• :
  • :
Báo công dâng Bác trước thềm Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX Hội nghị phổ biến, quán triệt, tuyên truyền các Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy gắn với Nghị quyết Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum, nhiệm kỳ 2024-2029 Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực giám sát đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 Tổ chức giải Pickleball chào mừng 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam "Em nuôi của Đoàn" - Chắp cánh những ước mơ Tiếp tục chuỗi các hoạt động tình nguyện mùa đông năm 2024 và xuân tình nguyện năm 2025 Kon Rẫy: Hội nghị tổng kết công tác Đoàn, Hội và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 Tuổi trẻ 05 lực lượng tổ chức các hoạt động nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân Ấm áp chương trình Tình nguyện mùa đông năm 2024 Tình nguyện mùa đông năm 2024 Cuộc thi Tìm hiểu 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân; 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam Thắt chặt tình hữu nghị giữa Tuổi trẻ Kon Tum – Sê Kông (Lào)
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Người sáng lập tổ chức Đảng đầu tiên ở Kon Tum

Ngục Kon Tum là nơi chứng kiến sự ra đời của tổ chức Đảng đầu tiên ở Kon Tum - Chi bộ binh. Người có công đầu tiên và lớn nhất trong sự kiện này chính là tù nhân chính trị Ngô Đức Đệ.

Việc thành lập Chi bộ binh ngay trong nhà lao Kon Tum, ngày 25 tháng 9 năm 1930 mang ý nghĩa lịch sử to lớn. Đây là tổ chức Đảng đầu tiên ở Kon Tum, với người đảng viên Kon Tum đầu tiên được kết nạp vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời đánh dấu một bước phát triển mới trên phương diện vận động, tập hợp, tổ chức, lãnh đạo phong trào kháng chiến chống Pháp của binh lính và quần chúng nhân dân tỉnh Kon Tum. Ngày 03-01-2006, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã thống nhất chọn ngày 25-9 làm Ngày truyền thống Đảng bộ tỉnh. Sự kiện này cũng minh chứng vai trò quan trọng của đồng chí Ngô Đức Đệ, người đặt nền móng xây dựng tổ chức Đảng ở tỉnh Kon Tum.

Đồng chí Ngô Đức Đệ người xã Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, là đảng viên Tân Việt cách mạng Đảng, sau đó là Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Sau khi Đảng được thành lập và Đông Dương Cộng sản liên đoàn sáp nhập vào Đảng, đồng chí là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng chí bị thực dân Pháp bắt trong cuộc họp thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn ở gần Bến Đò Trai, thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Chúng giam đồng chí ở nhà lao Vinh, Nghệ An. Sau khi kết án, thực dân Pháp đày đồng chí lên giam giữ tại nhà lao Kon Tum khoảng vào tháng 6 -1930, trở thành một trong những người tù chính trị đầu tiên bị giam giữ tại Nhà lao Kon Tum.

Là tù nhân chính trị, thực dân Pháp kết trọng án, đồng chí Đệ bị giam tại phòng biệt giam, bên cạnh phòng làm việc của Quản lao để dễ bề giám sát. Nhưng cũng từ sự thận trọng của chúng nên đã xảy ra một kết cục mà bọn thực dân đế quốc không thể ngờ tới. Tại đây, với bản lĩnh, kinh nghiệm và sự khôn khéo của người chiến sỹ Cộng sản, đồng chí Ngô Đức Đệ đã biến cái rủi thành cái may, nhanh chóng tuyên truyền, cảm hoá được những ông đội, ông cai và binh lính cầm súng trong hàng ngũ địch trở thành những người yêu nước, ngã về phía cách mạng, về phía Đảng. Quá trình cảm hóa và tuyên truyên đã diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng. Người đầu tiên được đồng chí Đệ cảm hóa, giáo dục là Huỳnh Đăng Thơ (Đội Thơ). Là một thanh niên có khí chí, khảng khái, hiểu biết nhiều, thái độ nhã nhặn, đội Thơ rất mến và có nhiều ưu ái riêng. Nhờ đó, đồng chí Ngô Đức Đệ đã tuyên truyền, giác ngộ đội Thơ và lần lượt nhiều người sau đó ngã về phía cách mạng. Từ đội Thơ, Huỳnh Liễu (cai Liễu) và Nguyễn Cừ (cai Cừ) cũng lần lượt được cảm hoá và đứng vào tổ chức Hội hữu ái (gồm Huỳnh Đăng Thơ, Huỳnh Liễu, Nguyễn Cừ) do đồng chí Ngô Đức Đệ sáng lập.

Sau một thời gian thử thách, đến ngày 10-9-1930, ngay tại trong nhà lao, đồng chí Ngô Đức Đệ tuyên bố kết nạp Huỳnh Đăng Thơ vào Đảng Cộng sản Việt Nam, đó là người đảng viên Đảng Cộng sản đầu tiên ở tỉnh Kon Tum. Về sau, nhờ sự giúp đỡ tích cực của đồng chí Thơ, đồng chí Ngô Đức Đệ tiếp tục kết nạp các đồng chí Huỳnh Liễu và Nguyễn Cừ. Ngày 25-9-1930, chi bộ Đảng Cộng sản trong binh lính nhà lao Kon Tum (Chi bộ binh) được thành lập gồm bốn đảng viên, đồng chí Ngô Đức Đệ làm Bí thư. Như vậy, chỉ mấy tháng sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, chi bộ Đảng đầu tiên ở Kon Tum cũng hình thành.

Chi bộ trong binh lính ở nhà lao Kon Tum được thành lập, mà đảng viên là những ông đội, ông cai, làm cho tư tưởng của Đảng, ánh sáng của cách mạng càng có điều kiện nhanh chóng lan rộng, tạo thuận lợi cho Chi bộ binh hoạt động, phát triển và tiến đến thành lập tổ chức Đảng mới - Chi bộ đường phố ra đời.

Trong thời gian vận động chuẩn bị thành lập Chi bộ binh, đồng chí Ngô Đức Đệ tích cực tìm bắt liên lạc với bên ngoài nhà lao, trong thị xã và Xứ ủy Trung kỳ. Thời gian này, đồng chí Ngô Đức Đệ đã khéo léo che dấu và giải thoát cho đồng chí Hà Thế Hạnh và một số công nhân hoạt động ở Đồn điền Bàu Cạn (Gia Lai), vì tham gia đấu tranh ở Bàu Cạn nên bị bắt lên Nhà lao Kon Tum. Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ đi thắp đèn đường phố Kon Tum, đồng chí Đệ đã nhanh chóng bắt liên lạc với đồng chí Lê Hữu Thiềm, là người được Xứ ủy Trung kỳ giao nhiệm vụ hoạt động ở Kon Tum, lúc này đang làm Thư ký Tòa sứ Kon Tum và các đồng chí Dương Văn Lan, Nguyễn Thị Hợi, được Xứ ủy Trung kỳ phái đi hoạt động ở Đà Nẵng và Quy Nhơn, nhưng bị địch khủng bố, mật thám bám đuổi, nên cả hai lên Kon Tum trá hình người làm thuê để hoạt động. Với sự tham gia tác động của đồng chí Ngô Đức Đệ, đầu năm 1931, Chi bộ đường phố thị xã Kon Tum được thành lập, gồm các đồng chí Lê Hữu Thiềm, Dương Văn Lan, Nguyễn Thị Hợi.

Hai chi bộ đảng đang hoạt động tích cực trong nhà lao và thị xã Kon Tum thì bị lộ. Bọn thực dân Pháp ở Kon Tum đã biết được do một số cơ sở ở Quy Nhơn bị vỡ, một số đảng viên bị bắt không chịu nổi sự tra tấn của kẻ thù nên khai ra đồng chí Lê Hữu Thiềm. Tháng 3-1931, Lê Hữu Thiềm bị bắt. Sau đó, cả ba đảng viên cùng là cấp ủy Chi bộ binh là Huỳnh Đăng Thơ, Huỳnh Liễu và Nguyễn Cừ lần lượt bị bắt và đày qua Nhà lao Buôn Ma Thuột vào tháng 7-1931. Đồng chí Ngô Đức Đệ bị chuyển từ lao trong ra giam ở lao ngoài. Đảng viên trong Chi bộ binh phân tán, mất liên lạc. Hoạt động của Chi bộ binh rất khó khăn, dần dần đi tới tan rã. Chi bộ đường phố cũng dần bị vô hiệu hóa.

Tuy ra đời và tồn tại trong một thời gian ngắn, nhưng sự kiện thành lập hai chi bộ Đảng Cộng sản vào những năm 1930-1931 ở Kon Tum có ý nghĩa tích cực đối với cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng quê hương, giải phóng con người ở Kon Tum. Tuy trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nhưng sự ra đời và hoạt động của hai chi bộ Đảng đã có tác động góp phần phát triển phong trào cách mạng ở địa phương. Đó là những đảng viên Cộng sản lại là những ông đội, ông cai, ông quản, những người chỉ huy và binh lính trong hàng ngũ địch. Một số đảng viên cắm sâu trong bộ máy cai trị (Tòa công sứ, Nhà lao…) của chúng để hoạt động, đã một thời làm nòng cốt, lãnh đạo phong trào cách mạng ở Kon Tum, tổ chức phát động quần chúng tham gia đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ, bảo vệ cách mạng, tạo được ảnh hưởng của Đảng sâu rộng trong quần chúng nhân dân địa phương.

Chín mươi năm đã trôi qua, Ngục Kon Tum là nơi chứng kiến những khúc ca bi tráng được các chiến sĩ Cộng sản viết lên trong Cuộc đấu tranh Lưu huyết và Cuộc đấu tranh Tuyệt thực vang động núi rừng, gắn với sự kiên cường, bất khuất của những Trương Quang Trọng, Đặng Thái Thuyến, Nguyễn Huy Lung, Hồ Độ… Ngục Kon Tum cũng chính là nơi chứng kiến sự ra đời của tổ chức Đảng đầu tiên ở Kon Tum - Chi bộ binh. Người có công đầu tiên và lớn nhất trong sự kiện này chính là tù nhân chính trị Ngô Đức Đệ. Tại đây, với bản lĩnh, kinh nghiệm và sự khôn khéo của người chiến sỹ Cộng sản, đồng chí Ngô Đức Đệ đã nhanh chóng tuyên truyền, cảm hoá được những ông đội, ông cai và binh lính cầm súng trong hàng ngũ địch trở thành những người yêu nước, ngã về phía cách mạng. Họ trở thành những đảng viên ưu tú, người Cộng sản kiên trì, dũng cảm đấu tranh chống lại thực dân Pháp, tạo tầm ảnh hưởng to lớn cho phong trào cách mạnh trên mãnh đất Kon Tum.

Nguồn: http://www.tuyengiaokontum.org.vn/ - TP


Nguồn: www.tuoitrekontum.org.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: