glei từ giáp Quảng Nam đến Đăk Nây Pui, phía tây giáp biên giới Lào.

Khu 5: được hình thành và giải thể trước khi có hiệp định Giơnevơ nên không còn. Một phần khu 5 nhập vào khu 4, phần còn lại nhập vào khu 6.

 Khu 6: từ Vơmơna, phía đông giáp Măng Buk đến vùng Kayong giáp biên giới Lào, phía bắc giáp vùng Đăk Hà, phía nam đến Konplong.

Khu 7: thuộc huyện Sa Thầy ngày nay.

 Cuối năm 1956, đầu năm 1957, các khu vực được sắp xếp lại và chuyển đổi thành huyện: cắt một phần khu 3 giáp khu 6 thành khu 8; cắt một phần nam khu 2 thành khu 9; giải thể khu 6. Hình thành nên các huyện: khu 1 và một phần khu 6 sáp nhập thành huyện H16; khu 2 và khu 9 sáp nhập thành huyện H29; khu 3 chuyển thành huyện H30; khu 8 và một phần khu 6 sáp nhập thành huyện H80; khu 4 thành huyện H40; khu 7 và một phần khu 6 sáp nhập thành huyện H67.

 Trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, các huyện trong tỉnh Kon Tum đều được gọi theo tên mật danh như: H16, H29, H30, H40, H67, H80. Riêng thành phố Kon Tum lúc đó mang mật danh là H5. Vùng KonHring (nay thuộc huyện Đăk Hà) mang mật danh H9.

 Ứng với mỗi mật danh có tên gọi cụ thể là: H16 (Konpraih); H29 (Konplong); H80 (Đăk Tô); H5 (thành phố Kon Tum); H30 (phía đông Đăk Glei); H40 (phía tây Đăk Glei); H67 (Sa Thầy); H9 (Kon Hring).

 Sau khi tỉnh Kon Tum được giải phóng (17-3-1975), toàn tỉnh có thành phố Kon Tum và 6 huyện là H30, H40, H16, H29, H80, H67.

 Tháng 10-1975, tỉnh Kon Tum sáp nhập với tỉnh Gia Lai thành tỉnh Gia Lai - Kon Tum, trên địa bàn tỉnh có các huyện: huyện Konplong (H16 + H29), huyện Đăk Glei (H30 + H40), thành phố Kon Tum (H5 + H9), huyện Đăk Tô (H80). Năm 1979, thành lập huyện Sa Thầy trên cơ sở phần đất của H67 cũ.

 Tháng 10-1991, tỉnh Kon Tum được tái lập trên cơ sở chia tách tỉnh Gia Lai - Kon Tum. Theo đó, một số huyện mới được thành lập như Ngọc Hồi (năm 1992); Đăk Hà (năm 1994), huyện Kon Rẫy (năm 2002), huyện Tu Mơ Rông (năm 2005).

 Đến năm 2015, tỉnh Kon Tum có 01 thành phố và 9 huyện. Trong đó, thành phố Kon Tum là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh.

(Theo tài liệu Kon Tum trên đường phát triển)

 

BẲNG TIN VIỆC LÀM THÁNG 1/2022

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: