• :
  • :
Dự án “Khởi nghiệp mô hình tổ hợp tác nuôi heo lai rừng” của Tuổi trẻ Kon Tum lọt vào vòng bán kết cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024. Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân - minh chứng sinh động phản bác các luận điệu chia rẽ, xuyên tạc Thành đoàn Kon Tum tổ chức bàn giao nhà nhân ái cho hộ gia đình chị Y Blyuh - Nguyễn Ngân Thao tại thôn Plei Druân, xã Ia Chim, thành phố Kon Tum Tỉnh Kon Tum đẩy mạnh thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá Đoàn cơ sở, xây dựng Đoàn cơ sở “3 chủ động” Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (9/11) Chương trình khánh thành nhà nhân ái năm 2024 tại xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy Đoàn Khối với các hoạt động Tiếp sức đến trường Đoàn Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh tổ chức hiến máu tình nguyện cấp Khối đợt 3 năm 2024 với chủ đề “Ngày chủ nhật đỏ” Đoàn khối CQ&DN tỉnh tổ chức chương trình “Hành trình về nguồn” năm 2024 Thanh niên Đăk Glei khởi nghiệp, lập nghiệp vươn lên làm giàu chính đáng Kiểm tra công tác Đoàn, Hội, Đội và phong trào thanh thiếu nhi 6 tháng cuối gắn với giám sát chuyên đề năm 2024 Huyện đoàn Sa Thầy phối hợp với Bảo hiểm xã hội huyện Sa Thầy trao tặng hẻ bảo hiểm BHYT cho các em học sinh và các hộ gia đình nông lâm ngư nghiệp có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Lợi ích của dữ liệu mở

Triển khai dữ liệu mở tại Việt Nam sẽ mang lại nhiều lợi ích không những trong chuyển đổi chính phủ số mà còn có giá trị về kinh tế, xã hội cho nhiều nhóm khác nhau. Việc cung cấp dữ liệu mở, chính là cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, sáng tạo hơn.

 

Dữ liệu mở là nội dung thể hiện sự minh bạch, tinh thần kiến tạo của Chính phủ đối với đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Để giải quyết những thách thức mà thời đại đặt ra, dữ liệu mở ngày càng được chú trọng vì những lợi ích to lớn mà nó mang lại.

Đối với các dạng dữ liệu “nhạy cảm” trong quá khứ như chi tiêu ngân sách, giải ngân đầu tư công, chính phủ có trách nhiệm giải trình và công bố các thông tin về ngân sách và chi tiêu công, đồng thời khi công bố thì cần phải hiệu chỉnh các dữ liệu này sao cho người dân có thể dễ dàng đọc hiểu. Bên cạnh đó, người dân có thể tìm hiểu các chương trình, dịch vụ đang được đầu tư và các khoản chi cụ thể cho các nhóm này.

Dữ liệu mở còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đo lường tác động của các chính sách. Trước đây, việc thu thập và phân tích dữ liệu thường rất đắt đỏ và khó khăn, gây trở ngại cho việc đo lường tác động của các chính sách. Dữ liệu mở sẽ cung cấp thông tin về các hoạt động và sự kiện, cũng như những thay đổi trong chính sách và điều kiện kinh tế. Nhờ đó, các cơ quan/tổ chức/cá nhân có thể dễ dàng đưa ra các kết luận khách quan về tác động của chính sách.

Thông qua dữ liệu mở, các cá nhân và tổ chức tham gia vào hoạt động kiểm tra giám sát, tăng độ minh bạch về quản lý thông tin và bộ dữ liệu mở, từ đó có thể phát hiện các đặc tính hoặc vấn đề từ bộ dữ liệu mà bản thân chủ sở hữu dữ liệu (chính phủ) chưa phát hiện ra. Điều này cũng giúp thúc đẩy tính tích cực chủ động tham gia của người dân trong việc xây dựng Chính phủ số.

Như trong lĩnh vực giao thông vận tải, dữ liệu camera giao thông, quan trắc môi trường được cung cấp dữ liệu mở cho người dân, doanh nghiệp sử dụng dữ liệu mở cũng có tác dụng như nhà nước huy động thêm hàng ngàn cộng tác viên giám sát giao thông, môi trường trong khi nguồn lực của nhà nước còn hạn chế.

Dữ liệu mở có thể giúp cộng đồng đưa ra các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề mới và phức tạp. Chính vì thế, tri thức mới thông qua dữ liệu mở có thể khởi động sự đột phá trong các ngành công nghiệp khác nhau. Sử dụng dữ liệu mở có thể giúp cộng đồng khai thác tài nguyên mới để phát triển sản phẩm và dịch vụ mới. Các doanh nghiệp có thể sử dụng thông tin từ dữ liệu mở để phát triển các sản phẩm có tính sáng tạo và đáp ứng yêu cầu của thị trường, từ đó tạo nên nhiều việc làm mới và tăng trưởng kinh tế.

Một ví dụ trong lĩnh vực y tế, dữ liệu về triệu chứng bệnh có thể giúp các bác sĩ nghiên cứu để tìm ra phương pháp điều trị bệnh, tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức, chi phí; doanh nghiệp sử dụng để nghiên cứu các loại thuốc điều trị bệnh.

Đối với cơ quan nhà nước thì có thể chia sẻ các nguồn dữ liệu (thông tin người dân) với nhau mà không cần mỗi cơ quan phải tự thu thập và xây dựng một bộ dữ liệu riêng. Việc này sẽ giúp mỗi Bộ, ngành, các cơ quan tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức và ngân sách nhà nước. Ý thức được điều này, Chính phủ đã xây dựng các bộ dữ liệu chung mở như Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật (vbpl.vn/pages/portal.aspx) hay Cổng dữ liệu quốc gia (data.gov.vn/), tạo cơ hội cho công dân và tổ chức có thể sử dụng các nguồn thông tin của chính phủ.

Từ những nhận thức đúng đắn về lợi ích của dữ liệu mở, các bộ, ngành, địa phương cần sớm ban hành kế hoạch về dữ liệu mở, thực hiện kết nối và chia sẻ dữ liệu để đóng góp cho sự phát triển bền vững, chuyển đổi số toàn diện của đất nước, tối ưu hóa các nguồn lực vì sự tiện ích cho người dân, vì một đất nước phồn vinh, thịnh vượng./.

Nguồn: dx.gov.vn - TĐ


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: