A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 12/2022

I. Định hướng sinh hoạt chi đoàn trong tháng.

* Thông tin thời sự về tình hình thế giới, trong nước, trong tỉnh; sinh hoạt chính trị, tư tưởng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, địa phương trong tháng…cấp ủy, chi bộ lựa chọn nội dung trong Bản tin Thông báo nội bộ tháng 12/2022 để sinh hoạt. Trong đó, cần tập trung:

1/ Tập trung tuyên truyền đậm nét những kết quả đạt được phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị, đối ngoại của địa phương, đất nước năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. 

2/ Tuyên truyền, phổ biến: Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 06-10-2022 của Bộ Chính trị về “phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Nghị quyết số 17 -NQ/TU, ngày 30-9-2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị 3 tháng cuối năm 2022.

3/ Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về nội dung, giá trị, ý nghĩa của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (theo Chỉ thị 05 và Kết luận 01); tuyên truyền sâu rộng và đậm nét về chuyên đề toàn khoá “về học tập chuyên đề toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc" và chuyên đề riêng của tỉnh "học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về nâng cao trách nhiệm; năng động, sáng tạo; khơi dậy khát vọng xây dựng tỉnh Kon Tum phát triển nhanh và bền vững”; biểu dương, nhân rộng các tập thể, cá nhân điển hình trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; các điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực phát triển kinh tế; xây dựng nông thôn mới; xóa đói giảm nghèo; xây dựng đời sống văn hóa; bảo vệ an ninh Tổ quốc; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

4/ Tăng cường tuyên truyền thông tin đối ngoại; công tác bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo; đấu tranh, phản bác thông tin sai trái, luận điệu xuyên tạc của các phần tử cơ hội và các thế lực thù địch đối với sự nghiệp đổi mới của nước ta. 

5/ Tuyên truyền hướng tới mừng Đảng, mừng Xuân Quý Mão 2023 gắn với tuyên truyền Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", tôn vinh những sản phẩm hàng hoá đạt chất lượng tốt; cảnh giác với các loại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trong dịp Tết (theo Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 19-5-2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dung hàng Việt Nam” trong tình hình mới).

6/ Tiếp tục tuyên truyền kết quả thực hiện các chính sách an sinh xã hội; tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về biến đổi khí hậu, dự báo khí tượng thủy văn và cảnh báo thiên tai; tuyên truyền, vận động để nhân dân hiểu, chấp hành nghiêm các cảnh báo thiên tai và lệnh di dời của cấp có thẩm quyền, đảm bảo hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão, lũ, sạt lở đất...gây ra, nhất là tính mạng, tài sản của nhân dân trong mùa mưa bão (Chỉ thị 29-CT/TW ngày 21-01-2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị "về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 03-6-2013 của BCH Trung ương “về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”; Hướng dẫn số 70-HD/BTGTW, ngày 03-10-2022 của Ban Tuyên giáo Trung ương về “Tuyên truyền an ninh môi trường phục vụ phát triển bền vững đất nước”); công tác đảm bảo an toàn giao thông dịp cuối năm, công tác phòng, chống cháy nổ mùa hanh khô, tăng cường phòng, chống dịch bệnh, nhất là dịch sốt xuất huyết và dịch bệnh COVID-19...

* Các ngày kỷ niệm trong tháng 12:

- 01/12/1958: Kỷ niệm Ngày Quốc tế phòng, chống AIDS.

- 03/12: Ngày Quốc tế Người khuyết tật.

- 06/12/1989: Kỷ niệm Ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

- 19/12/1946: Kỷ niệm Ngày toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.

- 20/12/1960: Kỷ niệm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

- 22/12/1944: Kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

- 22/12/1989: Kỷ niệm Ngày Hội quốc phòng toàn dân.

- 26/12/1997: Kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam.

II. Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Chủ tịch Hồ Chi Minh

1. Chuyên đề toàn khóa (triển khai học tập thường xuyên). (Xem chi tiết tại đây)

2. Chuyên đề năm 2022

- Chuyên đề của TW: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về nêu cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. (Xem chi tiết tại đây)

- Chuyên đề của tỉnh: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về nâng cao trách nhiệm; năng động, sáng tạo; khơi dậy khát vọng xây dựng tỉnh Kon Tum phát triển nhanh và bền vững. (Xem chi tiết tại đây)

III. Thông tin tuyên truyền chuyên đề

1. Chuyên đề 1:. Diễn văn của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Thủ tướng Võ Văn Kiệt (23/11/1922-23/11/2022) tổ chức ở tỉnh Vĩnh Long . (Xem chi tiết tại đây)

2. Chuyên đề 2:  Phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2022. (Xem chi tiết tại đây)

3. Chuyên đề 3: Kỷ niệm Ngày Quốc tế phòng, chống AIDS

  1. Bệnh AIDS là gì?

AIDS là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Acquired Immuno Deficiency Syndrom (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) do virus làm suy giảm miễn dịch ở người (Human Immuno-deficiency Virus –HIV) gây nên.

Virus HIV có thể phá hủy tế bào bảo vệ trong cơ thể con người gọi là CD4 – một tế bào lympho thuộc bạch huyết cầu có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lây nhiễm. Khi HIV phá hủy các tế bào lympho, hệ miễn dịch sẽ yếu đi và người bệnh không còn sức đề kháng chống lại các virus, vi khuẩn và nấm gây bệnh. Do đó bệnh nhân dễ bị một số loại ung thư và nhiễm trùng cơ hội người khỏe mạnh có thể đề kháng được. Khi người bị nhiễm HIV mắc những bệnh nhiễm trùng cơ hội và ung thư này thì sẽ được chẩn đoán là  bị AIDS.

HIV: HIV là gì? Đây là tên gọi của virus gây tổn hại hệ thống miễn dịch của cơ thể chứ không phải là bệnh, thường không biểu hiện triệu chứng và chỉ được phát hiện khi làm xét nghiệm. Người nhiễm HIV nếu không được phát hiện kịp thời và kiểm soát tốt sẽ dễ tiến triển thành bệnh AIDS.

AIDS: Đây là giai đoạn nặng nhất của người bị nhiễm HIV, thường biểu hiện triệu chứng lâm sàng nặng của hội chứng suy giảm miễn dịch. Tuy nhiên, một người bị nhiễm HIV không có nghĩa là sẽ bị AIDS bởi nếu họ kiểm soát tốt sự phát triển của virus thì sẽ không tiến triển thành bệnh AIDS. Một người được chẩn đoán bị AIDS sau khi nhiễm HIV và bị nhiễm trùng cơ hội hoặc mắc ung thư mà những người khỏe mạnh có thể   chống lại được.

SIDA: Nhiều người thường nhầm lẫn giữa SIDA, AIDS và HIV. Vậy SIDA là gì? SIDA (Syndrome d’Immuno Deficience Acquise) chính là bệnh AIDS. Tuy nhiên, SIDA là tên gọi trùng với tên của Tổ chức phát triển quốc tế Thụy Điển SIDA và tên của Tổ chức CIDA (Canada). Vì thế, bệnh SIDA được thống nhất đổi tên là AIDS để tránh nhầm lẫn.

Như vậy, HIV là một loài virus khi xâm nhập vào cơ thể con người thì gọi là người bị nhiễm HIV, và khi virus bắt đầu gây bệnh cho người nhiễm HIV thì được gọi là bệnh AIDS hay là bệnh SIDA (tên gọi trước đây).

Nếu một người bị nhiễm HIV và không được điều trị tốt, virus sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể và tiến triển thành AIDS.

Các triệu chứng của AIDS có thể bao gồm:

  • Sụt cân nhanh chóng.

  • Sốt tái đi tái hoặc đổ mồ hôi về đêm.

  • Mệt mỏi không rõ nguyên nhân.

  • Các tuyến bạch huyết ở nách, háng hoặc cổ xuất hiện những nốt sưng kéo dài.

  • Tiêu chảy kéo dài liên tục trong hơn 1 tuần.

  • Loét miệng, hậu môn hoặc bộ phận sinh dục.

  • Viêm phổi.

  • Xuất hiện các đốm đỏ, nâu, hồng hoặc đỏ tía trên hoặc dưới da, bên trong miệng, mũi hoặc mí mắt.

  • Suy giảm trí nhớ, trầm cảm và các rối loạn thần kinh khác.

  1. Phòng, chống AIDS

Tại Việt Nam, kể từ khi người nhiễm HIV được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1990, đến nay, nước ta đã từng bước kiểm soát được đại dịch. Theo báo cáo của Bộ Y tế, năm 2020 là năm thứ 12 liên tiếp, dịch HIV/AIDS ở Việt Nam được kiểm soát và liên tục đà giảm trên cả 3 tiêu chí, đó là: giảm số người nhiễm mới HIV được phát hiện, giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số người tử vong liên quan đến AIDS. Hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV ngày càng đa dạng và hiệu quả. Đồng thời với việc tiếp tục triển khai cung cấp bơm kim tiêm miễn phí tại 52 tỉnh, phát bao cao su miễn phí tại 55 tỉnh, điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone ở 63 tỉnh/thành phố cho hơn 52.000 bệnh nhân. 03 năm gần đây, đã triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) cho hơn 13.000 người. Hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV được triển khai đa dạng, bảo đảm tính sẵn có và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ cho các nhóm có hành vi nguy cơ cao. Điều trị ARV ngày càng được mở rộng, đạt chất lượng hàng đầu thế giới. Hệ thống các cơ sở điều trị HIV/AIDS đã được thiết lập và mở rộng nhanh chóng để mở rộng độ bao phủ điều trị, tạo điều kiện thuận lợi cho người nhiễm HIV tiếp cận dịch vụ điều trị và duy trì điều trị lâu dài. Một kết quả quan trọng nữa là Việt Nam đã giảm số nhiễm HIV mới, tử vong. Tình hình HIV/AIDS giảm nhanh, ngày càng được kiểm soát tốt, đạt được các chỉ tiêu được giao; được cộng đồng quốc tế đánh gia là điểm sáng về phòng, chống HIV/AIDS.

Nguồn: Báo Người Lao Động

4. Chuyên đề 4: Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị (Xem chi tiết tại đây)

5. Chuyên đề 5; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Kon Tum lần thứ XV (Xem chi tiết tại đây)

6. Chuyên đề 6: Những nội dung cốt lõi của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XII)

Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XII) đã thảo luận và quyết định ban hành những nghị quyết, kết luận rất quan trọng.

Trong đó, có 4 Nghị quyết: Nghị quyết số 18-NQ/TW “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; Nghị quyết số 19-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”; Nghị quyết số 20-NQ/TW về “Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”; Nghị quyết số 21-NQ/TW về “Công tác dân số trong tình hình mới”. Đây là những quyết sách quan trọng của Đảng, đề cập đến nhiều vấn đề rộng lớn, hệ trọng của đất nước, vừa cơ bản, vừa cấp bách và là sự cụ thể hóa các nhiệm vụ trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đề ra.


Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy

Đảng ta đã ban hành và thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiều chủ trương, nghị quyết, kết luận về xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần vào thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổi mới.

Tuy nhiên, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, kém hiệu lực, hiệu quả; chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức còn chồng chéo; cơ cấu bên trong chưa hợp lý. Tổ chức bộ máy của khối Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp công lập chậm được đổi mới. Tổ chức và biên chế ngày càng phình to; số lượng cấp phó, số người được hưởng chế độ “hàm” không hợp lý. Cơ cấu, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn nhiều bất cập; số lao động phục vụ gián tiếp quá nhiều trong khi thiếu nhân lực trực tiếp làm chuyên môn nghiệp vụ. Số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước ở các đơn vị sự nghiệp công và người hoạt động không chuyên trách cấp xã ngày càng nhiều.

Do đó, cần bảo đảm tính đổi mới, tổng thể, hệ thống, đồng bộ, liên thông; kết hợp hài hòa giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển; không nôn nóng từ cực nọ nhảy sang cực kia; gắn đổi mới tổ chức bộ máy với đổi mới phương thức lãnh đạo, với tinh giản biên chế và cải cách tiền lương; xử lý hài hòa mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội.


Các nhiệm vụ và giải pháp đề ra phải phù hợp, khả thi, có lộ trình, bước đi vững chắc, đáp ứng yêu cầu cả trước mắt và lâu dài, góp phần giải quyết những vấn đề thực tế đang đặt ra đối với tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị cũng như các tổ chức cụ thể của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị​ - xã hội, nhất là tổ chức bộ máy bên trong từng cơ quan, đơn vị…


Nâng cao hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập

Đến nay, chưa kể tổ chức, biên chế trong công an, quân đội và khu vực doanh nghiệp nhà nước, cả nước có khoảng 58 nghìn đơn vị sự nghiệp công lập với 2,5 triệu biên chế; giữ vai trò chủ đạo, cung cấp hầu hết dịch vụ sự nghiệp công, liên quan đến mọi người, mọi nhà và toàn xã hội. Việc đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập là hết sức cần thiết, có ý nghĩa chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, nhân văn sâu sắc, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước nhanh và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tại Hội nghị này, Trung ương tập trung phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện tình hình, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; phân tích sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập cũng như đổi mới doanh nghiệp nhà nước, cần được tiến hành đồng bộ, quyết liệt nhưng thận trọng, vững chắc và đặt trong tổng thể tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; sự cần thiết phải đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công (xã hội hóa nhưng không thương mại hóa), phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế. Trong đó, xác định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân; vai trò, vị trí của các đơn vị sự nghiệp công lập trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Từ đó đề ra quan điểm, mục tiêu và định hướng tiếp tục đẩy mạnh đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập gắn với bảo đảm ổn định chính trị, xã hội nói chung và từng ngành, lĩnh vực cụ thể nói riêng.


Nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới

Xuất phát từ tầm quan trọng đặc biệt của công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, ngày 14/01/1993, Ban Chấp hành Trung ương khóa VII đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Năm 2005, Bộ Chính trị khóa IX đã ra Nghị quyết về vấn đề này. Từ đó đến nay, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành 8 chỉ thị, 3 kết luận, 4 thông báo và thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc thực hiện, đạt nhiều kết quả quan trọng. Việt Nam đã được Tổ chức Y tế thế giới đánh giá là điểm sáng về thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân cũng bộc lộ không ít yếu kém, khuyết điểm, để xảy ra một số sự việc, sự cố gây bức xúc xã hội.

Tại Hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương bàn và ra nghị quyết nhằm phát huy những kết quả, thành tích đã đạt được, xác định quan điểm, mục tiêu và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

Về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự hưởng ứng tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn dân; vai trò chủ đạo của các bệnh viện, cơ sở y tế công lập; ý nghĩa, tầm quan trọng của việc vận dụng đúng đắn cơ chế thị trường để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân gắn với bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa... Kết hợp tốt hơn nữa giữa phòng bệnh và chữa bệnh; giữa chăm sóc và bảo vệ; giữa đông y và tây y; giữa y tế cơ sở với y tế các tuyến trên; giữa đầu tư ngân sách nhà nước với tăng cường tự chủ, xã hội hóa; giữa y tế toàn dân với đào tạo các bác sĩ, chuyên gia giỏi, đầu ngành...


Kiểm soát quy mô, nâng cao chất lượng dân số

Trong 25 năm qua, cả nước ta đã kiên trì, kiên quyết thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, mỗi cặp vợ chồng chỉ có 2 con theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII.

Bên cạnh những kết quả, thành tựu đã đạt được vẫn còn không ít những hạn chế, yếu kém, phát sinh những vấn đề mới cần kịp thời có định hướng xử lý. Mức sinh giữa các vùng còn có sự chênh lệch đáng kể. Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh, đã ở mức nghiêm trọng và ngày càng lan rộng. Nước ta đang bước vào thời kỳ “già hóa dân số”, đứng trước nguy cơ “chưa giàu đã già”, bỏ lỡ cơ hội của “thời kỳ dân số vàng”. Quản lý dân số, quản lý di cư, nhất là di cư tự do còn nhiều bất cập. Chất lượng dân số, nhất là chiều cao và thể lực chậm được cải thiện. Tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống còn xảy ra ở một số vùng dân tộc ít người; tỉ lệ người bị khuyết tật trong dân số còn cao...

Trên cơ sở thống nhất nhận định về tình hình, xu thế phát triển trong thời gian tới, Trung ương đi sâu phân tích nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém, rút ra những bài học kinh nghiệm thành công cũng như chưa thành công của công tác dân số ở nước ta và tham khảo kinh nghiệm của thế giới, đề ra quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp phù hợp để nắm bắt thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, làm tốt hơn nữa công tác dân số trong trong tình hình mới.


Đây là những vấn đề quan trọng, tác động trực tiếp đến đời sống của nhân dân, đến đông đảo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cả nước, được xã hội đặc biệt quan tâm và kỳ vọng.

Nguồn: http://huyenuy.namtramy.quangnam.gov.vn/Default.aspx?tabid=1292&Group=206&NID=3872&nhung-noi-dung-cot-loi-cua-cac-nghi-quyet-hoi-nghi-trung-uong-6-khoa-xii

III. Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2022

- Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học

- Dùng văn bằng, chứng chỉ của người khác bị phạt 10-20 triệu đồng

- Viên chức nhiều ngành được bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học

- Bộ Ngoại giao có thêm nhiệm vụ mới

- Quy định về quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại

- Tháng cuối sử dụng Sổ hộ khẩu giấy

Nguồn:

https://vnexpress.net/chinh-sach-noi-bat-co-hieu-luc-tu-thang-12-4542206.html

IV. Các văn bản tuyên truyền

- Công văn số: 1388 – CV/BTGTU, ngày 25/11/2022 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về việc tổ chức tuyên truyền cổ động trực quan về xây dựng phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam. (Xem chi tiết tại đây)

- Công văn số: 11073 – CV/TWĐTN-BTG, ngày 15/11/2022 của Ban Chấp hành TW đoàn về việc tuyên truyền 60 năm Ngày Chiến tháng Ấp Bắc (Xem chi tiết tại đây)

- Công văn số: 11263 – CV/TWĐTN-BTG, ngày 05/12/2022 của Ban Chấp hành TW đoàn về việc tuyên truyền kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Huỳnh Tấn Phát (15/02/1913 – 15/02/2023). (Xem chi tiết tại đây)

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: