• :
  • :
Huyện đoàn Đăk Tô tổ chức buổi sinh hoạt chính trị "Nhớ về Bác - Lòng ta trong sáng hơn" nhân dịp 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024) Duyệt văn kiện Đại hội Hội LHTN Việt Nam tỉnh Kon Tum lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029 Phong trào "3 trách nhiệm" Cụm thi đua số 3 Nâng cao năng lực số cho thiiếu nhi - công trình măng non cấp huyện “tủ sách số cho em" Huyện đoàn Kon Rẫy tổ chức buổi sinh hoạt chính trị "Nhớ về Bác - Lòng ta trong sáng hơn" nhân dịp 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024) Tết trung thu đến với các em tại xã khó khăn Hội nghị tổng kết công tác Đoàn - Đội trường học năm học 2023 - 2024 gắn với phát động xây dựng mô hình "Đoàn xã ,thị trấn và trường học ma túy" Tiếp xúc cử tri trước phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II gắn với Gặp mặt Hội đồng trẻ em lần thứ I năm 2024 Tổng kết công tác Đoàn, Đội trường học năm học 2023 - 2024 Huyện Tu Mơ Rông: Tổ chức sinh hoạt tư tưởng chính trị "Nhớ về Bác - Lòng ta trong sáng hơn" nhân dịp 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024) Huyện đoàn Ia H'Drai tổ chức buổi sinh hoạt chính trị "Nhớ về Bác - Lòng ta trong sáng hơn" nhân dịp 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024) Giới thiệu Thông tư số 01/2024/TT-NHNN quy định về quản lý seri tiền mới in của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Kỹ sư chân đất biến đồng nát thành máy nông nghiệp hữu ích

Ông Vũ Văn Dung ở xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, thường được người dân quanh vùng gọi là 'kỹ sư chân đất' bởi những sáng kiến khoa học kỹ thuật của ông giúp ích rất nhiều cho bà con.

Không học qua trường lớp chuyên môn nhưng ông Vũ Văn Dung (sinh năm 1964, xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) đã sáng chế nhiều nông cụ hữu ích cho sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân nâng cao năng suất, tiết kiệm sức lao động.

Năm 2014, Yên Mạc mưa lớn đúng thời điểm người dân thu hoạch lúa vụ Đông Xuân. Ruộng đồng lầy lội, máy gặt không thể tiếp cận, tự mình trải nghiệm đồng thời chứng kiến cảnh bà con vật lộn dưới vùng ruộng trũng, gặt tay rồi bó thành từng bó lội vác lên bờ, ông Dung thầm nghĩ không thể mãi "bán sức" như vậy, phải vận dụng máy móc vào để giải phóng sức lao động. Ông đã lên ý tưởng cho chiếc máy tời lúa.

Sau hơn 2 tháng mày mò, chiếc máy tời lúa ra đời trong niềm hạnh phúc của người sáng chế và bà con.

Thay vì phải mất một buổi, với ba sào lúa, ông chỉ dùng một tời kéo là xong. Máy tời của ông gọn nhẹ, thuận tiện cho người dân di chuyển, ngoài ra, chúng còn được thiết kế thêm một ống vòi để tận dụng thành máy bơm.

Sản phẩm đầu tiên được bà con ủng hộ nhiệt tình, chiếc máy "thử sức" ban đầu đã trở thành nông cụ bán chạy bậc nhất. Trong vòng một năm, hàng trăm chiếc máy tời được bán ra, vừa giảm sức lao động của nông dân vừa mang tới nguồn thu nhập ổn định cho gia đình ông.

Ưu điểm của máy cấy không động cơ là không tốn nhiên liệu, mạ cấy thẳng hàng, khoảng cách giữa các gốc mạ được cố định. Máy chỉ nặng 25-30kg, dễ vận chuyển, sửa chữa, sử dụng được trên nhiều loại đồng đất, mỗi giờ cấy được một sào.

Trong các năm 2015-2016, chiếc máy cấy lúa không động cơ giúp ông Dung nhận "cơn mưa" giải thưởng của các bộ ban ngành và cơ quan nhà nước.

Ông Dung đã cho ra đời thêm hàng loạt nông cụ như máy bơm đa năng, máy cắt thức ăn gia súc, máy thái chuối...

Gian hàng sửa xe máy nhỏ của ông Dung năm nào giờ đây đã phát triển thành xưởng cơ khí rộng 100m2 chuyên chế tạo máy móc nông nghiệp. Từ đây, hàng trăm nông cụ được bán ra mỗi năm, không chỉ phục vụ bà con trong xã, trong tỉnh mà còn xuất đi nhiều địa phương khác trên cả nước.

Nguồn: Việc tử tế - ĐT


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: