• :
  • :
Nữ Hiệu trưởng dùng đồng lương ít ỏi để mua đồ dùng học tập, xin quần áo cho học sinh nghèo Cùng nhau làm việc chưa từng có, cả trăm người dân nhìn đường lo lấp ló mà vui Giới thiệu Nghị định số 15/2023/NĐ-CP quy định về thí điểm thưởng hợp đồng đối với gói thầu xây lắp thuộc các dự án giao thông trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Đoàn viên thanh niên và thiếu niên nhi đồng huyện Ngọc Hồi hưởng ứng Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam năm 2024 Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho đoàn viên tại các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2024 Công an giúp dân tìm lại gần 1,2 tỷ đồng vứt nhầm trong thùng rác Nâng cao cảnh giác trước hành vi lợi dụng việc tổ chức “Học kỳ trong Quân đội” để lừa đảo trên địa bàn tỉnh Kon Tum Người lính biên phòng giúp dân vùng biên đuổi nghèo Giới thiệu Thông tư số 03/2023/TT-NHNN quy định ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN Hơn 200 cán bộ chiến sĩ công an Hà Tỉnh hiến máu tình nguyện CSGT nhặt được xấp tiền, trao trả cho người đánh rơi Giới thiệu Thông tư số 02/2023/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam khóa V

HƯỚNG DẪN
Thực hiện Điều lệ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt
Nam

Căn cứ Điều lệ Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam đã được thông qua tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V và Quyết định số: 42/QĐ-BNV ngày 26/4/2005 của Bộ Nội vụ về việc phê duyệt Điều lệ (sửa đổi) Hội LHTN Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Hội LHTN Việt Nam hướng dẫn việc thực hiện Điều lệ như sau:

Phần I
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ HỘI VIÊN VÀ THÀNH VIÊN TẬP THỂ CỦA HỘI LHTN VIỆT
NAM


I. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ HỘI VIÊN
1. Việc công nhận thanh niên vào Hội
a. Nam, nữ thanh niên Việt Nam từ 15 đến 35 tuổi, bao gồm cả thanh niên Việt Nam đang học tập, lao động, công tác ở nước ngoài có các điều kiện:
- Tán thành điều lệ Hội;
- Tự nguyện gia nhập Hội;
- Tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức của Hội và thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của hội viên đều được xét công nhận vào Hội.
Những người quá 35 tuổi nếu có nguyện vọng và ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của Hội vẫn được kết nạp vào Hội.
b. Những thanh niên sau đây không xem xét công nhận vào Hội:
- Đang trong thời gian thi hành án phạt tù, giáo dục cải tạo tập trung, cải tạo không giam giữ, đang trong thời gian tạm giam, tạm giữ, bị hạn chế một số quyền công dân.
- Mắc bệnh tâm thần.
c. Quy trình công nhận hội viên:
- Các cấp bộ Hội truyên truyền, giới thiệu về Hội LHTN Việt
Nam cho thanh niên.
- Thanh niên đề đạt nguyện vọng gia nhập Hội với chi hội trưởng, chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) hoặc đội, nhóm trưởng bằng đơn hoặc ghi tên vào danh sách gia nhập Hội.
- Đại diện chi hội, Ban chủ nhiệm CLB, đội, nhóm trưởng xem xét và lập danh sách báo cáo lên Ủy ban Hội cấp trên trực tiếp.
- Ủy ban Hội cấp trên trực tiếp ra quyết định công nhận hội viên mới theo danh sách chi hội, CLB, đội nhóm đề nghị (trong trường hợp chưa có con dấu thì đóng dấu xác nhận của Ban chấp hành Đoàn cùng cấp hay của Ủy ban Hội cấp trên).
- Tổ chức lễ công nhận Hội viên theo Nghi thức Hội.
d. Việc xóa tên và rút tên trong danh sách hội viên:
- Hội viên rút tên trong danh sách hội viên khi hết tuổi Hội hoặc không có nguyện vọng hay điều kiện tham gia sinh hoạt Hội. Trước khi rút tên phải báo cáo với chi hội, CLB, đội nhóm và bàn giao xong các công việc mà hội viên có liên quan đến tổ chức Hội.
- Hội viên không tham gia sinh hoạt hoặc không đóng Hội phí theo quy định của Điều lệ Hội và Hội cơ sở mà không có lý do chính đáng thì chi hội, CLB, đội nhóm xem xét quyết định xóa tên trong danh sách hội viên, đồng thời báo cáo lên Ủy ban Hội cấp trên trực tiếp.
- Đối với chi hội, CLB, đội nhóm khi bị giải thể thì Ủy ban Hội cấp trên giới thiệu hội viên có nhu cầu nguyện vọng về sinh hoạt tại chi hội, CLB, đội, nhóm phù hợp.

2. Quyền đề cử, ứng cử của hội viên
a. Quyền đề cử:
- Tại Đại hội, Hội nghị toàn thể, mọi hội viên đều có quyền đề cử người đủ tiêu chuẩn để hiệp thương cử vào Ủy ban Hội và hiệp thương làm đại biểu đi dự Đại hội, Hội nghị đại biểu Hội cấp trên; Đại biểu chính thức của Đại hội đại biểu, Hội nghị đại biểu có quyền đề cử người đủ tiêu chuẩn để hiệp thương vào Ủy ban Hội hoặc đề cử đại biểu chính thức vào danh sách hiệp thương cử là đại biểu đi dự Đại hội, Hội nghị đại biểu Hội cấp trên (người đề cử có trách nhiệm cung cấp thông tin, phiếu nhận xét, sơ yếu lý lịch của người được đề cử cho đoàn Chủ tịch Đại hội).
- Các ủy viên Ủy ban Hội có quyền đề cử ủy viên Ủy ban Hội để hiệp thương vào các chức danh lãnh đạo của Hội.
- Khi đề cử người vào danh sách hiệp thương cử làm ủy viên Ủy ban Hội (đối với người được đề cử không phải là đại biểu của Đại hội), người đề cử phải cung cấp hồ sơ (đơn đề cử, sơ yếu lý lịch, nhận xét của Ủy ban Hội cấp cơ sở) của người được đề cử cho Ủy ban Hội cấp triệu tập Đại hội.
b. Quyền ứng cử:
- Mọi hội viên đều có quyền ứng cử để được các cấp Hội hoặc tổ chức thành viên giới thiệu ứng cử để hiệp thương cử vào cơ quan lãnh đạo các cấp của Hội.
- Hội viên không phải là Đại biểu của Đại hội, Hội nghị đại biểu, nếu ứng cử vào Ủy ban Hội các cấp phải gởi đến Ủy ban Hội cấp triệu tập Đại hội, Hội nghị đại biểu đơn xin ứng cử, sơ yếu lý lịch và nhận xét của Ủy ban Hội cơ sở nơi mình đang sinh hoạt trong vòng 15 ngày trước khi họp Đại hội, Hội nghị.
- Tại Đại hội toàn thể, mọi hội viên có quyền ứng cử để hiệp thương cử làm đại biểu đi dự Đại hội Hội cấp trên. Tại Đại hội đại biểu, Hội nghị đại biểu, đại biểu chính thức có quyền ứng cử để hiệp thương cử làm đại biểu đi dự Đại hội đại biểu hay Hội nghị đại biểu Hội cấp trên.
- Ủy viên Ủy ban Hội các cấp có quyền ứng cử để hiệp thương vào các chức danh lãnh đạo các cấp của Hội.

3. Việc quản lý hội viên
- Tổ chức cơ sở của Hội phải có sổ ghi danh sách hội viên (có mẫu chi tiết tại phần phụ lục).
- Hội thường xuyên giao nhiệm vụ của Hội cho hội viên.
- Hàng năm, căn cứ nhiệm vụ giao cho hội viên, chi hội, CLB, đội, nhóm tổ chức đánh giá biểu dương, khen thưởng những hội viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời góp ý với những hội viên chưa hoàn thành nhiệm vụ.

4. Hội viên danh dự của Hội
a. Việc công nhận:
- Mục đích của việc công nhận “Hội viên danh dự” đối với các nhà hoạt động chính trị, xã hội, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, các nhà khoa học, các doanh nhân, các nhà hảo tâm… nhiệt tình, có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của tổ chức Hội là nhằm tăng thêm sự ủng hộ tinh thần, vật chất cho Hội và huy động được nhiều lực lượng xã hội tham gia giáo dục thanh niên, góp phần mở rộng ảnh hưởng của Hội trong xã hội.
- Tổ chức Hội các cấp có quyền công nhận hội viên danh dự của Hội. Việc công nhận hội viên danh dự được quyết định bằng văn bản và công bố trong cuộc họp của tổ chức Hội. Dịp công bố tốt nhất là trong các buổi hoạt động tập trung có ý nghĩa, trong Đại hội, hoặc các ngày lễ lớn của dân tộc, ngày truyền thống của Hội (15 tháng 10).
- Ủy ban Hội các cấp có thể mời các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền, các ngành làm Chủ tịch, phó Chủ tịch Hội danh dự. Ủy ban Hội cấp trên trực tiếp ra quyết định công nhân chức danh danh dự.
b. Quyền và nhiệm vụ của hội viên danh dự:
Hội viên danh dự có quyền:
- Được cấp thẻ hội viên danh dự.
- Tham gia sinh hoạt, hoạt động của Hội.
- Thảo luận góp ý kiến của mình về công việc của Hội và phong trào thanh, thiếu niên.
- Khi không còn nguyện vọng làm “Hội viên danh dự” thì trao đổi trước với tổ chức Hội và giải quyết xong các việc có liên quan tới tổ chức Hội.
Hội viên danh dự có nhiệm vụ:
- Tôn trọng điều lệ Hội.
- Tích cực tham gia đóng góp ý kiến vào chương trình công tác Hội và tham gia các hoạt động của Hội khi có yêu cầu, có điều kiện.
- Góp phần tuyên truyền mở rộng ảnh hưởng của tổ chức Hội trong thanh, thiếu niên và xã hội trên cơ sở uy tín và hoạt động cụ thể của mình.

5. Hướng dẫn tổ chức lễ công nhận hội viên mới
a. Ý nghĩa:
Thanh niên được công nhận là hội viên Hội LHTN Việt Nam, hay thành viên các loại hình sinh hoạt, hoạt động của tổ chức Hội (câu lạc bộ, đội, nhóm…) là kỷ niệm đáng được ghi nhớ, trân trọng, tự hào với danh hiệu của mình, đồng thời đó cũng là sự nhận biết giữa hội viên với nhau, giữa hội viên với thanh niên.
b. Thủ tục công nhận hội viên:
- Thanh niên tham gia sinh hoạt, thực hiện các chương trình, công việc của chi hội, câu lạc bộ, đội, nhóm… đạt được những kết quả nổi bật, có đơn xin gia nhập Hội, được tập thể tín nhiệm, giới thiệu của đại diện chi hội, câu lạc bộ, đội, nhóm… lên Ủy ban Hội cơ sở (xã, phường, nơi có tổ chức Hội) hoặc Ban Thường vụ Đoàn cơ sở (nơi chưa có tổ chức Hội cấp xã, phường) xem xét ra Quyết định công nhận hội viên. Thời gian xem xét và ra quyết định công nhận không quá 10 ngày từ khi nộp đơn xin gia nhập Hội.
- Việc giới thiệu thanh niên để đề nghị công nhận hội viên phải được sự tín nhiệm đa số của đại diện tập thể thanh niên giới thiệu; song phương pháp tiến hành hết sức nhẹ nhàng, tế nhị, tạo sự tự giác, thoải mái và gây ấn tượng tốt cho thanh niên. Do đó việc chọn thanh niên để đề nghị kết nạp vào Hội phải xem xét, cân nhắc trước khi đưa ra tập thể thanh niên trao đổi, thống nhất.
c. Tổ chức lễ công nhận:
Bước chuẩn bị:
- Tổ chức lễ công nhận thanh niên vào Hội phải thật gọn nhẹ, có thể chọn thời điểm kỷ niệm các ngày lễ lớn, ngày truyền thống của Hội, nhân chuyến hoạt động du khảo, về nguồn, ngày ra quân làm công trình…
- Địa điểm không nhất thiết ở trong hội trường mà có thể ở địa điểm làm công trình, nơi du khảo, về nguồn, hoạt động dã ngoại…
- Nơi tổ chức lễ công nhận hội viên mới có điều kiện trang trí cờ Tổ quốc, ảnh Bác, biểu trưng của Hội, băng rôn hoặc khung bảng… ghi dòng chữ “Lễ kết nạp hội viên mới” (nếu có điều kiện).
Chương trình lễ công nhận:
- Mở đầu buổi lễ bài hát các bài hát tập thể.
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Chào cờ, hát Quốc ca, Hội ca (thực hiện theo nghi thức của Hội).
- Một đại diện Ban điều hành chi hội (câu lạc bộ, đội, nhóm…) giới thiệu tóm tắt về các thanh niên được đề nghị công nhận hội viên và đọc quyết định công nhận, gắn huy hiệu Hội, trao thẻ hội viên hoặc giấy chứng nhận là hội viên (nếu có).
- Hội viên mới tuyên thệ (nếu công nhận nhiều hội viên cùng lúc thì cử đại diện thay mặt tuyên thệ). Nội dung tuyên thệ:
"Vinh dự là người hội viên Hội LHTN Việt
Nam, trước tập thể chi hội (câu lạc bộ, đội, nhóm) tôi (chúng tôi) xin hứa:
* Là công dân tốt của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
* Thực hiện nghiêm chỉnh Điều lệ Hội, giữ gìn uy tín và thanh danh của Hội”.
Khi đọc xong hô “Xin hứa”.
- Đại diện chi hội (câu lạc bộ, đội, nhóm) chúc mừng đón chào hội viên mới và giao nhiệm vụ. Phát biểu cảm tưởng hội viên mới.
- Tuyên bố kết thúc buổi lễ.
(Có mẫu Quyết định công nhận hội viên mới tại phần phụ lục tham khảo)

II. THÀNH VIÊN TẬP THỂ CỦA HỘI
1. Đối tượng, điều kiện, thủ tục công nhận thành viên tập thể của Hội
Thành viên tập thể của Hội bao gồm: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giữ vai trò nòng cốt chính trị trong tổ chức và hoạt động của Hội; Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam; Hội Trí thức Khoa học và Công nghệ Trẻ Việt Nam; các đội hình thanh niên xung phong, các tổ chức thanh niên theo ngành nghề, sở thích; các tổ chức thanh niên Việt Nam ở ngoài nước tuân thủ Hiến pháp, Pháp luật Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, nếu tán thành Điều lệ Hội được Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Hội xét công nhận.
Điều kiện để trở thành thành viên tập thể của Hội LHTN Việt Nam:
- Là tổ chức thanh niên yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tuân thủ Hiến pháp, Pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Là tổ chức hợp pháp được Ủy ban nhân dân có thẩm quyền cho phép hoạt động.
- Tán thành Điều lệ Hội và tự nguyện tham gia là thành viên tập thể của Hội.
Thủ tục công nhận thành viên tập thể:
- Tổ chức thanh niên làm đơn đề nghị, kèm theo các tư liệu cơ bản về tổ chức mình, gửi Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Hội.
- Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Hội xem xét ra quyết định công nhận nếu đủ điều kiện.

2. Quan hệ giữa Hội và thành viên tập thể của Hội
a. Quan hệ giữa các thành viên tập thể:
Điều 9 chương III Điều lệ Hội quy định: “Quan hệ giữa các thành viên của Hội là quan hệ hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động vì mục tiêu chung”, cụ thể:
- Hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động:
+ Các thành viên tập thể có trách nhiệm và có quyền đề xuất chương trình hoạt động của tổ chức mình trong chương trình chung của Hội.
+ Các thành viên tập thể dân chủ bàn bạc, thảo luận và hiệp thương thống nhất chương trình hành động chung.
+ Phối hợp đóng góp nhân lực, tài chính để thực hiện chương trình.
+ Các thành viên tập thể có trách nhiệm tham gia toàn bộ hay một phần các chương trình hoạt động của Hội; cổ vũ các thành viên khác tham gia vào các chương trình mà tổ chức mình không có điều kiện tham gia.
- Hiệp thương, chọn cử đại diện của tổ chức mình vào Ủy ban Hội ở các cấp:
+ Phát biểu ý kiến của mình trong quá trình hiệp thương để xây dựng đề án tổ chức (tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng…) Ủy ban Hội các cấp.
+ Chủ động lựa chọn đại diện của mình để giới thiệu vào cơ quan lãnh đạo của Hội theo cơ cấu, tiêu chuẩn, số lượng đã hiệp thương thống nhất. Việc thay đổi hoặc rút tên đại diện tổ chức thành viên trong Ủy ban Hội cấp nào phải được Ủy ban Hội cấp đó thảo luận, thống nhất đề nghị cấp trên trực tiếp công nhận và thông báo cho Ủy ban Hội cấp dưới, các tổ chức thành viên biết.
b. Quan hệ giữa Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam:
Điều 9 chương III Điều lệ Hội quy định: “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là thành viên tập thể có vai trò nòng cốt chính trị trong tổ chức và hoạt động của Hội”, cụ thể:
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với Hội LHTN Việt Nam:
+ Định hướng chính trị, tư tưởng trong mọi hoạt động của Hội thông qua Ban Thường vụ, Ban chấp hành Đoàn các cấp.
+ Lựa chọn và phân công cán bộ, đoàn viên đủ năng lực và phẩm chất để hiệp thương chọn cử vào làm nòng cốt trong Ủy ban Hội cùng cấp cũng như làm nòng cốt trong các tổ chức cơ sở của Hội.
+ Tôn trọng và phát huy tính chủ động, sáng tạo của Hội, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí để Hội thực hiện tốt các chương trình hoạt động theo các mục tiêu đã thống nhất.
+ Đoàn chủ động tổ chức các hoạt động và huy động đoàn viên tham gia tích cực vào vào các chương trình chung do Hội tổ chức. Cán bộ, đoàn viên phải tích cực, gương mẫu trong các hoạt động của Hội.
- Hội LHTN Việt Nam với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh:
+ Hội lấy định hướng chính trị, tư tưởng của Đoàn làm cơ sở để mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên và mở rộng hoạt động của Hội.
+ Tôn trọng vai trò nòng cốt của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
+ Vận động hội viên, thanh niên hưởng ứng các chương trình, phong trào do Đoàn phát động.
+ Tích cực tham gia xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh thông qua việc chủ động đóng góp ý kiến vào các chủ trương công tác của Đoàn và xây dựng chương trình hoạt động thống nhất chung, giới thiệu các hội viên tích cực, có nguyện vọng, đủ tiêu chuẩn vào Đoàn để Đoàn xem xét kết nạp và đào tạo, bồi dưỡng bổ sung cho đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội.

Phần 2
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TỔ CHỨC CỦA HỘI


I. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI
Điều 12 Điều lệ Hội quy định: “Hội LHTN Việt
Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản; hiệp thương dân chủ; đoàn kết; chân thành tôn trọng lẫn nhau; hợp tác bình đẳng, phối hợp và thống nhất hành động”. Nội dung cơ bản của nguyên tắc đó là:
1. Mọi thanh niên tham gia vào tổ chức và hoạt động của Hội trên cơ sở tự nguyện.
2. Mọi cán bộ, hội viên, thành viên tập thể của Hội bàn bạc, hiệp thương dân chủ, đoàn kết chân thành tôn trọng lẫn nhau, thống nhất khi quyết định các nội dung, chương trình, kế hoạch công tác của Hội, khi chọn cử vào các chức danh lãnh đạo của Hội ở các cấp và đại biểu đi dự Đại hội, Hội nghị đại biểu Hội cấp trên.
3. Mọi cán bộ, hội viên, thành viên tập thể của Hội có trách nhiệm đề xuất, bàn bạc dân chủ để thống nhất chương trình hoạt động của Hội, hợp tác bình đẳng đóng góp nhân lực, tài chính để thực hiện chương trình đã hiệp thương thống nhất.

II. VIỆC TỔ CHỨC ĐẠI HỘI CÁC CẤP
1. Trách nhiệm của Ủy ban Hội cấp triệu tập Đại hội
Chuẩn bị mọi mặt cho việc tổ chức Đại hội. Quyết định đề án tổ chức Đại hội; Đề án số lượng, cơ cấu đại biểu; Đề án xây dựng Ủy ban Hội khóa mới và giao lại cho Đoàn Chủ tịch (đối với TW Hội), Ban Thư ký (đối với cấp tỉnh), Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội (đối với cấp huyện và xã) để tiến hành hiệp thương thống nhất với Đoàn cùng cấp; Báo cáo cấp ủy Đảng, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và tổ chức thực hiện công việc chuẩn bị tiến hành Đại hội.

2. Đại biểu của Đại hội
- Tư cách và trách nhiệm của đại biểu dự Đại hội: Đại biểu dự Đại hội các cấp (không kể Đại hội toàn thể hội viên ở cơ sở) là những người tiêu biểu cho các tầng lớp thanh niên, được tín nhiệm cử thay mặt hội viên, thanh niên đi dự, tham luận và quyết định các vấn đề của Đại hội. Do vậy đại biểu có trách nhiệm tích cực tham gia thảo luận, sáng suốt quyết định các nội dung của Đại hội, đồng thời tiếp thu đầy đủ nội dung Đại hội về báo cáo lại với Ủy ban Hội và hội viên, thanh niên ở địa phương đơn vị mình.
- Số lượng đại biểu: Ủy ban Hội cấp triệu tập Đại hội quyết định số lượng đại biểu phù hợp với khả năng tổ chức, điều kiện thực tế và ngân sách cho phép.
- Ủy ban Hội cấp triệu tập Đại hội quyết định Đề án số lượng, cơ cấu, phân bổ đại biểu. Việc phân bổ đại biểu cần dựa trên các yếu tố: số lượng hội viên, số lượng tổ chức Hội trực thuộc, số lượng thanh niên, tính đặc thù của đơn vị và tổ chức… sao cho vừa có số lượng hợp lý vừa có cơ cấu thích hợp, thể hiện tính mặt trận rộng rãi của các tầng lớp thanh niên.
- Thành phần đại biểu tham dự Đại hội, Hội nghị đại biểu bao gồm: Ủy viên Ủy ban Hội đương nhiệm cùng cấp; đại biểu do Ủy ban Hội cấp dưới cử đi; các tổ chức thành viên hiệp thương chọn cử; các cá nhân tiêu biểu hoặc cá nhân đại diện cho ngành, lĩnh vực do các ngành, cơ quan, đơn vị hiệp thương giới thiệu và đại biểu chỉ định.
- Đại biểu là ủy viên đương nhiệm của Ủy ban Hội cấp triệu tập Đại hội. Các đại biểu là Ủy viên Ủy ban Hội cấp triệu tập Đại hội sinh hoạt hoặc công tác ở đơn vị nào là đại biểu chính thức của đoàn đại biểu đó.
- Hiệp thương chọn cử đại biểu căn cứ vào đề án số lượng và thành phần, cơ cấu đại biểu dự Đại hội do Ủy ban Hội cùng cấp quyết định, Thường trực Hội cấp triệu tập Đại hội có công văn đề nghị cơ quan, đơn vị hiệp thương giới thiệu làm đại biểu chính thức tham dự Đại hội.
- Đại biểu chỉ định: Ủy ban Hội cấp triệu tập Đại hội được quyền chỉ định một số đại biểu có uy tín và ảnh hưởng tích cực đến phong trào thanh niên đi dự Đại hội. Số lượng đại biểu chỉ định không được vượt quá 10% so với tổng số đại biểu triệu tập.
- Đại biểu dự khuyết: Đại hội, Hội nghị đại biểu quyết định số lương và tiến hành hiệp thương chọn cử đại biểu dự khuyết để thay thế đại biểu chính thức vắng mặt không dự Đại hội Hội cấp trên. Việc cử đại biểu dự khuyết thay thế đại biểu chính thức do Thương trực Ban thư ký Ủy ban Hội (đối với cấp tỉnh và tương đương), Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội (đối với cấp huyện, xã và tương đương) quyết định.

3. Nhiệm vụ của Đoàn chủ tịch và Đoàn thư ký Đại hội
Đoàn chủ tịch và Đoàn thư ký do Ban Tổ chức của Đại hội Ủy ban Hội đương nhiệm hiệp thương giới thiệu và Đại hội quyết định có các nhiệm vụ sau:
a. Đoàn chủ tịch:
- Điều khiển Đại hội theo chương trình đã được Đại hội quyết định.
- Hướng dẫn đại biểu Đại hội thảo luận các báo cáo của Ủy ban Hội, quyết định phương hướng, chương trình hành động của Hội và những vấn đề có liên quan.
- Chủ trì việc hiệp thương chọn cử Ủy ban Hội nhiệm kỳ mới; hiệp thương chọn cử đoàn đại biểu đi dự Đại hội Hội cấp trên (nếu có).
- Giải quyết những vấn đề phát sinh trong Đại hội.
- Quyết định lưu hành tài liệu, kết luận các vấn đề của Đại hội, Hội nghị.
- Tổng kết Đại hội.
b. Đoàn thư ký Đại hội:
- Ghi biên bản Đại hội, tổng hợp các ý kiến phát biểu và biểu quyết.
- Dự thảo các văn bản của Đoàn chủ tịch Đại hội.
- Nhận và đọc thư, điện chào mừng Đại hội.

4. Chương trình Đại hội
Tùy theo điều kiện, đặc điểm và khả năng của các Ủy ban Hội mà xây dựng chương trình Đại hội. Đại hội có thể diễn ra ngoài trời, trong hội trường, gắn với hoạt động của thanh niên… Tuy nhiên Đại hội nhất thiết phải thực hiện những phần sau:
- Làm đúng các bước theo nghi thức Hội đã được quy định.
- Hiệp thương cử Đoàn chủ tịch, Đoàn thư ký Đại hội.
- Báo cáo về tình hình đại biểu dự Đại hội.
- Trình bày báo cáo của Ủy ban Hội và thảo luận, đóng góp ý kiến cho báo cáo, đóng góp vào văn kiện Đại hội cấp trên (nếu có).
- Phát biểu của cấp ủy, của Ban Thường vụ Đoàn cùng cấp, Hội cấp trên (nếu có).
- Hiệp thương chọn cử Ủy ban Hội nhiệm kỳ mới và đại biểu dự Đại hội Hội cấp trên (nếu có).
- Thông qua nghị quyết của Đại hội.
- Bế mạc, tổng kết Đại hội.

5. Thủ tục đề nghị Ủy ban Hội cấp trên công nhận Ủy ban Hội mới
Sau Đại hội, Ủy ban Hội mới hoàn tất hồ sơ để Ủy ban Hội cấp trên trực tiếp công nhận Ủy ban Hội mới. Hồ sơ gồm:
- Công văn đề nghị Ủy ban Hội cấp trên công nhận Ủy ban Hội; các chức danh lãnh đạo; Ban Kiểm tra (đối với cấp tỉnh) nhiệm kỳ mới.
- Danh sách trích ngang Ủy viên Ủy ban Hội mới (có chữ ký của người thay mặt Đoàn Chủ tịch Đại hội, có đóng dấu treo, ghi theo thứ tự: Chủ tịch Hội, Phó chủ tịch, Ủy viên thư ký và các Ủy viên).
- Biên bản Đại hội, biên bản họp Ủy ban Hội.

III. HIỆP THƯƠNG CHỌN CỬ ỦY BAN HỘI CÁC CẤP
1. Quyền giới thiệu nhân sự
- Mọi hội viên đều có quyền giới thiệu đại biểu mà mình tín nhiệm vào danh sách hiệp thương, chọn cử vào Ủy ban Hội nơi mình sinh hoạt (theo quy định tại quyền ứng cử của hội viên).
- Ban Thường vụ Đoàn cùng cấp có quyền cử nhân sự có đủ điều kiện và được tín nhiệm để hiệp thương tham gia Ủy ban Hội khóa mới.
- Các tổ chức thành viên có quyền cử đại diện của mình vào Ủy ban Hội cấp mình tham gia.
- Ủy ban Hội cấp dưới có quyền giới thiệu nhân sự được tín nhiệm ở cấp mình vào danh sách hiệp thương chọn cử Ủy ban Hội cấp trên trực tiếp.
- Theo đề nghị của Ủy ban Hội đương nhiệm, cơ quan, đơn vị giới thiệu nhân sự để hiệp thương vào Ủy ban Hội khóa mới.
- Ủy ban Hội đương nhiệm có trách nhiệm chuẩn bị cho việc hiệp thương chọn cử, được quyền giới thiệu người đủ tiêu chuẩn vào Ủy ban Hội nhiệm kỳ mới.
- Khi giới thiệu người vào danh sách hiệp thương, người hoặc tổ chức giới thiệu có trách nhiệm cung cấp hồ sơ của người được giới thiệu theo yêu cầu của Đại hội, Hội nghị.

2. Trách nhiệm hiệp thương chọn cử Ủy ban Hội vào các chức danh lãnh đạo của Hội ở các cấp
- Đại hội, Hội nghị cấp nào hiệp thương, chọn cử ra Ủy ban Hội ở cấp đó.
- Hiệp thương chọn cử Đoàn Chủ tịch, Ban thư ký, các chức danh lãnh đạo:
+ Ủy ban Trung ương Hội hiệp thương cử ra Đoàn chủ tịch, Chủ tịch, các Phó chủ tịch. Đoàn chủ tịch Thường trực gồm Chủ tịch, các Phó chủ tịch và các ủy viên Đoàn chủ tịch chuyên trách thay mặt Đoàn Chủ tịch để điều hành công việc hàng ngày của Hội.
+ Ủy ban Hội cấp tỉnh và tương đương hiệp thương cử ra Ban thư ký trong số các Ủy viên Ủy ban Hội gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và một số Ủy viên thư ký. Ban thư ký có Thường trực gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch chuyên trách, các Ủy viên thư ký chuyên trách để thay mặt Ban thư ký điều hành công việc hàng ngày của Hội.
+ Ủy ban Hội cấp huyện và tương đương; cấp xã và tương đương hiệp thương cử ra Chủ tịch, Phó chủ tịch để điều hành công việc hàng ngày của Ủy ban Hội.
+ Chi hội cử ra chi hội trưởng, chi hội phó; các CLB, đội nhóm cử ra chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, nhóm trưởng, nhóm phó, đội trưởng, đội phó để điều hành công việc hàng ngày.
- Hiệp thương chọn cử ra Ban Kiểm tra và Ủy viên phụ trách công tác kiểm tra:
+ Ủy ban Trung ương Hội hiệp thương chọn cử ra Ban Kiểm tra, trong số các Ủy viên Ủy ban Hội; số lượng Ban Kiểm tra do Ủy ban Trung ương Hội quyết định, Ban Kiểm tra có Trưởng ban, Phó ban.
+ Ủy ban Hội cấp tỉnh và tương đương hiệp thương cử ra Ban Kiểm tra, trong số các Ủy viên Ủy ban Hội có số lượng không quá 03 người, trong đó có Trưởng ban.
+ Ủy ban Hội cấp huyện và tương đương, cấp xã và tương đương cử ra 01 Ủy viên Ủy ban Hội phụ trách công tác kiểm tra của Hội.
- Nhiệm vụ của Ban Kiểm tra (ở Trung ương, tỉnh) và Ủy viên phụ trách công các kiểm tra (ở cấp huyện, xã) gồm:
+ Tham mưu cho Ủy ban Hội cùng cấp kiểm tra về việc thực hiện các Nghị quyết, chủ trương, các chương trình và công tác thi đua, khen thưởng của Hội.
+ Kiểm tra cán bộ, hội viên kể cả Ủy viên Ủy ban Hội cùng cấp và tổ chức Hội cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm Điều lệ của Hội.
+ Tham mưu cho Ủy ban Hội giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của cán bộ, hội viên, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên, thành viên tập thể theo phân cấp.

3. Các bước tiến hành hiệp thương chọn cử Ủy ban Hội và các chức danh lãnh đạo của Hội ở các cấp
Bước 1: Ủy ban Hội đương nhiệm xây dựng đề án tổ chức Ủy ban Hội (tiêu chuẩn cơ cấu, số lượng) và cơ quan thường trực nhiệm kỳ mới và có sự hiệp thương thống nhất với Ban Thường vụ cùng cấp, gồm các vấn đề cơ bản sau:
- Số lượng gồm: Tổng số ủy viên Ủy ban Hội, số lượng Thường trực; số lượng này tùy thuộc tình hình cụ thể để đáp ứng việc điều hành công việc hàng ngày của Hội và việc nở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên; Ủy ban Hội cấp tỉnh không quá 70 người, Ủy ban Hội cấp huyện không quá 40 người, Ủy ban Hội cấp xã không quá 30 người.
- Tiêu chuẩn cơ bản của các ủy viên Ủy ban Hội các cấp là:
+ Trung thành và tích cực phấn đấu cho sự nghiệp đoàn kết và thống nhất các tầng lớp thanh niên vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vì sự phát triển tốt đẹp của tuổi trẻ Việt Nam.
+ Có khả năng và tinh thần trách nhiệm để đại diện bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của hội viên.
+ Nắm vững Điều lệ Hội, có khả năng tổ chức hoạt động và năng lực vận động quần chúng thực hiện các chủ trương, các chương trình hoạt động của Hội; có tín nhiệm trong hội viên và thanh niên, nhiệt tình gương mẫu trong công tác Hội.
- Cơ cấu: Trong cơ cấu chung có đại diện các tổ chức thành viên, đại diện Ủy ban Hội cấp dưới trực tiếp, đại diện các tầng lớp thanh niên, các ngành, lĩnh vực. Chú ý cơ cấu hợp lý số ủy viên cũ, ủy viên mới; tỷ lệ nữ và các độ tuổi để đảm bảo tính kế thừa.
Bước 2: Tiến hành các thủ tục giới thiệu nhân sự:
- Thống nhất quy trình và thời gian để Ủy ban Hội cấp dưới trực tiếp, các tổ chức thành viên và các ngành chọn cử đại diện của mình tham gia vào Ủy ban Hội nhiệm kỳ mới.
- Ủy ban Hội đương nhiệm hiệp thương đề nghị Ban Thường vụ Đoàn giới thiệu nhân sự của mình để hiệp thương chọn cử vào chức vụ chủ chốt của Hội. Sau đó Thường trực Ủy ban Hội và Thường trực Ban Thường vụ Đoàn cùng cấp báo cáo với cấp ủy, xin ý kiến về xây dựng Ủy ban Hội nhiệm kỳ mới và chức danh chủ chốt của Hội.
- Căn cứ vào đề án xây dựng Ủy ban Hội đã được thông qua, Thường trực Ủy ban Hội đương nhiệm có văn bản hướng dẫn Ủy ban Hội cấp dưới trực tiếp, tổ chức thành viên và công văn gửi các ngành có liên quan giới thiệu đại diện của mình tham gia Ủy ban Hội nhiệm kỳ mới.
- Thường trực Ủy ban Hội đương nhiệm lập danh sách và trao đổi ý kiến, thống nhất với Ban Thường vụ Đoàn cùng cấp và Ủy ban Hội trước khi tiến hành Đại hội.
- Gửi báo cáo lên Ủy ban Hội cấp trên.
Bước 3: Hiệp thương chọn cử Ủy ban Hội tại Đại hội:
- Đoàn Chủ tịch Đại hội hoặc người chủ trì hội nghị trình bày báo cáo về quá trình chuẩn bị nhân sự và kết quả hiệp thương giới thiệu nhân sự để đại biểu thảo luận xem xét, sau đó thông qua bằng biểu quyết giơ tay (chung cho cả danh sách). Việc chọn cử phải được quá nửa số đại biểu có mặt trong Đại hội, hội nghị tán thành thì việc chọn cử của nhân sự vào Ủy ban Hội mới có giá trị.
- Trường hợp cá biệt không thống nhất về nhân sự cụ thể nào đó thì xử lý như sau:
+ Nếu nhân sự đó là đại diện của Ủy ban Hội cấp dưới trực tiếp hoặc tổ chức thành viên tập thể nhưng không đảm bảo tiêu chuẩn do Ủy ban Hội đương nhiệm đã thống nhất, thì yêu cầu tổ chức giới thiệu người khác thay thế.
+ Nếu có những ý kiến trái ngược trong Đại hội, hội nghị nhưng người giới thiệu vẫn đủ tiêu chuẩn và Ủy ban Hội cấp dưới hoặc tổ chức thành viên vẫn bảo lưu việc giới thiệu, sau khi thảo luận trong Đại hội, hội nghị không nhất trí được thì tiến hành biểu quyết trường hợp đó (có thể bằng giơ tay hoặc bằng phiếu kín theo yêu cầu của Đại hội).
- Ủy ban Hội nhiệm kỳ trước phải chuẩn bị kỹ việc hiệp thương chọn cử Ủy ban Hội mới, đặc biệt kiểm tra tiêu chuẩn của những người được giới thiệu. Cần phát hiện kịp thời và hiệp thương lại trước Đại hội để tránh làm mất thời gian của Đại hội.
Bước 4: Hiệp thương chọn cử Thường trực Ủy ban Hội các cấp:
Quá trình hiệp thương chọn cử Thường trực Ủy ban Hội giống như việc chuẩn bị Ủy ban Hội cùng cấp.
- Việc hiệp thương chọn cử nhân sự Thường trực tiến hành tại cuộc họp Ủy ban Hội lần thứ nhất. Người triệu tập và điều hành cuộc họp nêu yêu cầu, tiêu chuẩn cần có của Chủ tịch Hội nhiệm kỳ mới, kết quả hiệp thương giới thiệu của Ủy ban Hội nhiệm kỳ cũ và Ban Thường vụ Đoàn cùng cấp về nhân sự giữ chức vụ Chủ tịch Hội nhiệm kỳ mới.
- Sau khi được cử, Chủ tịch mới chủ trì Hội nghị. Hội nghị tiếp tục hiệp thương chọn cử các chức danh còn lại: Phó chủ tịch, các ủy viên Đoàn chủ tịch (đối với cơ quan Trung ương); Phó chủ tịch, ủy viên thư ký (đối với cấp tỉnh); Phó chủ tịch (đối với cấp huyện, xã).
- Nếu qua thảo luận có trường hợp không nhất trí với nhau được thì có thể để lại để chuẩn bị tiếp hoặc tiến hành biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín về trường hợp đó theo quyết định của hội nghị.

IV. HIỆP THƯƠNG CHỌN CỬ ĐOÀN ĐẠI BIỂU ĐI DỰ ĐẠI HỘI, HỘI NGHỊ ĐẠI BIỂU HỘI CẤP TRÊN
- Căn cứ vào số lượng, cơ cấu, yêu cầu của việc hiệp thương chọn cử Đoàn đại biểu đi dự Đại hội, Hội nghị đại biểu Hội cấp trên, Ủy ban Hội làm việc với Ban Thường vụ Đoàn cùng cấp tiến hành chuẩn bị nhân sự trình Đại hội.
- Đoàn Chủ tịch Đại hội hoặc người chủ trì Hội nghị báo cáo với Đại hội, Hội nghị về quyết định phân bổ đại biểu của Ủy ban Hội cấp trên và việc chuẩn bị nhân sự để thảo luận xem xét, sau đó thông qua bằng biểu quyết giơ tay (chung cho cả danh sách). Việc hiệp thương chọn cử phải được quá nửa số đại biểu có mặt trong Đại hội, Hội nghị tán thành.
- Trường hợp không thống nhất về nhân sự cụ thể hoặc Đại hội, Hội nghị giới thiệu thêm ngoài danh sách nhân sự đã được chuẩn bị thì xử lý như sau:
+ Nhân sự được giới thiệu là đại biểu chính thức của Đại hội, Hội nghị. Nếu nhân sự được giới thiệu không đảm bảo yêu cầu về cơ cấu thì yêu cầu giới thiệu lại.
+ Đoàn Chủ tịch Đại hội, người chủ trì Hội nghị có quyền cho phép rút tên hay không rút tên trong danh sách đề cử (sau khi người được đề cử hay người đề cử xin rút).
+ Nếu có ý kiến trái ngược nhau trong Đại hội, Hội nghị nhưng người được giới thiệu vẫn đủ tiêu chuẩn và tập thể hay cá nhân người giới thiệu vẫn bảo lưu việc giới thiệu, sau khi thảo luận trong Đại hội, Hội nghị không nhất trí được thì tiến hành biểu quyết trường hợp đó (có thể bằng giơ tay hoặc phiếu kín theo yêu cầu của Đại hội).

V. VIỆC RÚT TÊN VÀ BỔ SUNG ỦY VIÊN ỦY BAN HỘI, CHỦ TỊCH HỘI, PHÓ CHỦ TỊCH HỘI, ỦY VIÊN ĐOÀN CHỦ TỊCH, ỦY VIÊN THƯ KÝ CỦA ỦY BAN HỘI CÁC CẤP
1. Việc rút tên, xóa tên trong danh sách Ủy ban Hội và cho thôi chức vụ
- Việc cho rút tên, xóa tên trong danh sách Ủy ban Hội, cho thôi chức vụ đối với ủy viên Ủy ban Hội cấp nào do hội nghị Ủy ban Hội cấp đó thảo luận thống nhất. Sau đó Ủy ban Hội có công văn đề nghị (kèm theo biên bản cuộc họp) để Ủy ban Hội cấp trên quyết định công nhận việc rút tên, xóa tên trong danh sách Ủy ban Hội, cho thôi giữ chức vụ và bổ sung nhân sự thay thế (nếu có).
- Nếu rút tên một người nào đó trong Ủy ban Hội thì người đó không còn là Ủy viên Đoàn Chủ tịch (cấp Trung ương), Ủy viên thư ký (cấp tỉnh), Phó Chủ tịch, Chủ tịch (nếu có). Nếu thôi giữ chức Phó Chủ tịch, Ủy viên thư ký, thì vẫn còn là ủy viên Ủy ban Hội.
- Trường hợp ủy viên Ủy ban Hội là đại diện của tổ chức thành viên tập thể, hoặc đại diện của Ủy ban Hội cấp dưới trực tiếp không còn giữ chức vụ trong tổ chức mình nữa thì thôi giữ chức ủy viên Ủy ban Hội cấp trên. Ủy ban Hội cấp dưới trực tiếp được quyền chọn cử người khác thay thế.

2. Việc bổ sung
- Trường hợp bổ sung thay thế những người đã rút tên, xóa tên trong danh sách Ủy ban Hội, thôi giữ chức vụ thực hiện theo hướng dẫn trên (mục III.1.).
- Trường hợp mở rộng số lượng Ủy ban Hội đã được Đại hội quyết định do số lượng hội viên hoặc thành viên tập thể của Hội tăng lên thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của Thường trực Hội cấp trên. Số lượng mở rộng không vượt qua số lượng do Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Hội quy định. Sau khi có văn bản đồng ý, Ủy ban Hội hiệp thương chọn cử bổ sung và đề nghị cấp trên trực tiếp công nhận.
- Số lượng ủy viên Ủy ban Hội được bổ sung trong 1 nhiệm kỳ không quá 2/3 số lượng ủy viên Ủy ban Hội đã được Đại hội đầu nhiệm kỳ quyết định (trường hợp số lượng bổ sung quá 2/3 thì phải tổ chức Hội nghị đại biểu quyết định) và báo cáo Ủy ban Hội cấp trên trực tiếp công nhận (kèm theo công văn đề nghị và trích ngang lý lịch của người được bổ sung).

3. Việc chọn cử người giữ chức vụ Chủ tịch, phó chủ tịch, Ủy viên thư ký Hội, Ủy viên kiểm tra
- Nếu người đã được hiệp thương giới thiệu giữ các chức vụ trên là ủy viên Ủy ban Hội cùng cấp thì Ủy ban Hội cấp đó thảo luận, thông qua bằng biểu quyết, sau đó có văn bản đề nghị lên Ủy ban Hội cấp trên công nhận.
- Nếu người được giới thiệu các giữ chức vụ trên chưa phải là Ủy viên Ủy ban Hội cùng cấp, thì Ủy ban Hội cấp đó thảo luận thông qua việc bổ sung vào Ủy ban Hội. Sau đó thảo luận biểu quyết chức vụ khác trong Ủy ban Hội. Có văn bản trình lên Ủy ban Hội cấp trên công nhận.

Phần 3
QUY TRÌNH THÀNH LẬP TỔ CHỨC HỘI THEO NGHỀ NGHIỆP CỦA THANH NIÊN LÀ THÀNH VIÊN TẬP THỂ CỦA HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ TÍNH NGUYÊN TẮC
1. Quán triệt Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” và Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương Đoàn lầ thứ 3 (khóa VIII) về tăng cường, củng cố và mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên vì “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
2. Quá trình tiến hành thành lập của Hội theo nghề nghiệp của thanh niên phải tuân theo Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
3. Tổ chức khảo sát nắm thực trạng các đối tượng thanh niên cần vận động tập hợp vào Hội và các nhu cầu nguyện vọng; tình hình hoạt động của các nhóm thanh niên theo nghề nghiệp đang hoạt động tự phát.
4. Thường trực Hội thống nhất chủ trương với Ban Thường vụ Đoàn cùng cấp và làm việc với Bộ, Sở, ngành có liên quan trực tiếp đến đối tượng thanh niên cần tập hợp để hỗ trợ trong quá trình vận động và chịu trách nhiệm Nhà nước đối với tổ chức Hội khi thành lập.

II. QUY TRÌNH
- Thành lập Ban vận động, Ban vận động cần chọn 01 nhân sự trong ngành, lĩnh vực có uy tín, nhiệt tình làm Trưởng ban. Thường trực Ban thư ký Hội phân công người tham gia giữ vai trò Phó ban vận động và các thành viên khác.
- Ban Thư ký Hội thống nhất với Ban Thường vụ Đoàn cùng cấp và Bộ, Sở, ngành có liên quan trực tiếp ra quyết định thành lập Ban vận động.
- Ban vận động xây dựng các tài liệu và tuyên truyền vận động thanh niên tham gia, tập hợp danh sách.
- Xây dựng hồ sơ thành lập Hội:
+ Đơn đề nghị thành lập Hội.
+ Báo cáo tiến hành vận động thành lập Hội.
+ Danh sách dự kiến Ban điều hành.
+ Chương trình hoạt động…
- Báo cáo xin chủ trương của cấp ủy (do Ban Thường vụ Đoàn cùng cấp đề nghị) và đề nghị chính quyền cho phép thành lập Hội.
- Tiến hành tổ chức Đại hội thành lập (khi có quyết định).

Phần 4
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT


I. KHEN THƯỞNG
1. Những nguyên tắc chung
- Việc khen thưởng của Hội LHTN Việt Nam đối với các tập thể và cá nhân là ghi nhận thành tích, cổ vũ động viên các cấp bộ Hội, cán bộ, hội viên và những người có công đóng góp cho sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ; xây dựng, phát triển tổ chức Hội và mở rộng mặt trận đoàn kết thanh niên.
- Việc xét khen thưởng ở các cấp bộ Hội cần tiến hành kịp thời, nghiêm túc, chính xác, đúng đối tượng, tiêu chuẩn, tỷ lệ khen thưởng theo quy định nhằm đảm bảo vừa động viên tổ chức, cá nhân có thành tích, vừa có tác dụng nêu gương thúc đẩy phong trào thi đua chung.

2. Các hình thức khen thưởng của Hội Liên hiệp thanh niên Việt
Nam ở các cấp
- Cấp Trung ương: Cờ, Bằng khen, Bằng công nhận, các Giải thưởng.
- Cấp tỉnh và tương đương: Cờ, Giấy khen, Bằng công nhận, các Giải thưởng.
- Cấp huyện và tương đương: Giấy khen.
Mẫu và kích thước Cờ, Bằng khen, Bằng công nhận in theo mẫu thống nhất của Trung ương Hội.
Ủy ban Hội LHTN Việt
Nam từ cấp huyện tương đương trở lên xét khen thưởng những tập thể và cá nhân thuộc phạm vi mình phụ trách và xét duyệt, đề nghị Ủy ban Hội cấp trên trực tiếp khen thưởng với các hình thức cao hơn.

3. Đối tượng của các hình thức khen thưởng
- Giấy khen của Ủy ban Hội cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương tặng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các chương trình công tác lớn hoặc trong một năm, một nhiệm kỳ công tác.
- Bằng khen của Trung ương Hội tặng cho các tổ chức Hội, các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc toàn diện và xuất sắc từng mặt công tác trong công tác Hội và phong trào thanh niên một năm, trong các chương trình công tác lớn, một nhiệm kỳ công tác.
- Cờ của Ủy ban Hội Trung ương, cấp tỉnh tặng thưởng cho các tập thể, tổ chức Hội các cấp có thành tích xuất sắc trong các chương trình công tác lớn hoặc sau ba năm, năm năm, một nhiệm kỳ công tác.
- Các Giải thưởng của Ủy ban Hội Trung ương, tỉnh, thành phố tặng thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các chương trình công tác của Hội.

4. Thời điểm xét khen thưởng
- Việc khen thưởng và xét khen thưởng thường xuyên ở các cấp bộ Hội tiến hành vào dịp tổng kết công tác năm, tổng kết một chương trình trọng tâm, hoặc kết thúc nhiệm kỳ công tác.
- Việc xét khen thưởng đột xuất do Ủy ban Hội các cấp đề xuất và Ủy ban Hội cấp trên trực tiếp quyết định.

5. Hồ sơ xét khen thưởng
Hồ sơ xét khen thưởng gồm:
- Báo cáo thành tích của cá nhân hoặc tập thể được đề nghị khen thưởng có xác nhận của Ủy ban Hội cấp trực tiếp phụ trách.
- Văn bản đề nghị hình thức khen thưởng của Ủy ban Hội cấp trực tiếp phụ trách cá nhân hoặc đơn vị được đề nghị khen thưởng.
Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, các địa phương cần phản ánh kịp thời về Thường trực Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Hội để xem xét, điều chỉnh.

II. KỶ LUẬT
Căn cứ vào mức độ và tính chất của khuyết điểm mà áp dụng vào những hình thức kỷ luật khác nhau theo nguyên tắc cấp trên trực tiếp ra quyết định thi hành kỷ luật.

1. Đối với tập thể
Có 3 hình thức:
- Cảnh cáo: Trong trường hợp tổ chức Hội phạm sai lầm về nguyên tắc tổ chức, hoạt động làm ảnh hưởng tới sự phát triển của phong trào thanh niên và suy yếu tổ chức Hội.
- Khiển trách: Trong trường hợp tổ chức Hội phạm sai lầm về phương pháp công tác, không chấp hành nghiêm túc nghị quyết Đại hội, thiếu trách nhiệm với phong trào thanh niên.
- Thôi công nhận thành viên tập thể, đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Quyết định cho phép thành lập, con dấu (nếu có) trong trường hợp tổ chức Hội hoạt động trái với Điều lệ Hội, làm tổn hại đến uy tín của Hội, làm ảnh hưởng đến phong trào của Hội LHTN Việt Nam.

2. Đối với cá nhân hội viên:
Căn cứ vào đề nghị của tập thể nơi hội viên sinh hoạt và được quá nửa số hội viên tán thành sau khi thảo luận dân chủ, có 3 hình thức kỷ luật với hội viên: Thôi công nhận là hội viên của Hội, Cảnh cáo, Khiển trách.
- Thôi công nhận là hội viên của Hội: Ủy ban Hội các cấp được quyền ra quyết định kỷ luật thôi công nhận đối với những hội viên vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Hội, làm tổn hại đến uy tín của Hội.
Chi hội, CLB, đội, nhóm được quyền áp dụng 2 hình thức kỷ luật cảnh cáo và khiển trách:
- Cảnh cáo: Đối với hội viên vi phạm Điều lệ Hội làm tổn hại đến uy tín của Hội, gây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ gây ảnh hưởng đến phong trào thanh niên.
- Khiển trách: Đối với hội viên mắc khuyết điểm ở mức độ thấp hơn mức cảnh cáo trên.
- Ủy ban Hội các cấp áp dụng hình thức cho thôi chức vụ đối với Ủy viên Ủy ban Hội cấp mình quản lý trong trường hợp cá nhân đó không đủ khả năng đại diện và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Phần 5
TÀI CHÍNH CỦA HỘI


1. Điều lệ Hội quy định mọi hội viên đều phải đóng Hội phí. Mức thu Hội phí được Ủy ban Hội các cấp, các chi hội, CLB, đội, nhóm chủ động bàn bạc và quyết định cách thu phù hợp với khả năng đóng góp của hội viên và tăng cường thêm điều kiện tổ chức các hoạt động của Hội.
2. Các cấp bộ Hội cần phát huy tính sáng tạo, tìm cách tạo nguồn kinh phí cho Hội thông qua các chương trình dự án, các hoạt động kinh tế, lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học… Các nguồn thu hợp pháp khác như sự ủng hộ về vật chất, tài sản, tiền, của các cá nhân, tập thể, tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước.
3. Kinh phí thu được từ các khoản Hội phí, các hoạt động kinh tế, lao động sản xuất của Hội... chỉ được chi vào các hoạt động phục vụ thiết thực cho phong trào thanh niên và công tác Hội.
4. Việc quản lý thu chi hội phí và các nguồn thu khác thực hiện theo quy định của pháp luật và công khai tài chính.

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH UBTƯ HỘI LHTN VIỆT NAM
CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Nông Quốc Tuấn


Nguồn: www.tuoitrekontum.org.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: