• :
  • :
Nữ Hiệu trưởng dùng đồng lương ít ỏi để mua đồ dùng học tập, xin quần áo cho học sinh nghèo Cùng nhau làm việc chưa từng có, cả trăm người dân nhìn đường lo lấp ló mà vui Giới thiệu Nghị định số 15/2023/NĐ-CP quy định về thí điểm thưởng hợp đồng đối với gói thầu xây lắp thuộc các dự án giao thông trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Đoàn viên thanh niên và thiếu niên nhi đồng huyện Ngọc Hồi hưởng ứng Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam năm 2024 Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho đoàn viên tại các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2024 Công an giúp dân tìm lại gần 1,2 tỷ đồng vứt nhầm trong thùng rác Nâng cao cảnh giác trước hành vi lợi dụng việc tổ chức “Học kỳ trong Quân đội” để lừa đảo trên địa bàn tỉnh Kon Tum Người lính biên phòng giúp dân vùng biên đuổi nghèo Giới thiệu Thông tư số 03/2023/TT-NHNN quy định ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN Hơn 200 cán bộ chiến sĩ công an Hà Tỉnh hiến máu tình nguyện CSGT nhặt được xấp tiền, trao trả cho người đánh rơi Giới thiệu Thông tư số 02/2023/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

MÔ HÌNH NUÔI TRÙN QUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Tham gia cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp năm 2020 do Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Kon Tum phát động, trong đó có ưu tiên đến lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khi hậu nên em đã mạnh ran tham gia mô hình "Nuôi trùn quế" bảo vệ môi trường -  đó là lời tâm sự của chàng thanh niên A Mưu xã Ngok Réo huyện Đăk Hà tỉnh Kon Tum.

A Mưu cho biết, để có được mô hình "Nuôi giun quế" A Mưu đã kết hợp nuôi bò, gà để có thể thực hiện thành công mô hình này. Có nhiều phương pháp nuôi trùn quế khác nhau: phương pháp ủ nóng, ủ nguội hoặc ủ hỗn hợp. Phân bò hay phân trâu có thể dùng trực tiếp để nuôi trùn nhưng đối với phân heo, thì cần ủ phân trước khi đem cho trùn ăn. Từ việc nuôi trùn quế có thể thu được rất nhiều sản phẩm: trùn quế giống để cung ứng cho các đơn vị nuôi, nguồn phân bón chất lượng cao sau quá trình xử lý của trùn quế, phân bón ép viên để bón cho hoa lan, cây cảnh; trùn quế tươi thương phẩm là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho gà, vịt, ngan, ngỗng hay cá, gà…

Mô hình nuôi trùn quế, Hình minh họa

 

A Mưu còn tận dụng lượng trùn quế nuôi được để nuôi thêm gà chọi và chim bồ câu Pháp. Được nuôi bằng “đặc sản” nên đàn gà phát triển tốt, thịt săn chắc. Vì vậy, nuôi sinh khối trùn đất là một trong những biện pháp cần thiết góp phần cho các hộ nông dân tự tạo thêm thức ăn bổ sung cho chăn nuôi với chất lượng tốt, chi phí thấp, qua đó góp phần hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi, giúp tăng thu nhập cho bà con nông dân, đây là việc làm cấn thiết để đáp ứng phần nào thức ăn bổ sung thiết yếu trong chăn nuôi nông hộ. Tận dụng nguồn thức ăn từ phân bò và phân gà của gia đình và hộ nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn xã để nuôi trùn, không phải lo xử lý ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi, góp phần đảm bảo môi trường trên địa bàn.

Chính thức khởi nghiệp từ tháng 6/2019 với số vốn đầu tư ban đầu có 45 triệu đồng. Hiện nay mô hình "Nuôi trùn quế" của A Mưn đã tạo việc làm ổn định cho 5 lao động chính và thu nhập của bản thân 100 triệu đồng/năm,  mong muốn trong thời gian tới sẽ đàu tư nhiều hơn nữa để có sản phẩm cung ứng ra thi trường./.

CTV Kim Loan - TH


Nguồn: www.tuoitrekontum.org.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: