• :
  • :
Báo công dâng Bác trước thềm Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX Hội nghị phổ biến, quán triệt, tuyên truyền các Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy gắn với Nghị quyết Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum, nhiệm kỳ 2024-2029 Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực giám sát đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 Tổ chức giải Pickleball chào mừng 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam "Em nuôi của Đoàn" - Chắp cánh những ước mơ Tiếp tục chuỗi các hoạt động tình nguyện mùa đông năm 2024 và xuân tình nguyện năm 2025 Kon Rẫy: Hội nghị tổng kết công tác Đoàn, Hội và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 Tuổi trẻ 05 lực lượng tổ chức các hoạt động nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân Ấm áp chương trình Tình nguyện mùa đông năm 2024 Tình nguyện mùa đông năm 2024 Cuộc thi Tìm hiểu 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân; 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam Thắt chặt tình hữu nghị giữa Tuổi trẻ Kon Tum – Sê Kông (Lào)
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Không thể xuyên tạc nỗ lực phòng, chống dịch Covid-19 ở Việt Nam

Trong khi cả nước đang tập trung mọi nguồn lực để kiểm soát nguồn lây lan dịch bệnh COVID-19 thì trên mạng xã hội, các đối tượng cơ hội chính trị lại không ngừng xuyên tạc, phát tán thông tin sai lệch gây hoang mang dư luận về công tác phòng, chống dịch bệnh.

Tràn lan Fake news về dịch bệnh Covid-19 – “thuốc độc” trên mạng xã hội

Nhiều tổ chức phản động lưu vong như: Việt Tân, Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời, các đài phát thanh VOA, RFA, Chân trời mới media, Hội anh em dân chủ… cùng một số phần tử phản động trong nước cấu kết, lợi dụng mạng xã hội để đăng tải thông tin sai sự thật về dịch Covid-19 ở trong nước, làm nhiễu loạn thông tin, gây hoang mang dư luận và khó khăn cho lực lượng chức năng trong công tác chống dịch. Tán phát bài viết, hình ảnh, video clip có nội dung tuyên truyền xuyên tạc, sai sự thật, chúng chi rất nhiều tiền để thực hiện các quảng cáo chính trị trên Facebook nhằm tuyên truyền, xuyên tạc, đưa những số liệu sai lệch về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam, xen lẫn là nội dung chống phá Đảng và Nhà nước.

Tổ chức khủng bố Việt Tân thường xuyên lợi dụng dịch covid-19 để chống phá Việt Nam

 '

Lợi dụng mạng xã hội chúng đăng hàng loạt bài viết, rất nhiều video, hình ảnh được cắt ghép chứa đựng thông tin sai sự thật do chúng tạo như: số người mắc bệnh, sự lây lan tốc độ nhanh trong cộng đồng lớn gấp nhiều lần so với con số chính thức do Chính phủ Việt Nam công bố”; Đặc biệt, họ còn dựng chuyện về số ca tử vong do dịch Covid-19 lên tới hàng chục ngàn người và không ngừng gia tăng,… nhằm gây sự hoài nghi, hoang mang trong dư luận về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam. Mục đích nhằm tạo ra bức tranh đen tối về dịch Covid-19 đang hoành hành tại Việt Nam, gây tâm lý hoang mang, sợ hãi cho nhân dân trong nước, làm xáo trộn mọi mặt của đời sống xã hội, gây nghi ngờ, tạo sự đối lập, mâu thuẫn giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước; đồng thời tạo sự hoài nghi, làm mất lòng tin của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam. Đây là “luận cứ giả” để thực hiện âm mưu đánh phá vào vai trò lãnh đạo của Đảng, chức năng quản lý, điều hành của Nhà nước trong xử lý dịch bệnh Covid-19 và đánh phá vào một số quan điểm, chính sách của Việt Nam.

Khi địch bệnh bắt đầu bùng phát ở Trung Quốc chúng liền lên mạng xã hội ra rã kêu gọi, đưa ra yêu sách đòi Đảng và Nhà nước ta phải phong tỏa biên giới với Trung Quốc, nếu không thực hiện được như thế chứng tỏ chúng ta sợ hay lệ thuộc vào Trung Quốc,…Khi dịch bùng phát mạnh trên phạm vi thế giới, Chính phủ ban Chỉ thị số 16/CT-TTg thì chúng lại tráo trở tuyên truyền rằng việc thực hiện Chỉ thị là một sự áp đặt thiếu nhân quyền, can thiệp sâu và tự do các nhân của người dân,…từ đó làm cho một bộ phận nhân nhân hiểu sai về quan điểm, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong công tác chống dịch.Bên cạnh đó lợi dụng sự nhẹ dạ và thiếu hiểu biết của một bộ phận dân cư khi dùng mạng xã hội, chúng đăng tải những thông tin hướng dẫn người dân cách chữa trị Covid 19 tại nhà bằng những phương pháp hết sức vô lý, phản khoa học như ăn tỏi, uống rượu, xông hơi bằng cây cỏ … kêu gọi tẩy chay hướng dẫn của Bộ Y tế về các biện pháp phòng và chống dich gây hoang mang trong dân chúng. Ngoài ra chúng còn lợi dụng mạng xã hội để lôi kéo, kêu gọi quyên góp với nội dung hỗ trợ kinh phí cho cá nhân hây tổ chức nào đó để giúp đỡ người dân khó khăn trong đại dịch nhưng thực chất là để bỏ túi riêng.

Lợi dụng việc lây lan dịch có nguồn gốc từ nước ngoài các thế lục phản động  tạo ra những thông tin giả mạo rồi từ đó quy chụp cho Nhà nước ta là vì nể cả Trung Quốc và không đóng của biên giới để ngăn chặn ngay từ đầu, hây khi dịch bắt đầu xuất hiện trong nước thì chúng liền lên mạng xã hội phát tán nhiều tin tức, số liệu hoàn toàn bịa đặt, vô căn cứ rằng Đảng và Nhà nước xử lý dịch yếu kém, che dấu dịch nên mới để dịch bùng phát nghiêm trọng như những gì mà chúng bị đặt ra như: số người nhiễm rất nhiều và tử vong, nhiều hơn những gì mà Chính phủ công bố, ngoài ra chúng còn tự bịa đặt số lượng ca bệnh mà chúng công bố chữa khỏi chỉ lạ giả tạo với mục đích là đánh bóng tên tuổi của Đảng và Nhà nước mà thôi. Bên cạnh đó các thế lực thù địch con lớn tiếng vu cáo Đảng, Nhà nước ta vi phạm các quyền tự do, dân chủ, khi các cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành xác minh, xử lý những người tán phát thông tin sai sự thật về dịch Covid-19 trên internet nói chung và mạng xã hội nói riêng.Tất cả những thông tin sai lệch đó của các thế lực thù địch thực chất là để chúng thực hiện âm mưa gây chia rẻ, hoài nghi trong nhân dân, mà quan trọng nhất là hạ thấp vai trò quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong công tác chống dịch Covid 19.

Mặc dù các lực lượng chức năng, hệ thống các cơ quan, ban ngành đã rất nỗ lực, cố gắng nhưng các đối tượng chống đối, phản động vẫn tìm cách tuyên truyền, xuyên tạc, tung “hoang tin” với mục đích làm cho người dân nhận thức sai về công tác chống dịch, qua đó nhằm thúc đẩy ý thức chống đối của một số người vốn có tư tưởng quá khích, lâu dần dễ bị tiêm nhiễm để chúng có cơ hội lôi kéo vào các hoạt động chống chính quyền nhân dân. Hệ thống truyền thông của tổ chức khủng bố “Việt Tân”, “Nhật Ký yêu nước”, “dân làm báo”, số chống đối cực đoan ở trong nước… đã tăng cường các chiến dịch tuyên truyền để vu cáo các lực lượng trong công tác chống dịch. Fanpage của “Việt Tân” tung tin sai sự thật về hoạt động giải cứu nông sản với nội dung: “…Trong đợt dịch này, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện rất rõ là một chính phủ yếu kém và thất bại thảm hại. Trên nhiều khía cạnh, vấn đề có thể xử lý đơn giản là phân phối mặt hàng nông sản cho bà con gặp trở ngại ngay tâm dịch, đem đi tiêu thụ mà cả hệ thống chính phủ không thể làm được…”. Tổ chức này còn tuyên truyền sai sự thật, cho rằng: “Phong toả địa phương để chống COVID-19 chỉ có thể mang lại hiệu quả cao khi tối thiểu hoá thiệt hại của nhân dân. Việc chính quyền áp đặt biện pháp phong toả cứng rắn và không đi kèm những giải pháp nhằm ổn định cuộc sống của người dân là không thoả đáng…”. Rõ ràng, làn sóng dịch lần này với các chủng virus SARS-CoV-2 mới, sự lây lan nhanh chóng dẫn đến việc sàng lọc, kiểm soát cũng rất khó khăn. Các hoạt động thông thương hàng hóa, hỗ trợ người dân cũng đã được Chính phủ rất quan tâm, chú ý, đặc biệt là quan tâm đến đời sống của từng hộ dân, kịp thời hỗ trợ để bà con các vùng tâm dịch được yên tâm, không hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, phải đảm bảo được sự an toàn tuyệt đối trong phòng, chống dịch bệnh. Hơn nữa, việc sử dụng các biện pháp phong tỏa cũng là cách để giúp hạn chế triệt để dịch lây lan sang các địa phương khác…

Có thể nói rằng, những thông tin sai lệch, thiếu căn cứ khoa học được các đối tượng tung ra trong tình hình dịch COVID-19 đã để lại những hậu quả xấu đối với xã hội. Về mặt khách quan, những thông tin bịa đặt sẽ gây hoang mang, dao động trong nhân dân về công tác phòng, chống dịch của Chính phủ; gây ra sự kỳ thị, xói mòn uy tín của các cơ quan chức năng đang làm nhiệm vụ, đặc biệt những thông tin xuyên tạc đó có ảnh hưởng lớn đến danh dự, nhân phẩm của một số cá nhân hoặc tổ chức đang làm nhiệm vụ phòng chống dịch…

Cần tỉnh táo, có trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội

Với sự phát triển mạnh mẽ của internet, với một “rừng” các thông tin trên mạng xã hội, youtube… mỗi người dân cần tỉnh táo, thận trọng trong tiếp nhận thông tin, chia sẻ thông tin. Mỗi quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước đều được phổ biến nhanh chóng, kịp thời trên báo chí chính thống trong nước cũng như trên Cổng Thông tin điện tử các cơ quan chức năng.

Thứ nhất: cảnh giác trước các thông tin tuyên truyền sai sự thật về tình hình COVID-19. Ngoài ý thức chấp hành các quy định của Chính phủ về công tác phòng, chống dịch, sự hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn về việc: Tránh tụ tập nơi đông người; hạn chế tối đa ra ngoài; luôn luôn đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tiếp xúc tốt nhất là 2m; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn; thường xuyên vệ sinh nhà cửa; thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe theo đúng quy định của Bộ Y tế thì người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác trước những thông tin bịa đặt, không đúng về tình hình dịch bệnh. Kịp thời báo với lực lượng Công an khi phát hiện thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh đăng tải trên không gian mạng.

Thứ hai: Tiếp nhận thông tin một cách khoa học, có chọn lọc, việc tiếp cận nguồn thông tin ở những trang không chính thống, thiếu cơ sở khoa học có thể gây nên tình trạng “ngộ nhận”, hiểu sai lệch về tình hình dịch COVID-19. Về vấn đề này, Bộ Công an đã khuyến cáo người dân khi tiếp cận thông tin trên không gian mạng cần bình tĩnh, tỉnh táo sàng lọc thông tin, tự trang bị kiến thức về pháp luật, xã hội và nhận diện rõ các thông tin xuyên tạc, giả mạo.

Cụ thể: (1) Kiểm chứng cơ sở nguồn tin, xem thông tin đó đến từ nguồn nào, nếu đến từ một người lạ, thông tin không rõ ràng cần cảnh giác, có thể xem mục giới thiệu để kiểm tra. (2) Kiểm tra tên miền của trang mạng đăng tải thông tin, thường nguồn phát của thông tin xuyên tạc, giả mạo thường là những trang mạng có tên miền nước ngoài (.com, .org), không có đuôi tên miền Việt Nam “.vn”.Các trang mạng chính thống của cơ quan tổ chức Nhà nước có tên miền quốc gia “.vn” và có địa chỉ, thông tin đăng ký cụ thể rõ ràng trên trang. Đối với các trang mạng xã hội của các cơ quan, tổ chức chính thống, thường đã được đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ và được cung cấp dấu bản quyền (dấu tích xanh). Người dân nên quan sát và phân biệt rõ các trang mạng xã hội chính thống và các trang giả mạo. (3) Kiểm tra tác giả, đọc kỹ nội dung để suy ngẫm xác định thông tin thật hay giả; tin tức giả hay bị lỗi chính tả hoặc có bố cục lộn xộn, các hình ảnh, video trong tin giả thường bị chỉnh sửa, cắt ghép, thay đổi nội dung, ngày tháng của sự kiện thường bị thay đổi; tìm các tin, bài viết trên các trang chính thống, uy tín có nội dung tương tự để đối chiếu hoặc xin sự tham vấn của các chuyên gia trên từng lĩnh vực. (4) Lựa chọn thông tin đăng tải, chia sẻ từ những trang mạng xã hội nên tiếp cận các luồng thông tin chính thống; không tham gia đăng tải, chia sẻ, bình luận thông tin sai sự thật, hình ảnh phản cảm, trái với thuần phong mỹ tục và văn hóa của dân tộc hoặc bôi nhọ, xúc phạm danh dự của tổ chức và cá nhân; thông tin trái với quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hoạt động vi phạm pháp luật hoặc thông tin mà chưa rõ nguồn gốc, chưa xác định được tính chính xác của thông tin.

Thứ ba: Mỗi công dân cần nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, đặc biệt là Luật An ninh mạng có hiệu lực từ ngày 1-1-2019. Trường hợp phát hiện các hoạt động nghi có dấu hiệu vi phạm pháp luật cần báo ngay cho các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý. Đẩy mạnh thông tin tích cực, có ý nghĩa trong cuộc sống, đấu tranh, phê phán lên án hành vi sai trái vi phạm trên mạng xã hội.

Để chung tay chống lại dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, bên cạnh nỗ lực của lực lượng Công an nhân dân trong công tác đấu tranh xử lý các đối tượng vi phạm, rất cần có sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, lên án những hành vi tuyên truyền thông tin sai sự thật, góp phần loại bỏ thông tin tiêu cực, xây dựng một không gian mạng lành mạnh, hữu ích cho xã hội.

Nguồn: congan.kontum.gov.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: