• :
  • :
Dự án “Khởi nghiệp mô hình tổ hợp tác nuôi heo lai rừng” của Tuổi trẻ Kon Tum lọt vào vòng bán kết cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024. Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân - minh chứng sinh động phản bác các luận điệu chia rẽ, xuyên tạc Thành đoàn Kon Tum tổ chức bàn giao nhà nhân ái cho hộ gia đình chị Y Blyuh - Nguyễn Ngân Thao tại thôn Plei Druân, xã Ia Chim, thành phố Kon Tum Tỉnh Kon Tum đẩy mạnh thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá Đoàn cơ sở, xây dựng Đoàn cơ sở “3 chủ động” Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (9/11) Chương trình khánh thành nhà nhân ái năm 2024 tại xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy Đoàn Khối với các hoạt động Tiếp sức đến trường Đoàn Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh tổ chức hiến máu tình nguyện cấp Khối đợt 3 năm 2024 với chủ đề “Ngày chủ nhật đỏ” Đoàn khối CQ&DN tỉnh tổ chức chương trình “Hành trình về nguồn” năm 2024 Thanh niên Đăk Glei khởi nghiệp, lập nghiệp vươn lên làm giàu chính đáng Kiểm tra công tác Đoàn, Hội, Đội và phong trào thanh thiếu nhi 6 tháng cuối gắn với giám sát chuyên đề năm 2024 Huyện đoàn Sa Thầy phối hợp với Bảo hiểm xã hội huyện Sa Thầy trao tặng hẻ bảo hiểm BHYT cho các em học sinh và các hộ gia đình nông lâm ngư nghiệp có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Tái chế thủy tinh bảo vệ môi trường

Vừa qua, nhóm tác giả thuộc Đoàn Trường Cao đảng cộng đồng tỉnh Kon Tum đã cho ra mắt dự án “Tái chế thủy tinh bảo vệ môi trường” tham gia cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Kon Tum năm 2020.

Dự án đã thể hiện việc tái chế lại các chai thủy tinh đã qua sử dụng là một cách hữu hiệu để bảo vệ môi trường. Với mỗi tấn thủy tinh được tái chế, nhân loại sẽ tiết kiệm một lượng lớn nguyên liệu thô cần thiết để tạo ra thủy tinh mới. Việc chế tạo thủy tinh mới cũng tiêu tốn nhiều năng lượng và tạo ra ô nhiễm công nghiệp góp phần vào hiệu ứng nhà kính. Lý do là bởi phải làm nóng cát và một số chất khác ở nhiệt độ lên đến hơn 1400 độ C mới tạo ra được thủy tinh. Trong khi đó, nếu tái chế thuỷ tinh thì tiêu thụ ít hơn 40% năng lượng so với việc làm ra thủy tinh mới. Tuy nhiên, không phải mọi chai lọ và đồ dùng bằng thủy tinh đều có thể tái chế. Thủy tinh dùng trong công nghiệp thực phẩm, đóng gói thực phẩm thì có thể tái chế, nhưng các xoong nồi, dụng cụ nấu và vật chứa bằng thủy tinh không thể tái chế được. Hầu hết các loại bóng đèn cũng không tái chế được, trừ khi có quy định khác của đơn vị tái chế bởi các nhà tái chế thủy tinh xem đó là những vật gây ô nhiễm. Thủy tinh vỡ cũng có thể được tái chế, thậm chí một số nơi trên thế giớ còn ưa thích nhận tái chế thủy tinh vỡ hơn. Nhưng cũng có nhiều nơi không chấp nhận thủy tinh vỡ vì nó nguy hiểm với các công nhân thu gom rác tái chế.

Bện cạnh những nội dung thể hiện trong dự án thì nhóm tác giả đã đưa ra những quy trình và phương pháp để tái chế thủy tinh như: Quá trình phân loại, tách kim loại, nhựa, giấy, rồi nghiền thành những mảnh vụn nhỏ - được gọi là cullet… Do thủy tinh được làm từ những vật liệu ổn định như cát và đá vôi nên chúng rất ít chịu ảnh hưởng và tương tác hóa học với các chất xung quanh, vì thế thủy tinh có thể được tái sử dụng nhiều lần mà chất lượng hầu như không thay đổi.

Hy vọng dự án “Tái chế thủy tinh bảo vệ môi trường” này sẽ sỡm trở thành hiện thực, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong gia đoạn hiện nay.

  Sản phẩm mẫu của nhóm tác giả

 

                                   

CTV Kim Loan - TH


Nguồn: www.tuoitrekontum.org.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: