A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Pin cũ với môi trường

Tham gia xét duyệt dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ứng phó biến đổi khi hậu do Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Kon Tum phát động, em Nguyễn Quỳnh Hương, học sinh lớp 11B1 trường THPT Nguyễn Du - Huyện Đăk Hà đã đề xuất Ý tưởng “Pin cũ với môi trường”.    

      

em Nguyễn Quỳnh Hương bên mô hình ý tưởng

 

Với mong muốn được sống trong môi trường trong lành, ý tưởng của em đã mô tả và nêu lên những tác hại của pin đã qua sử dụng như: pin như điện thoại, đồng hồ, điều khiển từ xa, xe đạp điện… Từ suy nghĩ mỗi tháng, số lượng pin đã qua sử dụng mà chúng ta thải ra là rất lớn, khi số lượng các thiết bị điện tử ngày càng có xu hướng tăng nhanh. Pin sau khi sử dụng được liệt kê vào danh mục rác thải độc hại và khó phân hủy. Pin đã qua sử dụng không phải loại rác thông thường, nó chứa rất nhiều hoá chất độc hại cho sức khoẻ. Pin này không thể vất vào thùng rác cùng với các loại rác thải khác mà cần được thu gom và xử lý riêng. Nhiều người trong chúng ta vẫn cho rằng những cục pin sử dụng trong các thiết bị điện tử chỉ là vật dụng nhỏ bé vô hại. Thông thường, khi pin không còn giá trị sử dụng, chúng ta có thói quen vứt bừa bãi hoặc bỏ chúng vào thùng rác gia đình như các loại rác thải khác, để rồi người ta sẽ xử lý chúng bằng hai phương pháp: chôn lấp hoặc đốt. Tuy nhiên, Quỳnh Hương cho rằng, cả hai cách xử lý này đều có vấn đề, vì hoá chất trong lõi pin sẽ rò rỉ ra môi trường, gây nguy hại cho sức khoẻ. Ví dụ như Pin và ắc-quy đã qua sử dụng không được phép bỏ vào thùng rác để hủy như các loại rác thông thường vì tính độc hại của chúng là rất cao. Pin đã qua sử dụng chứa nhiều kim loại nặng như chì, thủy ngân, kèm… Nếu chỉ được chôn lấp, các kim nặng này thấm vào đất và nguồn nước ngầm, gây ra ô nhiễm nguồn nước. Nếu đốt, các thành phần nguy hại trong pin sẽ bốc lên thành khói độc, hay chất độc còn đọng lại trong tro sẽ gây ô nhiễm không khí.

Vì vậy, Hương đề xuất phương án xử lý pin cũ với môi trường và đề nghị các cấp, các ngành cùng vào cuộc để việc thu gom pin đã qua sử dụng phải trở thành chính sách quốc gia. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người biết rằng pin cũ chứa các chất  rất độc. Những thông tin đã được khoa học kiểm nghiệm. Giáo dục với trẻ em trong việc này sẽ có tác dụng rộng lớn và nhanh chóng, lâu dài đến toàn xã hội.

CTV Kim Loan - TH


Nguồn: www.tuoitrekontum.org.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: