A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Người đàn ông khiếm thị trở thành huấn luyện bóng đá của trẻ em vùng biên giới

Đam mê là khi chúng ta không từ bỏ, mà sẵn sàng làm mọi cách để theo đuổi đến cùng. Anh Phan Văn Sanh cũng đam mê bóng đá theo cách như vậy. Từ năm lớp 4, cậu bé Phan Văn Sanh đã sớm bộc lộ năng khiếu đá bóng, được gọi lên tuyển. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, Sanh đành ngậm ngùi từ chối cơ hội theo đuổi đam mê. Chạy theo trái bóng tròn đến năm 10 tuổi, anh đầu quân cho Câu lạc bộ bóng đá tỉnh Đồng Tháp. Chỉ 6 năm sau, Sanh đã giành suất đá chính và được giới thiệu cho các đội bóng lớn như Kiên Giang, Bến Tre.

Tương lai với sân cỏ dường như rộng mở với chàng trai trẻ ở vùng biên giới, thế nhưng, biến cố cuộc đời không thể lường trước được. Ngày 16/2/2015, trong lần về giỗ cha ở xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, anh Sanh không may bị tai nạn giao thông và mất đi vĩnh viễn đôi mắt. Dù anh em trong đội bóng và gia đình hết sức chạy chữa, nhưng anh Sanh đành phải ngậm ngùi từ giã sự nghiệp.

Nhưng tưởng đam mê bóng đá của anh cứ thế lụi tàn, nhưng không Sanh yêu trái bóng, và anh đã gắn bó theo một cách riêng: trở thành HLV của những em nhỏ mê bóng đá tại quê nhà. Sau biến cố ấy, anh cũng đã tìm học những bộ môn khác như học chữ nổi, học massage người khiếm thị,... nhưng rồi đều không thích. Vì tình yêu với bóng đá quá lớn, năm 2019, anh đã mở “Đam mê FC” dạy bóng đá cho các em nhỏ. Sau này, “Đam mê FC” đổi tên thành Lớp bóng đá cộng đồng Phan Văn Sanh.

Sanh chia sẻ ban đầu phụ huynh không tin tưởng vì nghĩ rằng thầy không nhìn thấy gì thì sao dạy các con được. Tuy nhiên, mọi khó khăn không thể làm Sanh nản lòng. Thầy Sanh luôn cố gắng truyền niềm đam mê bóng đá cho các con qua từng bài chạy, bài luyện cơ thực hành theo cách dễ hiểu nhất. Chỉ hơn 1 năm sau khi thành lập, số em đòi theo đội bóng thầy Sanh lên đến gần 400 trăm em.

Đội bóng nhí của thầy Sanh lần lượt chinh phục từng giải đấu lớn nhỏ. Lớp học tuy không thu tiền nhưng cũng đặt ra những tiêu chí riêng đặc biệt. Các em phải đạt học lực trung bình trở lên, đáp ứng 3 không: “không chơi game, không chửi thề, không hút thuốc” mới được nhận - Em Nguyễn Hoàng Phúc, “trò cưng” của thầy Sanh chia sẻ. Phúc là học trò, người bạn thân thiết nhất của anh Sanh, người luôn đồng hành, giúp đỡ anh Sanh. Đều đặn 5h sáng mỗi ngày, Phúc đến nhà thầy gọi thầy đi tập, rước thầy lên sân, rồi lại đưa thầy về. Phúc cũng là người được thầy Sanh truyền đam mê đá bóng.

Thử thách cuộc đời không ai có thể lường trước, nhưng Sanh đã nỗ lực đối diện nghịch cảnh và vươn lên giúp ích cho đời. Ngọn lửa đam mê chinh phục sân cỏ của Sanh chưa bao giờ vụt tắt. Sự nghiệp với bóng đá của Sanh được tiếp diễn theo một cách rất đặc biệt khác, đó là trở thành Huấn luyện viên bóng đá, gieo niềm yêu thích với trái bóng lăn tới các em nhỏ.

Nguồn: Việc tử tế

 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: