• :
  • :
Cùng nhau làm việc chưa từng có, cả trăm người dân nhìn đường lo lấp ló mà vui Giới thiệu Nghị định số 15/2023/NĐ-CP quy định về thí điểm thưởng hợp đồng đối với gói thầu xây lắp thuộc các dự án giao thông trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Đoàn viên thanh niên và thiếu niên nhi đồng huyện Ngọc Hồi hưởng ứng Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam năm 2024 Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho đoàn viên tại các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2024 Công an giúp dân tìm lại gần 1,2 tỷ đồng vứt nhầm trong thùng rác Nâng cao cảnh giác trước hành vi lợi dụng việc tổ chức “Học kỳ trong Quân đội” để lừa đảo trên địa bàn tỉnh Kon Tum Người lính biên phòng giúp dân vùng biên đuổi nghèo Giới thiệu Thông tư số 03/2023/TT-NHNN quy định ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN Hơn 200 cán bộ chiến sĩ công an Hà Tỉnh hiến máu tình nguyện CSGT nhặt được xấp tiền, trao trả cho người đánh rơi Giới thiệu Thông tư số 02/2023/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn Nhóm bạn trẻ tái sinh rừng, trồng cây giống tạo sinh kế cho bà con
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Đảng bộ tỉnh Kon Tum: Những dấu mốc lịch sử và các kỳ đại hội

Tại Thông báo kết luận số 59-TB/TU, ngày 17-3-2006, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum đã thống nhất lấy ngày 25-9-1930 làm ngày truyền thống Đảng bộ tỉnh.

Những dấu mốc lịch sử

Sau thất bại của Cao trào cách mạng Xô Viết Nghệ tĩnh (1930-1931), với âm mưu dùng nơi rừng thiêng, nước độc để giết dần, giết mòn những người Cộng sản, cách ly họ với phong trào cách mạng ở các tỉnh đồng bằng, tháng 6-1930, thực dân Pháp đưa đồng chí Ngô Đức Đệ-đảng viên Tân Việt (sau này là đảng viên Đảng Cộng sản) từ nhà lao Hà Tĩnh lên giam cầm ở nhà tù Kon Tum (Lao Trong). Tại đây, với tinh thần của người đảng viên Cộng sản, đồng chí Ngô Đức Đệ đã tìm cách gần gũi, tuyên truyền cảm hóa được các ông đội, ông cai rồi đi đến việc vận động thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Kon Tum ngay tại nhà Ngục Kon Tum vào ngày 25-9-1930 (Tại Thông báo kết luận số 59-TB/TU, ngày 17-3-2006, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum đã thống nhất lấy ngày 25-9-1930 làm ngày truyền thống Đảng bộ tỉnh). Chi bộ gồm 4 đảng viên: Ngô Đức Đệ, Huỳnh Đăng Thơ (đội Thơ hay đội Phụng), Huỳnh Liễu (cai Liễu), Nguyễn Cừ (cai Cừ), do đồng chí Ngô Đức Đệ làm Bí thư. Đến đầu tháng 3-1931 chi bộ đã phát triển được 17 đồng chí.
Trong khi xúc tiến việc thành lập Chi bộ binh, các đảng viên Cộng sản đã tìm cách liên lạc móc nối với cơ sở bên ngoài nhà lao và đã liên lạc được các cơ sở của Đảng như Hà Phú Hương (Hà Thế Hạnh), Dương Văn Lan, Nguyễn Thị Hợi, Lê Hữu Thiềm...nối được đường dây chỉ đạo của Xử ủy Trung kỳ. Dưới sự tác động của đồng chí Ngô Đức Đệ, sau một thời gian chuẩn bị, đến đầu năm 1931, các đồng chí đảng viên bên ngoài nhà lao tiến hành thành lập chi bộ - còn gọi là chi bộ đường phố thị xã Kon Tum, gồm 3 đồng chí Lê Hữu Thiềm, Dương Văn Lan và Nguyễn Thị Hợi, do đồng chí Lê Hữu Thiềm làm Bí thư.

Sau khi được thành lập, hai chi bộ Đảng ở Kon Tum tích cực hoạt động gây dựng cơ sở, móc nối liên lạc với Xứ uỷ Trung kỳ thông qua cơ sở ở Quy Nhơn. Tuy nhiên, do địch phát hiện và khủng bố, đến giữa năm 1931, hoạt động của hai chi bộ Đảng ở Kon Tum bị tan rã. Từ đây phong trào đấu tranh của nhân dân các dân tộc Kon Tum thiếu hẳn sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản cho đến sau khi giành chính quyền cách mạng tháng 8-1945.

Ngày 25-8-1945, Kon Tum hoàn thành việc giành chính quyền về tay cách mạng, nhưng vẫn chưa có tổ chức Đảng Cộng sản trực tiếp lãnh đạo. Cuối tháng 10-1945, Xứ ủy Trung bộ đã điều động đồng chí Võ Thị Hồng Sâm-cán bộ Phụ nữ Trung bộ và một số đồng chí đảng viên khác lên công tác ở Kon Tum để giúp Tỉnh xây dựng thực lực cách mạng và chuẩn bị ra đời tổ chức Đảng. Đến tháng 12-1945, trên cơ sở số đảng viên được tăng cường và các đảng viên mới kết nạp, Kon Tum đã tiến hành thành lập Chi bộ Đảng, đây cũng là Chi bộ Đảng đầu tiên của Tỉnh được thành lập lại kể từ sau khi giành chính quyền Cách mạng Tháng Tám. Thành phần ban đầu gồm 06 đồng chí, do đồng chí Võ Thị Hồng Sâm làm Bí thư, cùng với 05 đồng chí là Hoàng Xuân, Lê Văn Đức, Lê Tự Thắng, Lê Văn Thiêng và Lương Thị Thanh Khê. Sau đó Chi bộ đã phát triển thêm đảng viên và thành lập thêm một chi bộ trong lực lượng vũ trang, do đồng chí Lê Tự Thắng làm Bí thư.

Đầu tháng 02-1946, được sự thống nhất của Xứ ủy Trung kỳ, Tỉnh ủy lâm thời Kon Tum thành lập, đồng chí Trần Lung được chỉ định làm Bí thư, trực tiếp phụ trách chính quyền. Các Ủy viên gồm: đồng chí Võ Thị Hồng Sâm được phân công thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Lê Văn Đức, phụ trách công tác quân sự; đồng chí Lê Tự Thắng, Chính trị viên, phụ trách công tác chính trị. Sau khi thành lập, đồng chí Trần Lung-Bí thư Tỉnh ủy được Xứ ủy triệu tập về họp và được phân công ở lại Xứ ủy công tác. Đến tháng 3-1946, Xứ ủy tiếp tục cử đồng chí Võ Thúc Đồng lên thay đồng chí Trần Lung làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Trọng Ba được chỉ định bổ sung vào Tỉnh ủy. Ban chấp hành Tỉnh ủy lâm thời phân công nhiệm vụ như sau: Đồng chí Võ Thúc Đồng, Bí thư, phụ trách chung; đồng chí Nguyễn Trọng Ba, Tỉnh ủy viên, phụ trách công tác chính quyền; đồng chí Võ Thị Hồng Sâm, Tỉnh ủy viên, thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Lê Văn Đức, Tỉnh ủy viên, phụ trách công tác quân sự; đồng chí Lê Tự Thắng, Tỉnh ủy viên, phụ trách công tác chính trị trong lực lượng vũ trang.

Tháng 6-1946, sau khi bị thực dân Pháp tái chiếm Kon Tum và nhanh chóng thiết lập hệ thống cai trị từ tỉnh đến tổng, làng. Tổ chức Đảng của Tỉnh bị tan rã. Một lần nữa Kon Tum thiếu hẳn sự lãnh đạo của Đảng. Một số đảng viên di tản về đồng bằng và được phân công tiếp tục hoạt động ở các tỉnh; một số còn lại ở Kon Tum chờ sự phân công nhiệm vụ cấp trên tiếp tục hoạt động gây dựng cơ sở. Tháng 7-1947, Xứ ủy Trung kỳ quyết định thành lập Ban cán sự Đảng Khu Đông (huyện Kon Plông) và Khu Bắc (huyện Đăk Glei). Mỗi Ban cán sự Đảng có 05 ủy viên. Ban cán sự Khu Đông do đồng chí Vân Sơn làm Bí thư. Ban cán sự Khu Bắc do đồng chí Nguyễn Hữu Tiến làm Bí thư. Cùng với Ủy ban hành chính (hay Ủy ban chỉ huy) hai khu Đông và Bắc, Ban cán sự Đảng các Khu đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo gây dựng, mở rộng cơ sở chính quyền và thu được nhiều kết quả.

Tháng 3-1948, Khu ủy 5 quyết định sáp nhập hai Ban cán sự đảng Khu Đông và Khu Bắc thành Ban cán sự đảng tỉnh Kon Tum. Thành phần gồm các đồng chí: Nguyễn Trọng Ba (Bí thư), Nguyễn Hữu Tiến (Phó Bí thư) và đồng chí Vân Sơn (ủy viên). Trong thời gian từ tháng 3-1948 đến tháng 4-1950, Ban cán sự đảng Tỉnh tiếp tục xây dựng và củng cố về mọi mặt.

Ngày 13-3-1950, Ủy ban Kháng chiến Hành chính miền Nam Trung bộ ra Nghị định sáp nhập hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai thành một đơn vị hành chính lấy tên là tỉnh Gia Lai-Kon Tum. Liên khu ủy 5 chỉ định Ban cán sự đảng tỉnh Gia-Kon và phân công đồng chí đồng chí Nguyễn Xuân Nhĩ, Uỷ viên Liên Khu ủy làm Bí thư Ban cán sự. Tháng 5-1950, Ban cán sự đảng tỉnh đã chỉ định thành lập Ban cán sự các khu trực thuộc tỉnh. Địa bàn tỉnh Kon Tum có Ban cán sự Khu 1 (Đăk Glei), Khu 2 (Đăk Tô) và Khu 3 (Kon Plông). Tháng 01-1951, đồng chí Trịnh Huy Quang, Liên Khu ủy viên thay đồng chí Nguyễn Xuân Nhĩ.

Do yêu cầu phát triển phong trào kháng chiến, xây dựng căn cứ chiến lược, tháng 10-1951, Liên khu ủy 5 quyết định thành lập "Mặt trận Miền Tây" (còn gọi là Mặt trận 30), phạm vi gồm đại bộ phận tỉnh Kon Tum (cũ) và 4 huyện miền Tây tỉnh Quảng Ngãi là Ba Tơ, Trà Bồng, Minh Long, Sơn Hà. Ban cán sự đảng được chỉ định gồm đồng chí Trương Quang Tuân (Vũ), Liên Khu ủy viên, làm Bí thư Ban cán sự Đảng kiêm Chính ủy Mặt trận Miền Tây và các đồng chí Ủy viên: Dương Thành Đạt (Toàn), Nguyễn Thuận (Văn), Nguyễn Liên (Tài) và 5 đồng chí cán sự ủy viên khác trực tiếp ở huyện và chỉ huy lực lượng vũ trang Miền Tây. Sau khi thành lập, Ban cán sự Mặt trận Miền Tây đã tiến hành sắp xếp tổ chức Đảng để phù hợp với sự chỉ đạo thống nhất trên địa bàn. Theo đó, các Ban cán sự Đảng của các huyện (khu, phân khu) thuộc tỉnh Kon Tum và Huyện ủy của 4 huyện miền Tây tỉnh Quảng Ngãi được đặt dưới sự chỉ đạo của Ban cán sự Mặt trận Miền Tây.

Từ khi thành lập đến năm 1954, Ban cán sự đảng Mặt trận Miền Tây đã lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện khu vực miền Tây, tích cực đẩy mạnh các hoạt động xây dựng, củng cố, phát triển tổ chức đảng, lực lượng vũ trang và cơ sở chính quyền cách mạng các cấp; lãnh đạo phong trào cách mạng khu vực miền Tây đẩy mạnh việc củng cố, xây dựng căn cứ địa vững chắc, góp phần đấu tranh chống phá âm mưu và hành động của địch, tiến tới giải phóng hoàn toàn tỉnh Kon Tum (tháng 2-1954).
Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, đầu tháng 9-1954, địch tiếp quản tỉnh Kon Tum. Để đẩy mạnh công tác tổ chức chỉ đạo cách mạng trong tình hình mới, Liên khu uỷ 5 chỉ định Ban cán sự tỉnh Kon Tum gồm các đồng chí Trương Quang Tuân (Vũ), Nguyễn Liên (Mười Nguyên), Nguyễn Tuấn Tài (Trần Kiên), Phan Phụ (Quyết), Nguyễn Tiến Cang (Hùng), đồng chí Trương Quang Tuân làm Bí thư. Sau đó bổ sung các đồng chí Bùi Anh (Tiềm), Nguyễn Huề (Chiến), Phạm Trọng (Nhớ ) vào Ban cán sự tỉnh. Toàn tỉnh chia ra làm 6 khu nông thôn (tương đương với huyện) và 1 thị xã, sau đó tách ra 2 khu nông thôn nữa là Khu 8 và Khu 9. Mỗi khu có ban cán sự gồm 3 đến 5 uỷ viên; 10 đến 20 cán bộ phụ trách cơ sở. Riêng ở thị xã, có 3 đồng chí trong Ban cán sự và 3 đồng chí cán bộ bám cơ sở. Các uỷ viên Ban cán sự và cán bộ đều phân công nhau bám cơ sở.

Các kỳ đại hội

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ I được tổ chức ngày 09-3-1960 tại núi Ngọc Linh, làng Mô Gia (nay thuộc xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông). Dự Đại hội có 33 đại biểu thay mặt cho 524 đảng viên và 82 chi bộ trong toàn tỉnh về dự. Đại hội kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng bộ và phong trào quần chúng từ 1954 đến 1960; quyết định phương hướng, nhiệm vụ nhằm thực hiện Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khẩn trương chuẩn bị chuyển phong trào lên thế tấn công và nổi dậy giành quyền làm chủ đại bộ phận nông thôn, xây dựng và củng cố căn cứ vững mạnh. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ đầu tiên gồm 13 đồng chí (9 đồng chí chính thức và 4 đồng chí dự khuyết), Ban Thường vụ gồm 4 đồng chí. Đồng chí Trần Kiên làm Bí thư. Đồng chí Phan Phụ làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ II được tổ chức vào tháng 10-1965 tại làng Đăk Viên, xã Tê Xăng, H80 (nay là xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông). Đại hội tổng kết mọi mặt công tác và sự lãnh đạo của đảng bộ, đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ đánh bại chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ-ngụy. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 17 đồng chí, Ban Thường vụ gồm 7 đồng chí. Đồng chí Bùi Anh (Nguyễn Văn Tiềm) làm Bí thư. Đồng chí Nguyễn Phùng (Tập) làm Phó Bí thư Tỉnh ủy. Đồng chí Nguyễn Trọng Đàm làm Tỉnh đội trưởng.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ III được tổ chức từ ngày 08 đến ngày 15-11-1968 tại xã Đoàn, H30 (nay là phần phía Đông của huyện Đăk Glei). Dự Đại hội có 72 đại biểu thay mặt cho 2.000 đảng viên toàn tỉnh. Đại hội Đảng lần thứ III đã ra Nghị quyết xác định một trong những nhiệm vụ cấp bách, quan trọng của Đảng bộ tỉnh trong thời gian đến là phải gắn chặt xây dựng Đảng về tư tưởng và tổ chức với nhiệm vụ chính trị, lấy xây dựng tư tưởng làm chính; củng cố đi đôi với phát triển, tăng cường chất lượng đảng viên đồng thời phát triển số lượng; phải gắn chặt xây dựng, củng cố Đảng với phong trào đấu tranh quần chúng. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 23 đồng chí (19 đồng chí chính thức và 04 đồng chí dự khuyết). Đồng chí Phan Phụ được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ kiêm Trưởng Ban An ninh. Các đồng chí Nguyễn Phùng và đồng chí Phan Vững giữ chức phó bí thư Tỉnh uỷ.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ IV được tổ chức từ ngày 26-10 đến ngày 01-11-1971 tại làng Konxia, xã Ngọc Lây, H80 (nay thuộc địa bàn huyện Tu Mơ Rông). Dự Đại hội có 109 đại biểu (96 đại biểu chính thức và 13 đại biểu dự khuyết). Đại hội tổng kết, đánh giá những thành tựu nổi bật của phong trào cách mạng địa phương từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh tháng 11/1968, với nhiệm vụ trọng tâm là chống âm mưu “bình định nông thôn“ của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh“. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 28 đồng chí, (23 đồng chí chính thức và 5 đồng chí dự khuyết), Ban Thường vụ Tỉnh uỷ có 7 đồng chí. Đồng chí Phan Phụ được bầu làm Bí thư. Các đồng chí Phạm Trọng và Phan Vững làm phó bí thư Tỉnh uỷ.
Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ V được tổ chức vào tháng 10-1973 tại vùng giải phóng Kon Đào, xã Đăk Pxy, huyện Đăk Tô (nay là huyện Đăk Hà). Dự Đại hội có 160 đại biểu. Đại hội đánh giá nghiêm túc tình hình các mặt, nhất là việc tấn công địch, mở rộng vùng giải phóng, củng cố và phát triển vùng căn cứ cách mạng. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 27 đồng chí (25 đồng chí chính thức và 2 đồng chí dự khuyết), Uỷ viên Ban Thường vụ gồm 5 đồng chí. Đồng chí Phan Phụ được bầu giữ chức Bí thư. Đồng chí Trần Hoá (Trần Thanh Dân) và đồng chí Nguyễn Văn Sỹ được bầu làm phó bí thư Tỉnh uỷ.

Ngày 29-9-1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng (khóa III) ra Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ khu hợp tỉnh. Ngày 29-10-1975, Ủy ban nhân dân cách mạng Khu Trung Trung bộ ra quyết định sáp nhập hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum thành một tỉnh lấy tên là tỉnh Gia Lai-Kon Tum. Từ đây, nhân dân hai tỉnh dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chung của Đảng bộ Gia Lai-Kon Tum, tiếp tục chung tay vào công tác xây dựng và bảo vệ trong thời kỳ mới. Sau khi nhập tỉnh, Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời Gia Lai-Kon Tum được Khu ủy 5 chỉ định gồm 39 ủy viên, do đồng chí Nguyễn Tuấn Tài (Trần Kiên), Ủy viên Thường vụ Khu ủy 5 làm Bí thư, đồng chí Võ Trung Thành, Ủy viên Khu ủy làm Phó Bí thư Thường trực, các đồng chí Phan Phụ, Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum và Ksor Ní, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai làm Phó Bí thư. Cuối năm 1976, Trung ương quyết định bổ sung thêm đồng chí A Ma Quang làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai-Kon Tum lần thứ VI (vòng 1) được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 20-11-1976 tại Hội trường 19-5, thành phố Pleiku. Dự Đại hội có 295 đại biểu. Đại hội thảo luận và tham gia ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội Đảng và bầu đoàn đại biểu của Đảng bộ tỉnh đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV gồm 16 đồng chí. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VI (vòng 2) được tổ chức từ ngày 01 đến ngày 10-3-1977 tại Trường đảng tỉnh (nay là Trường Chính trị tỉnh Gia Lai). Đại hội nghiên cứu, quán triệt Văn kiện Đại hội IV của Đảng, nghiêm túc kiểm điểm, đánh giá tình hình và đề ra phương hướng nhiệm vụ cho kế hoạch những năm tiếp theo (1976-1980). Đại hội đã bầu vào Ban Chấp hành gồm 37 đồng chí (4 ủy viên dự khuyết), Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 11 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Văn Sỹ được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Các đồng chí Y Một và Võ Trung Thành (Năm Vinh) được bầu làm phó bí thư Tỉnh ủy.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai-Kon Tum lần thứ VII được tổ chức từ ngày 26-6 đến ngày 02-7-1979. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 45 uỷ viên (4 uỷ viên dự khuyết). Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ nhất bầu Ban Thường vụ gồm 11 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Văn Sỹ được bầu lại làm Bí thư. Đồng chí Võ Trung Thành được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh uỷ.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai-Kon Tum lần thứ VIII được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 19-3-1983. Dự Đại hội có 473 đại biểu chính thức thay mặt cho 13.199 đảng viên của 564 tổ chức cơ sở đảng trong toàn tỉnh. Đại hội bầu 45 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ, 13 đồng chí vào Ban Thường vụ. Đồng chí Nguyễn Văn Sỹ tiếp tục được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai-Kon Tum lần thứ IX được tổ chức từ ngày 21 đến 26-10-1986. Đại hội chủ trương xây dựng Đảng bộ vững mạnh là yếu tố quyết định thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mục tiêu kinh tế-xã hội trong kế hoạch 5 năm 1986-1990. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành gồm 58 đồng chí (13 đồng chí dự khuyết). Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ nhất bầu ra Ban Thường vụ gồm 15 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Văn Sỹ tiếp tục được giữ chức Bí thư. Các đồng chí Sô Lây Tăng, Nguyễn Văn Tiềm, Ngô Thành được bầu làm phó bí thư Tỉnh ủy.

Ngày 09-10-1991, Ban chấp hành Đảng bộ lâm thời tỉnh Kon Tum (tỉnh Kon Tum được thành lập lại tháng 8-1991) tiến hành kỳ họp lần thứ nhất, thảo luận và quyết định một số vấn đề cấp bách: phân công cấp uỷ viên; bầu Uỷ ban kiểm tra Tỉnh uỷ, thống nhất thời gian, đại biểu, khẩn trương chuẩn bị Đại hội vòng 2 Đảng bộ tỉnh. Đại hội đại biểu tỉnh Kon Tum lần thứ X (vòng 2) được tổ chức từ ngày 25 đến ngày 27-5-1992. Dự Đại hội có 145 đại biểu đại diện cho hơn 4.430 đảng viên của 237 tổ chức cơ sở đảng. Đại đội vinh dự được đón đồng chí Đỗ Mười, Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng và đồng chí Nông Đức Mạnh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Dân tộc Trung ương về dự và chỉ đạo Đại hội bầu ra Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 1991-1995 gồm 36 ủy viên. Đồng chí Sô Lây Tăng được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Ka Ba Tơ và đồng chí Nguyễn Hồng Quang được bầu làm phó bí thư Tỉnh ủy.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XI được tổ chức từ ngày 02 đến 04-5-1996 tại Nhà văn hóa Sư Đoàn 10. Dự Đại hội có 249 đại biểu đại diện cho 6.000 đảng viên thuộc 280 tổ chức cơ sở đảng trong toàn Đảng bộ tỉnh. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 43 đồng chí; đồng chí Sô Lây Tăng được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ka Ba Tơ và Nguyễn Thanh Cao được bầu làm phó bí thư Tỉnh ủy.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XII, nhiệm kỳ 2001-2005 được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20-01-2001, tại Hội trường Ngọc Linh, thị xã Kon Tum. Dự Đại hội có 289 đại biểu đại diện cho 9.000 đảng viên thuộc 7 đảng bộ huyện, thị và 6 đảng bộ trực thuộc. Đại hội tập trung thảo luận, tham gia ý kiến vào dự thảo văn kiện trình Đại hội IX của Đảng; nghiêm túc kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị giai đoạn 1996-2000 và thông qua Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ XII (2001-2005). Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Đảng bộ khoá XII gồm 43 đồng chí; Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ nhất bầu Ban Thường vụ Tỉnh uỷ gồm 13 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Thanh Cao được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ; đồng chí Y Vêng và đồng chí Trần Anh Linh được bầu làm phó bí thư Tỉnh uỷ.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2005-2010 được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 14-12-2005, tại Hội trường Ngọc Linh, thị xã Kon Tum (nay là thành phố Kon Tum). Dự Đại hội có 297 đại biểu của 14 đảng bộ trực thuộc, thay mặt cho 12.000 đảng viên trong toàn tỉnh. Đại hội đã tập trung đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII đảng bộ tỉnh, đề ra phương hướng, nhiệm vụ lãnh đạo nhiệm kỳ 2005-2010; thảo luận tham gia ý kiến đối với dự thảo Văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quóc lần thứ X; đồng thời ban hành một số chương trình chủ yếu nhằm phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và xây dựng hệ thống chính trị tỉnh Kon Tum giai đoạn 2006-2010. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII gồm 47 đồng chí; Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ nhất bầu Ban Thường vụ gồm 13 đồng chí. Đồng chí Y Vêng được bầu lại làm Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Trần Anh Linh được bầu lại làm Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy; bầu Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy gồm 10 đồng chí; bầu Đoàn đại biểu đi dự đại hội Đảng toàn quốc gồm 11 đồng chí.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2010-2015 được tổ chức từ ngày 04-10-2010 đến ngày 06-10-2010 tại Hội trường Ngọc Linh, thành phố Kon Tum. Dự Đại hội có 323 đại biểu (trong đó có 44 đại biểu đương nhiên, 279 đại biểu bầu) đại diện cho trên 17.000 đảng viên của 14 đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIV gồm 55 đồng chí, trong đó nữ: 08 đồng chí (14,5%); dân tộc thiểu số: 14 đồng chí (25,5%); tuổi bình quân 48,9 tuổi; tái cử: 33 đồng chí (60%). Đại hội bầu đồng chí Hà Ban, Phó bí thư Tỉnh uỷ khoá XIII giữ chức Bí thư Tỉnh ủy khóa XIV; bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng gồm 14 đại biểu chính thức và 01 đại biểu dự khuyết. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIV đã tiến hành bầu 14 đồng chí vào Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; bầu các đồng chí Y Mửi, Nguyễn Văn Hùng, Đào Xuân Quí giữ chức phó bí thư Tỉnh uỷ; bầu Uỷ ban kiểm tra Tỉnh uỷ gồm 11 đồng chí, đồng chí Nguyễn Văn Hòa được bầu giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Tỉnh uỷ khóa XIV.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015-2020 được tổ chức từ ngày 30-9-2015 đến ngày 03-10-2015 tại Hội trường Ngọc Linh, thành phố Kon Tum. Dự Đại hội có 342 đại biểu trên 343 đại biểu được triệu tập, gồm 44/45 Tỉnh ủy viên khóa XIV là đại biểu đương nhiên và 298 đại biểu được bầu từ Đại hội của 15 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy đại diện cho 23.637 đảng viên trong toàn Đảng bộ. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XV gồm 54 đồng chí; bầu 15 đại biểu chính thức và 2 đại biểu dự khuyết dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XV đã bầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 15 đồng chí; bầu đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy khóa XIV tái cử giữ chức Bí thư Tỉnh ủy khóa XV; bầu các đồng chí Y Mửi, Đào Xuân Quí (trong đó có 01 nữ, 01 dân tộc thiểu số) tái cử giữ chức phó bí thư Tỉnh ủy khóa XV; bầu Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy gồm 11 đồng chí (trong đó có 02 nữ, 1 dân tộc thiểu số) và bầu đồng chí Nguyễn Văn Hòa tái cử giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy khoá XV.

Nguồn http://tuyengiaokontum.org.vn/ -TP


Nguồn: www.tuoitrekontum.org.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: