• :
  • :
Báo công dâng Bác trước thềm Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX Hội nghị phổ biến, quán triệt, tuyên truyền các Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy gắn với Nghị quyết Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum, nhiệm kỳ 2024-2029 Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực giám sát đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 Tổ chức giải Pickleball chào mừng 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam "Em nuôi của Đoàn" - Chắp cánh những ước mơ Tiếp tục chuỗi các hoạt động tình nguyện mùa đông năm 2024 và xuân tình nguyện năm 2025 Kon Rẫy: Hội nghị tổng kết công tác Đoàn, Hội và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 Tuổi trẻ 05 lực lượng tổ chức các hoạt động nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân Ấm áp chương trình Tình nguyện mùa đông năm 2024 Tình nguyện mùa đông năm 2024 Cuộc thi Tìm hiểu 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân; 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam Thắt chặt tình hữu nghị giữa Tuổi trẻ Kon Tum – Sê Kông (Lào)
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Những tiết học đặc biệt từ giường bệnh điều trị Covid -19

19 giờ tối, căn phòng nhỏ trong Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội bỗng vang lên những tiếng “dạ vâng” ê a của trẻ nhỏ. Qua màn hình máy tính, một tiết học đặc biệt, có một không hai đã lại bắt đầu… từ chính giường bệnh điều trị Covid-19.

Cô giáo Trịnh Thị Lê Dung (sinh năm 1968) đã hơn 30 năm làm nghề… "gõ đầu trẻ". Công tác tại Trường tiểu học Thăng Long (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), việc lên lớp trở thành niềm vui của cô mỗi ngày.

Thế nhưng, tháng 2/2021, cô và chồng bất ngờ mắc Covid-19. Do sức khỏe yếu, cả hai đã phải nhập viện để điều trị. Hành trang trong những ngày chiến đấu với Covid-19 của cô ngoài tư trang, quần áo, thuốc men, chị còn mang theo sách giáo khoa, vở tập viết và máy tính. Ô cửa sổ sát giường được tận dụng thành… giá sách, trên đó xếp gọn gàng cuốn Toán lớp 1 và quyển luyện chữ bìa vàng còn thơm mùi giấy mới.

Khi vào viện, các bác sĩ phát hiện nồng độ oxy trong máu của cô Dung đã xuống thấp, phổi có dấu hiệu bị tổn thương. Ngay tối đầu tiên, chị đã được chỉ định tiêm thuốc chống đông để bảo đảm an toàn. Mặc dù vậy, cô giáo 54 tuổi vẫn nghĩ: Mình không thể bỏ lớp, không thể bỏ các con. Cô gọi điện cho Ban Giám hiệu thông báo, đồng thời xin được tiếp tục đứng lớp dạy online.

Nhiều lúc mệt không thở nổi nhưng cô vẫn cố gắng, đợi đến giờ giải lao thì tắt webcam rồi nằm vật ra giường hổn hển vì sợ học sinh biết sẽ lo lắng.

Suốt 7 ngày chiến đấu với Covid-19, cô giáo Phùng Thị Thu Hòa chưa bỏ một tiết dạy nào. Xen lẫn trong bài học, ngoài tiếng dạ vâng của trò, thi thoảng còn điểm thêm tiếng ho khan của chị. Chị bảo: Chỉ cần nhìn gương mặt các em, mọi mệt mỏi trong phúc chốc đều như biến mất.

Cô giáo Nguyễn Thị Nguyệt Anh lại là một trường hợp đặc biệt khác. Chỉ trong vòng nửa tháng, chị và gia đình đã phải nhận 2 đại tang khi lần lượt tiễn mẹ đẻ và cha chồng. Khi nỗi đau chưa kịp nguôi ngoai thì đến lượt chị mắc Covid-19. Thế nhưng, cũng giống các đồng nghiệp của mình, cô giáo Nguyệt Anh rất hiếm khi rời lớp học online.

Cô Dung, cô Hòa, cô Nguyệt Anh… chỉ là một trong số ít những giáo viên F0 nhưng không ngừng việc truyền thụ kiến thức của mình trong những ngày tháng đặc biệt.

Nguồn nhandan.vn - TĐ


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: