A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 01/2024

I. Định hướng sinh hoạt chi đoàn trong tháng.

* Thông tin thời sự về tình hình thế giới, trong nước, trong tỉnh; sinh hoạt chính trị, tư tưởng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, địa phương trong tháng… chi đoàn lựa chọn nội dung trong Bản tin sinh hoạt chi đoàn tháng 01-2024 để sinh hoạt. Trong đó, cần tập trung:

- Đẩy mạnh tuyên truyền Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 06-12-2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng "về việc tổ chức Tết Giáp Thìn năm 2024"; các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về an sinh xã hội; công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân, nhất là người có công với cách mạng, gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, công nhân, người lao động, người bị mất việc làm tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các đơn vị lực lượng thường trực làm nhiệm vụ trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
- Thông tin các hoạt động tổ chức vui xuân, đón năm mới, Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Đẩy mạnh tuyên truyền những giá trị văn hoá truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mỗi khi Tết đến Xuân về; ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, buôn bán, vận chuyển, sử dụng pháo và vật liệu cháy nổ; công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; phòng, chống dịch bệnh; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phê phán những hành vi trái với văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam và các biểu hiện thương mại hóa trong hoạt động lễ hội. Đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc, nhất là trên không gian mạng.

- Tuyên truyền những kết quả nổi bật về phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, của tỉnh năm 2023; nhất là kết quả thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TU, ngày 02-12-2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI "về thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị năm 2023". Khẳng định, năm 2023 mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song với sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao, kịp thời của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sự đoàn kết, phối hợp của các cấp, các ngành, địa phương và sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp và đạt được nhiều kết quả quan trọng.
- Tuyên truyền truyền thống lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam; những thắng lợi vĩ đại và thành tựu to lớn của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; khẳng định vai trò, uy tín, bản lĩnh, trí tuệ, năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng trong suốt chặng đường cách mạng 94 năm qua. Kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XVI của Đảng bộ tỉnh đến nay.

Các ngày kỷ niệm trong tháng 1:

- 01/01: Ngày Tết dương lịch.

- 01/01: Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (01/01/1914 – 01/01/2024).

- 06/01: Kỷ niệm 78 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội nước Việt Nam ( 06/01/1946 – 06/01/2024).

- 06/01: Kỷ niệm 64 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân hưởng ứng Tết trồng cây.

- 07/01: Kỷ niệm 45 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh, bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (07/01/1979 – 07/01/2024).

- 09/01: Kỷ niệm 74 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên (09/01/1950 – 09/01/2024).

- 11/01: Kỷ niệm 17 năm Ngày Việt Nam chính thức gia nhập WTO 11/01/2007 – 11/01/2024).

- 24/01: Ngày Quốc tế Giáo dục.

- 27/01: Kỷ niệm 51 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/01/1973 – 27/01/2024)

II. Quán triệt Nghị quyết, văn bản của Đảng, Đoàn, Nhà nước

Đề nghị tổ chức Đoàn các cấp trên địa bàn tỉnh thực hiện quán triệt, tuyên truyền cho cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên các văn bản:

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2022 – 2027. (Xem chi tiết tại đây)

Nghị quyết Đại hội toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022 – 2027. (Xem chi tiết tại đây)

III. Thông tin tuyên truyền chuyên đề

*Chuyên đề:  Hiệp định Pari năm 1973 - Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam

Hiệp định Pari về Việt Nam là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta ở cả hai miền đất nước, đã tạo ra bước ngoặt mới trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam. Từ Hiệp định này, quân xâm lược Mỹ đã phải cuốn cờ rút khỏi Việt Nam, tạo thế xoay chuyển có lợi cho cách mạng Việt Nam, dẫn đến ngày toàn thắng 30/4/1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

 

Từ sau Hiệp định Giơnevơ 1954, đế quốc Mỹ nhanh chóng nhảy vào miền Nam, thế chân thực dân Pháp, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. Việt Nam một lần nữa trải qua cuộc chiến tranh trường kỳ, bền bỉ chống Mỹ để đi tới việc ký kết Hiệp định Pari, ngày 27 tháng 1 năm 1973.

Năm 1968, sau hàng loạt những thất bại nặng nề của chiến lược "chiến tranh cục bộ" và chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, cuộc đàm phán giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Chính phủ Hoa Kỳ đã chính thức diễn ra ở Pari. Phái đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Xuân Thuỷ đứng đầu, đã khẳng định lập trường không thay đổi của Việt Nam là trước tiên Mỹ phải chấm dứt không điều kiện các cuộc ném bom bắn phá và mọi hoạt động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, sau đó mới bàn các vấn đề có liên quan của hai bên. Phái đoàn Mỹ do Hariman đứng đầu.

Hội nghị hai bên ở Pari sau nhiều phiên họp trong năm 1968 vẫnkhông giải quyết được vấn đề cơ bản, nhưng đã mở đầu cho một thời kỳ Việt Nam tiến công trực diện Mỹ về ngoại giao trên bàn hội nghị. Trong quá trình đấu tranh đó, phái đoàn Việt Namluôn khẳng địnhtính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam; lên án tội ác chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trên hai miền Nam, Bắc Việt Nam, hành động phá hoại hiệp định Giơnevơ của Mỹ; đòi Mỹ rút quânvà chư hầu ra khỏi Việt Nam; chấm dứt hoàn toàn và không điều kiện việc ném bom miền Bắc Việt Nam; từ bỏ ngụy quân Sài Gòn; đáp ứng lập trường của Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Trước quan điểm đúng đắn, thái độ kiên quyết của phái đoàn Việt Nam,cùng vớinhững thất bại nặng nề trên chiến trường và tình hình nước Mỹ trước ngày bầu cử Tổng thống, ngày 1/11/1968, Giônxơn tuyên bố ngừng ném bom bắn phá và mọi hành động chiến tranh khác chống Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Sau sự kiện này, cuộc đấu tranh giữa Việt Nam và Mỹ bắt đầu xoay quanh vấn đề hình thức, thành phần hội nghị và đã đi đến thống nhất tổ chứcHội nghị Bốn bên bao gồm: Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam), Hoa Kỳ và Việt Nam cộng hoà (chính quyền Sài Gòn).

Tháng 1 năm 1969, Hội nghị 4 bên về Việt Namchính thức họp phiên đầu tiên tạiPari. Lập trường bốn bên, mà thực chất là của hai bên, Việt Nam và Mỹ, giai đoạn đầu rất xa nhau, mâu thuẫn nhau, khiến cho các cuộc đấu tranh diễn ra gay gắt trên bàn hội nghị, đến mức nhiều lúc phải gián đoạn thương lượng. Trong thời gian này, trên chiến trường cả hai bên Việt Nam và Mỹ đều tìm mọi cách giành thắng lợi quyết định về quân sự để thay đổi cục diện chiến trường, lấy đó làm áp lực cho mọi giải pháp chấm dứt chiến tranh trên thế mạnh mà cả hai phía đang giành giật trên bàn đàm phán nhưng chưa đạt kết quả. Những thắng lợi quân sự của ta trong các chiến dịch Đường 9 – Nam Lào, Đông Bắc và Đông Nam Campuchia trong năm 1971; các chiến dịch tiến công Trị - Thiên, Bắc Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Bình Định, Khu 8 Nam Bộ… trong năm 1972 đã làm quân Mỹ - nguỵ bị thiệt hại nặng nề, từng bước làm phá sản chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và tạo thế thuận lợi cho ta trên bàn đàm phán.

Ngày 8/10/1972, phái đoàn Việt Nam đưa cho Mỹ bản dự thảo “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam” và đề nghị thảo luận để đi đến ký kết. Lúc đầu, bản dự thảo được các bên nhất trí nhưng đến ngày 22/10/1972 phía Mỹ lật lọng viện dẫn chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đòi sửa đổi bản dự thảo. Đêm 18/12/1972, tổng thống Mỹ Nixon ra lệnh ném bom huỷ diệt Hà Nội và Hải Phòng bằng B52. Cuộc đụng đầu lịch sử trong 12 ngày đêm được ví là "Trận Điện Biên Phủ trên không" kết thúc bằng việc 38 pháo đài bay B52 và 43 máy bay chiến đấu khác của Mỹ bị bắn rơi ngay trên bầu trời Hà Nội. Thất bại của Mỹ trên chiến trường miền Nam cùng với thất bại của không quân chiến lược Mỹ trên bầu trời Hà Nội, đẩy Mỹ vào thế thua không thể gượng nổi, buộc chúng phải chấp nhận thất bại, nối lại đàm phán tại Pari. Trên tư thế bên chiến thắng, phái đoàn ta tại cuộc đàm phán đã kiên quyết đấu tranh giữ vững nội dung của dự thảo Hiệp định đã thoả thuận.

Cuối cùng, ngày 22/1/1973 tại Trung tâm các Hội nghị quốc tế Clêbe, đúng 12 giờ 30 phút (giờ Pari) Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Kitxinhgiơ ký tắt. Ngày 27/11/973, Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được ký chính thức giữa Bộ trưởng Ngoại giao các bên.

Hiệp định nêu rõ: Hoa Kỳ và các nước khác cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước ViệtNam.

Hoa Kỳ phải hoàn toàn chấm dứt chiến tranh xâm lược, chấm dứt sự dính líu về quân sự và can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. Rút hết quân đội của Mỹ và của các nước khác, cố vấn và nhân viên quân sự, vũ khí và dụng cụ chiến tranh, hủy bỏ tất cả các căn cứ quân sự.

Tôn trọng quyền tự quyết và bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân miền Nam Việt Nam. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình thông qua tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ.

Ngày 29/3/1973, Bộ Chỉ huy Mỹ ở Sài Gòn làm lễ cuốn cờ. Đơn vị cuối cùng của quân đội viễn chinh Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam dưới sự kiểm soát của sĩ quan Việt Nam Dân chủ cộng hoà trong Uỷ ban Liên hợp quân sự bốn bên.

Trong thời gian khoảng 5 năm, Hiệp định Pari đã trải qua 201 phiên họp công khai, 45 cuộc họp riêng cấp cao, 500 cuộc họp báo, 1.000 cuộc phỏng vấn và đã có hàng nghìn cuộc mít tinh chống chiến tranh, ủng hộ Việt Nam. Trong các phiên họp chung công khai cũng như các cuộc tiếp xúc riêng, phía Việt Nam không bỏ qua bất cứ vấn đề quan trọng nào có liên quan đến cuộc chiến tranh ở Đông Dương, nhưng tập trung mũi nhọn đấu tranh vào hai vấn đề mấu chốt nhất là đòi rút hết quân Mỹ và quân 5 nước thân Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương khỏi miền Nam, đòi họ tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam. Phía Mỹ, trước sau vẫn nêu quan điểm “có đi có lại”, đòi hai bên (cả quân đội miền Bắc có tại miền Nam) “cùng rút quân”.

Hiệp định Pari về Việt Nam là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta ở cả hai miền đất nước, đã tạo ra bước ngoặt mới trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Cội nguồn của thắng lợi Hội nghị Pari là tinh thần quyết  chiến quyết thắng, là ý chí quật cường đấu tranh bền bỉ bảo vệ cho chân lý, giành độc lập tự do của cả dân tộc Việt Nam. Cuộc đấu tranh này phản ánh đầy đủ sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trí tuệ của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam, dựa vào chính nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Hội nghị Pari và Hiệp định Pari mãi mãi đi vào trong lịch sử cách mạng Việt Nam nói chung và ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh nói riêng như một dấu son không bao giờ phai mờ

Xem chi tiết tại: https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ho-so-su-kien-nhan-chung/su-kien-va-nhan-chung/hiep-dinh-pari-nam-1973-cham-dut-chien-tranh-lap-lai-hoa-binh-o-viet-nam-3379

IV. Tuyên truyền Chuyển đổi số

          Tài liệu: Vai trò của thanh niên tham gia Tổ công nghệ số cộng đồng và tuyên truyện chuyển đổi số (Xem chi tiết tại đây).

          Bài giảng: Tổ chức Đoàn làm gì để hỗ trợ thanh niên Chuyển đổi số
(Xem chi tiết tại đây).

V. Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 01/2024

- Giảm thuế giá trị gia tăng 2%;

- Sửa quy định về kê khai, thu, nộp phí, lệ phí;

- Từ ngày 15/1/2024, thực hiện quy định mới về phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ;

- Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị sử dụng 01 năm kể từ ngày cấp;

- Từ 1/1/2024, thực hiện quy định mới về khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự;

- Hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần người có uy tín;

Nguồn: https://baochinhphu.vn/chinh-sach-moi-co-hieu-luc-tu-thang-1-2024-102231230230646004.htm

VI. Các văn bản tuyên truyền

- Hướng dẫn số: 46-HD/BTGTU, ngày 29/12/2023 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về việc tuyên truyền các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024 . (Xem chi tiết tại đây)

 - Công văn số: 4621/UBND-NC, ngày 29/12/2023 của Ủy Ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg, ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn tỉnh. (Xem chi tiết tại đây)

- Công văn số: 1284-CV/TWH, ngày 27/12/2023 của Ủy Ban TW Hội LHTN Việt Nam về việc tuyên truyền 110 năm ngày sinh Đồng chí Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (01/01/1914 – 01/01/2024). (Xem chi tiết tại đây)

- Công văn số: 2158 – CV/BTGTU, ngày 27/12/2023 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về việc tuyền truyền kỷ niệm 45 năm Ngày chiến thánh chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng.  (Xem chi tiết tại đây)

- Chỉ thị số: 09/CT-UBND, ngày 26/12/2023 của UBND tỉnh Kon Tum về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên Đán Giáp Thìn n2024 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. (Xem chi tiết tại đây)

- Công văn số: 2649-CV/TWĐTN-BTG, ngày 22/12/2023 của Trung ương Đoàn về việc tuyên truyền Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 – 2029. (Xem chi tiết tại đây)

- Nghị quyết số: 61/NQ-HĐND, ngày 10/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2024. (Xem chi tiết tại đây)

- Nghị quyết số: 80/NQ-HĐND, ngày 10/12/2023 cuả Hội đồng nhân dân tỉnh về việc số lượng cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt dộng không chuyên trách cấp xã trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2024. (Xem chi tiết tại đây)

- Nghị quyết số: 71/2023/NQ-HĐND, ngày 10/12/2023 cuả Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định nội dung, mức hỗ trợ kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương thực hiên Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum. (Xem chi tiết tại đây)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: