• :
  • :
Nữ Hiệu trưởng dùng đồng lương ít ỏi để mua đồ dùng học tập, xin quần áo cho học sinh nghèo Cùng nhau làm việc chưa từng có, cả trăm người dân nhìn đường lo lấp ló mà vui Giới thiệu Nghị định số 15/2023/NĐ-CP quy định về thí điểm thưởng hợp đồng đối với gói thầu xây lắp thuộc các dự án giao thông trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Đoàn viên thanh niên và thiếu niên nhi đồng huyện Ngọc Hồi hưởng ứng Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam năm 2024 Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho đoàn viên tại các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2024 Công an giúp dân tìm lại gần 1,2 tỷ đồng vứt nhầm trong thùng rác Nâng cao cảnh giác trước hành vi lợi dụng việc tổ chức “Học kỳ trong Quân đội” để lừa đảo trên địa bàn tỉnh Kon Tum Người lính biên phòng giúp dân vùng biên đuổi nghèo Giới thiệu Thông tư số 03/2023/TT-NHNN quy định ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN Hơn 200 cán bộ chiến sĩ công an Hà Tỉnh hiến máu tình nguyện CSGT nhặt được xấp tiền, trao trả cho người đánh rơi Giới thiệu Thông tư số 02/2023/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Tài ngoại giao của Bác

Bác Hồ là người xây dựng và vun đắp rất nhiều cho sự lớn mạnh của ngành ngoại giao Việt Nam. Dưới đây là hai câu chuyện kể của nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Dy Niên và nguyên Đại sứ Việt Nam tại năm nước Bắc Âu Phạm Ngạc về tài ngoại giao của Bác Hồ.


1. Bác Hồ với Thủ tướng Ấn Độ Neru - Chuyện của Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên
Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Ấn Độ lần thứ hai. Trong cuộc mít tinh có hàng vạn người dự tại Red Fort (Thành Đỏ) ở Thủ đô Delhi, các bạn Ấn Độ làm sẵn một cái ghế cho Bác Hồ ngồi trên bục danh dự. Chiếc ghế trông như một cái ngai vàng, rất lớn. Trong khi đó, Thủ tướng Ấn Độ ngày ấy là J. Neru thì chỉ ngồi một chiếc ghế bình thường như mọi người khác. Khi Thủ tướng Neru mời Bác Hồ ngồi vào chiếc ghế đó, Bác dứt khoát từ chối. Thấy vậy, Thủ tướng Neru nói: “Ngài là khách danh dự của chúng tôi, việc Ngài ngồi lên chiếc ghế này chính là niềm vinh dự của chúng tôi”. Chứng kiến điều này, hàng vạn người dự mít tinh phía dưới quảng trường đứng cả lên xem. Hai vị lãnh tụ của hai nước cứ nhường nhau, chẳng ai chịu ngồi lên chiếc ghế lớn ấy. Cuối cùng, Thủ tướng Neru đành gọi người cho chuyển chiếc ghế đi, thay bằng một chiếc ghế khác giản dị hơn. Thấy vậy, hàng vạn người dân Ấn Độ dưới quảng trường rất cảm kích vỗ tay vang dội và hô rất to: “Hồ Chí Minh muôn năm ! Hồ Chí Minh muôn năm !”.
Chuyện này được người Ấn Độ sau đó kể lại rất nhiều, trở thành một huyền thoại của họ về Bác Hồ.
Trong chuyến thăm này, trong một bữa tiệc do Thủ tướng Neru chiêu đãi Bác Hồ có món thịt gà địa phương rất nổi tiếng. Người Ấn Độ khi ăn cơm không dùng thìa, dĩa mà dùng 5 ngón tay để bốc thức ăn. Cả Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ cũng muốn dùng tay bốc thức ăn. Nhưng tại bữa tiệc quốc tế người ta phải dùng dao, thìa, dĩa cho lịch sự. Khi món thịt gà được đưa ra, các quan khách Ấn Độ có vẻ không quen dùng dao, dĩa. Bác Hồ rất tinh ý, Người nói với Thủ tướng Neru: “Thịt gà phải ăn bằng tay thì mới ngon, chứ còn ăn bằng thìa dĩa thì khác nào nói chuyện với người yêu lại phải qua ông phiên dịch”. Nghe Bác Hồ nói vậy, cả bàn tiệc cười vang làm cho không khí bữa tiệc hôm đó rất vui vẻ và thân mật.
2. Những bài học của Bác - chuyện của Đại sứ Phạm Ngạc
Mùa Đông năm 1954, một số anh chị em Bộ Ngoại giao được sang Phủ Chủ tịch xem phim. Mọi người đã yên vị, Bác và Thủ tướng Phạm Văn Đồng lặng lẽ đi vào.
Bác lên tiếng trước: “Hôm nay, các cô chú sẽ nghe Thủ tướng nói chuyện, sau đó sẽ cùng xem phim. Nhưng Bác phê bình, ở đây có cả các cô chú bên Ngoại giao, thế mà thấy Thủ tướng và Bác vào không ai đứng dậy”. Chúng tôi bật đứng lên nhận lỗi và nhớ mãi bài học đầu tiên này.
Bác có biệt tài tiếp khách và gây ấn tượng sâu sắc với khách quốc tế, đồng thời cũng rất cảnh giác. Một lần tiếp đoàn thể thao nước ngoài, khi giới thiệu tới Phó Đoàn, Bác nói ngay: Tôi biết ông này. Phó Đoàn (sĩ quan tình báo) sau đó thú nhận, khi Bác sang thăm nước ông ta, ông đóng vai sĩ quan cận vệ, không ngờ sang Việt Nam mặc thường phục Bác vẫn nhận ra.
Ngày nay ta nêu cao và thực hiện rất hiệu quả chính sách ngoại giao rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, sẵn sàng là bạn và đối tác tin cậy với tất cả các nước. Thực tế đường lối đối ngoại này đã được Bác khởi xướng và đặt nền móng ngay từ khi Người bắt đầu hoạt động cách mạng.
Người đã chủ động giúp đỡ và cộng tác với các sĩ quan tình báo của Mỹ, bố trí 2 sĩ quan Mỹ cùng ở sát bên mình trong an toàn khu để theo dõi tình hình thế giới và liên lạc với đồng minh. Việc đó đã chinh phục tình cảm của Trung úy Patti và cộng sự cho mãi đến sau này.
Bác luôn trân trọng tình hữu nghị với các nước anh em và bạn bè. Mặc dù có những thay đổi trong đường lối và tập hợp lực lượng trên thế giới, nhưng mối thiện cảm với Bác và dân tộc Việt Nam vẫn được duy trì và phát triển.

Nguồn: http://www.thptchonthanh.com.vn/BacHo/chuyen82.htm


Nguồn: www.tuoitrekontum.org.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: