A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Từ 10 tỉ lượt xem tin giả: Ai có thể an toàn trước tin giả trên Facebook?

Vài ngày trước nhân cuộc điều trần của CEO Mark Zuckerberg của Facebook trước Quốc hội Mỹ, một thông tin được tổ chức Avaaz (Mỹ) đưa ra là, nếu Facebook hành động sớm hơn thì đã ngăn chặn được 10,1 tỉ lượt xem tin giả lan truyền trên nền tảng này.

Tin giả được lan truyền trên facebook để lừa đảo ngày càng phổ biến. Ảnh: www.mps.gov.vn.
Tin giả được lan truyền trên facebook để lừa đảo ngày càng phổ biến. Ảnh: www.mps.gov.vn.

 

10,1 tỉ lượt xem tin giả lan truyền trên Facebook mà Avaaz đề cập, đó là chỉ giới hạn trong phạm vi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020, được lan truyền trên hơn 100 trang chia sẻ tin giả nổi bật nhất.

Và đặc biệt theo Avaaz, nếu Facebook hành động sớm hơn, bằng cách thay đổi thuật toán ngăn nội dung giả mạo và độc hại, thì đã góp phần hạn chế đường dẫn từ cuộc bầu cử tới bạo loạn tại Tòa nhà Quốc hội Mỹ.

Ngay trong lòng nước Mỹ, lượng tin giả đã khủng khiếp như vậy, và gây ra nhiều hệ lụy, thậm chí hậu quả khôn lường.

Còn xét trên phạm vi toàn cầu, tin giả trên Facebook có lẽ không chỉ là 10 tỉ, mà hoàn toàn có khả năng lên đến hàng trăm, hàng ngàn tỉ lượt xem bởi vùng phủ sóng của mạng xã hội này có tại hàng trăm quốc gia, và có trung bình hơn 2,6 tỉ người sử dụng thường xuyên mỗi tháng, hơn 1,5 tỉ người sử dụng thường xuyên hàng ngày.

Tin giả xuất hiện nhiều nhất trên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là Facebook và YouTube. Nhiều năm trở lại đây, tin giả không chừa bất cứ quốc gia nào trong đó có cả Việt Nam.

Gần đây nhất là làn sóng tin giả về COVID-19, về vaccine… Cơ quan chức năng tại Việt Nam đến nay đã phát hiện, xử lí theo từng mức độ khác nhau hàng trăm trường hợp là cá nhân phát tán các tin giả liên quan đến những lĩnh vực trên, không chỉ đối với hành vi đăng tải, tung tin giả mà đối với cả hành vi chia sẻ lại tin giả.

Bản chất của tin giả là tin không có thật, không chính xác, nhưng phái sinh của nó còn là những tin bịa đặt, xuyên tạc, vu khống từ các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục đến xã hội. Nạn nhân bị dính tin giả không chỉ có các cá nhân là người dân bình thường mà cả quan chức, các nhà chính trị, các tổ chức và cơ quan…

Việt Nam có hơn 60 triệu người sử dụng Facebook, và là quốc gia có lượng người dùng Facebook nhiều xếp thứ 7 trên thế giới. Nếu chỉ thuần túy tính từ lượng người dùng ra tỉ lệ tin giả, không ít tin giả trên Facebook đã, đang và vẫn sẽ tiếp tục xuất hiện hàng ngày, hàng giờ tại Việt Nam.

Theo nhiều nghiên cứu gần đây, tin giả ngày càng hướng đến mục tiêu rõ ràng hơn, từ các tin giả xúc phạm cá nhân, các quan chức, xuyên tạc vấn đề chính trị, giờ tin giả còn hướng nhiều đến các mục tiêu kinh tế, thậm chí được tung ra để phá hoại người khác và nhằm lừa đảo, trục lợi cho các đối tượng.

Và trên nền tảng Facebook, 10,1 tỉ lượt xem tin giả và thậm chí nhiều hơn thế rất nhiều, đương nhiên cũng mang lại lợi ích nhất định cho nền tảng này cho dù đó là loại lợi ích không mong muốn.

Tin giả là kẻ thù chung của cả cộng đồng, xã hội. Những kẻ tung tin giả để bôi xấu hay làm hại người khác, một ngày nào đó cũng hoàn toàn có thể trở thành nạn nhân của tin giả do những đối tượng khác phát tán.

Không ai có thể tránh khỏi được trước tin giả, kể cả những đối tượng đã phát tán tin giả.

Nguồn: laodong.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: