• :
  • :
Nữ Hiệu trưởng dùng đồng lương ít ỏi để mua đồ dùng học tập, xin quần áo cho học sinh nghèo Cùng nhau làm việc chưa từng có, cả trăm người dân nhìn đường lo lấp ló mà vui Giới thiệu Nghị định số 15/2023/NĐ-CP quy định về thí điểm thưởng hợp đồng đối với gói thầu xây lắp thuộc các dự án giao thông trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Đoàn viên thanh niên và thiếu niên nhi đồng huyện Ngọc Hồi hưởng ứng Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam năm 2024 Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho đoàn viên tại các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2024 Công an giúp dân tìm lại gần 1,2 tỷ đồng vứt nhầm trong thùng rác Nâng cao cảnh giác trước hành vi lợi dụng việc tổ chức “Học kỳ trong Quân đội” để lừa đảo trên địa bàn tỉnh Kon Tum Người lính biên phòng giúp dân vùng biên đuổi nghèo Giới thiệu Thông tư số 03/2023/TT-NHNN quy định ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN Hơn 200 cán bộ chiến sĩ công an Hà Tỉnh hiến máu tình nguyện CSGT nhặt được xấp tiền, trao trả cho người đánh rơi Giới thiệu Thông tư số 02/2023/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Lớp học đặc biệt trong trại giam

Nhiều phạm nhân tại Trại giam Xuân Hà, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã quá nửa đời người nay mới được vỡ lòng với những con chữ. Những nét chữ đầu tiên vọng vẹo qua từng ngày đã dần thẳng thớm. Đó cũng là chiếc chìa khóa mở thêm cơ hội trên con đường hoàn lương cho những con người lầm lỡ.

Đều đặn vào thứ 4 và thứ 5 mỗi tuần, hơn 70 “học sinh” tại phân trại số 2 - Trại giam Xuân Hà (Bộ Công an) lại lên lớp học chữ. Lớp học không phân theo độ tuổi bởi học sinh trẻ nhất cũng hơn 30, còn lớn tuổi nhất cũng đã ngoài 60.

Sinh ra và lớn lên ở một bản vùng cao Kỳ Sơn (Nghệ An), từ nhỏ chàng trai người Mông Và Vả Lỳ (sinh năm 1981) đã theo chân bố, mẹ lên nương trồng ngô, trồng lúa; thi thoảng lại cùng chúng bạn hay anh chị lớn tuổi vào rừng hái măng, lấy củi và bẫy thú rừng…

Cho đến lúc phạm tội, Vả Lỳ vẫn chưa biết đọc, biết viết. “Cũng bởi khó khăn, không được đi học, không biết đọc, biết chữ nên bị người xấu lôi kéo mua bán ma túy. Nếu biết chữ chắc có lẽ cuộc đời tôi đã khác rồi chứ không phải chịu mức án như vậy…”, Và Vả Lỳ ngại ngùng nói.

Cái giá mà Vả Lỳ phải trả cho sự thiếu hiểu biết của mình là mức án chung thân với tội danh “Mua bán trái phép chất ma túy”. Lỳ đã chấp hành án được hơn 7 năm tại Trại giam Xuân Hà.

Những ngày đầu, khi trại mở lớp xóa mù chữ dù được vận động nhưng Lỳ vẫn ngần ngừ không muốn học. Một phần mặc cảm, phần nghe một số bạn tù rỉ tai học chữ khổ lắm, khổ hơn cả đi lao động khiến Lỳ cũng chùn lòng.

Thế nhưng, được sự vận động của cán bộ quản giáo cùng ban giám thị, sau gần 10 tháng kiên trì, Lỳ đã biết đọc, biết viết. Những nét chữ vẹo vọ cũng dần thành hình, thành dạng khiến “học trò” Lỳ hào hứng hơn khi đến lớp.

Tính đến thời điểm hiện nay, Trại giam Xuân Hà có 2 phân trại, đang quản lý, giam giữ và cải tạo hơn 1.000 phạm nhân. Lớp học xóa mù chữ được tổ chức tại phân trại số 2 tại xã Cẩm Sơn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh). Gần 10 năm qua, lớp xóa mù chữ này đã giúp hàng trăm phạm nhân biết đọc, biết viết. Họ chủ yếu là người dân tộc sinh sống ở những vùng sâu, vùng xa.

Không chỉ dạy chữ, lớp học còn là nơi để cảm hóa phạm nhân, dạy cho họ những điều hay, điều tốt đẹp qua từng trang sách. Qua mỗi bài học, các giáo viên luôn cố gắng để phạm nhân cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương, đất nước, thấy được tình cảm tốt đẹp giữa con người với nhau, học được cách ứng xử trong cuộc sống. Từ đó, giúp họ có thêm quyết tâm tu dưỡng, cải tạo.

Nguồn: Báo Giáo dục thời đại - ĐT


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: